Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 7

Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 7

Tuần 7 Tiết Toán:

 Bài 31: Luyện tập

I. Mục tiêu:

- Biết giải bài tập toán về ít hơn, nhiều hơn.BT 2,3,4

II. Đồ dùng dạy học

 - GV: bảng phụ

III. Các hoạt động dạy học.

1. Ổn định tổ chức: HS hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi h/s lên bảng chữa bài 3.

- GV nhận xét cho điểm. Bài 3: Giải:

Số học sinh trai lớp 2A là:

15 - 3 = 12 (học sinh)

Đáp số: 12 học sinh

 

doc 21 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Ngày soạn: Thứ bảy ngày 29 tháng 9 năm 2012
	Ngày giảng: Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012.
Tuần 7 Tiết Toán:
 Bài 31: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài tập toán về ít hơn, nhiều hơn.BT 2,3,4
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
ổn định tổ chức: HS hát
 Kiểm tra bài cũ:
- Gọi h/s lên bảng chữa bài 3.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 3: Giải:
Số học sinh trai lớp 2A là:
15 - 3 = 12 (học sinh)
Đáp số: 12 học sinh 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu phép cộng 38+25:
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
- 2 HS nhìn tóm tắt đặt đề toán.
- Gọi h/s nêu đề bài dựa vào tóm tắt.
- Thực hiện phép tính gì?
- YC h/s làm bài.
+ HS hiểu em kém anh 5 tuổi tức là "Em ít hơn anh 5 tuổi".
Bài giải:
Tuổi em là:
16 - 5 = 11 (tuổi)
Đáp số: 11 tuổi
Bài 3: Gọi 2 HS nhìn tóm tắt đọc đề bài.
- HD h/s làm bài.
+ Quan hệ "ngược" với bài 2.
Anh hơn em 5 tuổi. 
- HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
Bài giải:
Tuổi anh là:
11 + 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi
Bài 4: YC quan sát SGK.
 - HS quan sát SGK.
- Gọi 1 em đọc đề bài.
- Tìm toà nhà số 2 bao nhiêu tầng thế nào?
- YC h/s làm bài. 
- Chấm chữa bài.
 - HS đọc bài.
 	Bài giải:
Toà nhà thứ hai có số tầng là:
16 - 4 = 12 (tầng)
Đáp số: 12 tầng
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn h/s xem lại bài,chuẩn bị bài sau.
 Tuần 7 Tiết Tiếng Việt Lớp 5A
Bài 7 Ôn Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng âm
I.Mục tiêu:Giúp HS :
- Ôn lại khái niệm từ đồng âm.
- HS tìm được từ đồng âm trong đoạn văn. Biết phân biệt nghĩa của tù đồng âm. Biết đặt câu với từ đồng âm.
-GD học sinh có ý thức trau dồi vốn từ của Tiếng việt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Hệ thống bài tập
 III. Hoạt động dạy học:
	1.ổn định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 Gọi hs nêu khái niệm từ đồng âm
	3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: Đọc các cụm từ sau đây, chú ý từ in nghiêng
a.Đặt sách lên bàn
b.Trong hiệp 2, Rô- nan- đi- nhô ghi được một bàn
c.Cứ thế mà làm, không cần bàn nữa.
Nghĩa của từ bàn được nói tới dưới đây phù hợp với nghĩa của từ bàn trong cụm từ nào, câu nào ở trên?
-Lần tính được thua ( trong môn bóng đá)
-Trao đổi ý kiến.
-Đồ dùng có mặt phẳng, có chân, dùng để làm việc.
Nhận xét, đánh giá, chốt bài đúng
Bài 2: Phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong các cụm từ sau:
a.đâụ tương- đất lành chim đậu- thi đậu
b.bò kéo xe- hai bò gạo - cua bò lổm ngổm
c.cái kim sợi chỉ- chiếu chỉ - chỉ đường -một chỉ vàng
+ Nhận xét bổ sung
Bài 3: Đọc các cụm từ sau, chú ý các từ in đậm:
a.Sao trên trời có khi mờ khi tỏ.
b.Sao lá đơn này thành ba bản.
c.Sao tẩm chè.
d.Sao ngồi lâu thế?
e.Đồng lúa mượt mà sao!
Nghĩa của từ sao nào được nói tới dưới đây phù hợp với từ sao trong cụm từ nào, câu nào ở trên?
-Chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng bản chính,
-Tẩm một chất nào đó rồi sấy khô.
-Nêu thắc mắc, không biết rõ nguyên nhân.
-Nhấn mạnh mức độ làm ngạc nhiên, thán phục.
-Các thiên thể trong vũ trụ.
Chấm, chữa bài
Bài 5: Viết lại cho rõ nội dung từng câu dưới đây ( có thể thêm một vài từ)
+Vôi tôi tôi tôi.
+Trứng bác bác bác.
b.mỗi câu dưới đây có mấy cách hiểu? Hãy diễn đạt lại cho rõ nghĩa từng cách hiểu ấy ( có thể thêm một vài từ):
-Mời các anh chị ngồi vào bàn.
-Đem cá về kho!
+ Nhận xét, đánh giá
	4. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét giờ
Vài hs nêu
đọc đề
Trao đổi theo cặp để tìm nghĩa của các từ bàn cho phù hợp
Báo cáo kết quả
Phân biệt nghĩa theo nhóm
Báo cáo kết quả: 
đậu(1): DT, chỉ một loại đỗ
đậu(2): ĐT chỉ hoạt động của chim
đậu (3): ĐT chỉ việc thi đỗ...
Đọc đề, phân tích mẫu
Làm bài vào vở.
Đọc đề, nêu nghĩa của các câu văn và nêu cách thêm:
-Vôi của tôi thì tôi tôi lấy
-Trứng của bác thì bác tự bác
-Vài em nêu ý hiểu của mình
Tuần 7 Tiết Tập đọc
Bài 19+20:Người thầy cũ
I.Mục tiêu:
-ẹoùc ủuựng, roừ raứng toaứn baứi ; bieỏt ngaột nghổ hụi sau caực daỏu caõu ; bieỏt ủoùc roừ lụứi caực nhaõn vaọt trong baứi.
-Hieồu noọi dung : Ngửụứi thaày thaọt ủaựng kớnh troùng, tỡnh caỷm thaày troứ thaọt ủeùp ủeừ. (traỷ lụứi ủửụùc caực caõu hoỷi trong SGK).
- GDKNS: + Xác định giá trị: tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ
	 + Tự nhận thức về bản thân: Biết vâng lời, kinh trong thầy cô giáo.
 + Lắng nghe tích cực: Biết lắng nghi những lời dạy bảo của thầy cô.
- Giaựo duùc hoùc sinh bieỏt yeõu quyự thaày coõ giaựo.
II. Đồ dùng dạy học.
-GV : Tranh minh hoạ BTĐ.
III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1:
	1.ổn định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài.
-2 h/s đọc bài: Ngôi trường mới.
- GV nhận xét cho điểm.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài chủ điểm:Khám phá
- GV giới thiệu chủ điểm.
- HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và truyện đọc tuần đầu.
b. Luyện đọc: Kết nối
a. GV đọc mẫu toàn bài:
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
- Chú ý đọc đúng các từ ngữ.
- HS chú ý nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Phát âm đúng: Cổng trường, xuất hiện, lớp, lễ phép, lúc ấy, mắc lỗi.
- Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS đọc trên bảng phụ.
- Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ một số câu.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trước lớp.
- Giảng các từ ngữ mới.
+ Xúc động, hình phạt (SGK)
+ Lễ phép: Có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
GV tới các nhóm HD h/s yếu.
- HS đọc theo nhóm .
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đại diện các nhóm thi đọc .
- Đọc ĐT (Đoạn 3).
- HS đọc đồng thanh.
Tiết 2:
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1: Gọi 1 HS đọc.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- Bố Dũng đến trường làm gì ?
- Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường ?
- Tìm gặp lại thầy giáo cũ.
- Vì bố vừa nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay (vì bố đi công tác, chỉ rẽ qua thăm thầy được một lúc/vì bố là bộ đội, đóng quân ở xa, ít được ở nhà.
Câu hỏi 2: Gọi 1 HS đọc.
HS đọc thầm trả lời.
- Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào ?
- Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu lễ phép chào thầy.
Câu hỏi 3: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 2.
- Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy ?
- Kỉ niệm thời đi học có lần trèo qua cửa sổ, thầy chỉ bảo ban, nhắc nhở không phạt.
Câu hỏi 4: (1 HS đọc)
- Lớp đọc thầm đoạn 3
- Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?
-> ND bài?
- Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố vẫn tự nhận đó là hình phạt để ghi nhớ mãi và không bao giờ mắc lỗi.
- HS nêu ND.
d. Luyện đọc lại.Thực hành
- HD đọc phân vai.(Không bắt buộc h/s yếu)
- HS luyện đọc theo vai .
- GV theo dõi nhắc nhở.
- Người dẫn chuyện, chú bộ đội, thầy giáo, Dũng.
	4. Củng cố dặn dò:
- Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?
- HS nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy giáo.
- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét giờ học,dặn chuẩn bị kể chuyện .
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 29 tháng 9 năm 2012
Ngày giảng: Thứ ba ngày 1 tháng 10 năm 2012.
Tuần 7 Tiết Toán:
Bài 32: Ki- lô -gam
I. Mục tiêu:
- Biết về nặng hơn, nhẹ hơn. giữa hai sự vật.
- Biết Ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng, biết đọc, biết viết tên gọi và kí hiệu của kg.
- Biết dùng cân đĩa, thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ với các số kèm theo đơn vị kg.BT 1,2
II. Đồ dùng dạy học:
- Cân đĩa với quả cân 1kg, 2kg, 5kg.
- 1 số đồ vật túi gạo, đường 1 kg, 1 quyển sách, 1 quyển vở.
III. Các hoạt động dạy học:
	1.ổn định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên giải bài 3 (31).
 - GV nhận xét cho điểm.
Bài giải:
Tuổi của anh là:
11+ 5 = 16 (tuổi)
Đáp số: 16 tuổi.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn.
- HS tay phải cầm 1 quyển vở, tay trái cầm 1 quyển vở,nhận xét quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn ?
- Yêu cầu HS lần lượt nhấc quả cân 1kg lên sau đó nhấc 1 quyển vở lên .
- Vật nào nặng hơn ? Vật nào nhẹ hơn?
- Quả cân nặng hơn, quyển vở nhẹ hơn.
- Gọi vài em lên làm thử như vậy.
- HS thực hiện.
+ GV: Trong thực tế có vật "nặng hơn" hoặc "nhẹ hơn" vật khác. Muốn biết vật nặng, nhẹ thế nào ta phải cân vật đó.
c. Giới thiệu các cân đĩa và cách cân đồ vật.
 - HS quan sát.
- Cho HS quan sát cân đĩa thật và giới thiệu.
- Cân xem vật nào nhẹ hơn, nặng hơn.
- Cho HS nhìn kim đồng hồ chỉ điểm chính giữa.
- Cân thăng bằng "gói kẹo bằng gói bánh.
- Nếu cân nghiêng về phía gói bánh ta nói.
- Gói bánh nặng hơn gói kẹo hay gói kẹo nhẹ hơn gói bánh.
d. Giới thiệu kg, quả cân kg.
- Cân các vật để xem mức độ nặng nhẹ thế nào ta dùng đơn vị kg.
- HS đọc:
- Giới thiệu tiếp quả cân 1 kg, 2kg, 5kg. 
- Kilôgam viết tắt là: kg.
- Viết bảng con kilôgam: kg. 
- Gọi HS đọc,YC viết.
Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu HS xem hình vẽ để tập đọc, viết tên đơn vị kg. Sau đó HS điền vào chỗ chấm.
 - GV nhận xét.
-HS quan sát đọc:
- Quả bí ngô cân nặng 3kg.
- Quả cân cân nặng 5kg.
Bài 2: Tính.
- Gọi HS lên bảng làm .
- HS làm bài.
+ Lưu ý: Viết tên đơn vị ở kết quả .
1kg + 2kg = 3kg
- GV theo dõi nhắc nhở.
6kg + 20kg = 26kg
47kg + 12kg = 59kg
10kg - 5kg = 10kg
24kg - 13kg = 11kg
- Nhận xét chữa bài.
35kg - 25kg = 10kg
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn h/s về ôn bài,tập cân.
-----------------------------------------------------
Tuần 7 Tiết Kể chuyện:
Bài 7: Người thầy cũ
I. Mục tiêu:
- Xỏc định được 3 nhõn vật trong cõu chuyện: chỳ bộ đội, thầy giỏo và Dũng.
- Kể nối tiếp được từng đoạn của cõu chuyện.
* Kể lại được toàn bộ cõu chuyện ; phõn vai dựng lại đoạn 2 của cõu chuyện
II. Đồ dùng dạy học:
-GV: Chuẩn bị: (mũ bộ đội, Cra-vát) đóng vai.
III. Hoạt động dạy học
	1.ổn định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 em dung lại câu chuyệnMẩu giấy vụn.
- GV nhận xét cho điểm.
- HS dựng lại câu chuyện.
	3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
 - GV nêu mục tiêu giờ học.
b. Hướng dẫn kể chuyện:
* Nêu tên nhân vật trong câu chuyện.
- Câu chuyện người thầy cũ có những nhân vật nào ?
- Dũng, chú Khánh (bố Dũng) , thầy giáo.
* Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Hướng dẫn HS kể.
HS theo dõi.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
- GV theo dõi nhắc nhở tới các nhóm.
- Nhóm 3 tập kể chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- GV cùng lớp theo dõi nhận xét rút kinh nghiệm.
- Đại diện các  ... n định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS viết bảng con.
HS viết :- Chữ hoa: Đ
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng.
Đọc từ viết bảng con chữ : Đẹp 
 - Gv nhận xét.
	3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu yêu cầu.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa:
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ E.
- GV giới thiệu chữ mẫu.
- HS quan sát, nhận xét.
- Chữ E cao mấy li ?
- 5 li.
- Gồm mấy nét là những nét nào ?
- Gồm 3 nét cơ bản (1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền với nhau, tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
- Hướng dẫn cách viết.
- Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong (gần giống như ở chữ C hoa) nhưng hẹp hơn rồi chuyển hướng viết tiếp 2 nét cong trái tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở giữa thân chữ, phần cuối nét cong trái thạo thành vòng soắn to ở đầu chữ và vòng soắn nhỏ ở giữa thân chữ phần cuối nét cong trái thứ hai lượn lên ĐK3 rồi lượn xuống DB ở ĐK2.
- Chữ Ê như chữ E thêm dấu mũ nằm trên đầu chữ E.
- HS theo dõi.
- GV viết mẫu chữ E, Ê hoa lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- HS quan sát theo dõi GV viết . 
- Hướng dẫn viết bảng con.
- HS viết bảng con E, Ê (2 lượt)
* Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
- 1 HS đọc cụm từ ứng dụng: Em yêu trường em.
- Nêu những hành động cụ thể nói lên tình cảm yêu quý ngôi trường ?
- Chăm học, giữ gìn và bảo vệ những đồ vật, cây cối trong trường chăm sóc vườn hoa, giữ vệ sinh sạch sẽ khu trường.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
- HS quan sát nhận xét.
- Những chữ nào có độ cao 1 li ?
- m, ê, u, ư, ơ, e, r
- Những chữ nào có độ cao 1,25 li ?
- r
- Những chữ nào có độ cao 1,5 li ?
- t
- Những chữ nào có độ cao 2,5 li ?
- E, y, g
- Dấu huyền đặt ở đâu?
- HS phát biểu.
- Giáo viên viết mẫu từ .
- HS quan sát.
- HS tập viết bảng con.
* HS viết vở tập viết: 
- HS viết vở tập viết.
- Gọi học sinh nêu yêu cầu viết.
-Yêu cầu viết bài.
- 1 dòng 2 chữ: E, ê cỡ vừa (5li) 1 dòng chữ e và 1 dòng chữ cái ê cỡ nhỏ (cao 2,5li).
- 1 dòng chữ em cỡ vừa, 1 dòng chữ em cỡ nhỏ.
- 2 dòng ứng dụng cỡ nhỏ: Em yêu trường em.
* Chấm, chữa bài:
- GV chấm 5, 7 bài nhận xét.
	4. Củng cố dặn dò:
- Về nhà luyện viết.
- Nhận xét chung tiết học.
 -------------------------------------------------------------
Ngày soạn: Thứ bảy ngày 29 tháng 9 năm 2012
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 5 tháng 10 năm 2012.
Tuần 7 Tiết Toán:
Bài 35: 26+5
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng dạng 26+5 (cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5
-Biết giải toán đơn giản về nhiều hơn 
- Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng. Bài 1 (dòng 1), bài 3, bài 4
II. Đồ dùng:
- GV: 2 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.
III. Các hoạt động dạy học:
	1.ổn định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc bảng 6 cộng với một số?
- GV nhận xét cho điểm.
- 2 HS đọc,1 h/s lên bảng: Đặt tính và tính 6+9; 6+7
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu phép cộng 26+5:
- GV nêu bài tập: Có 26 que tính thêm 5 que tính. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? 
 YC h/s thao tác trên que tính.
- HS thao tác trên que tính để tìm kết quả 6 que tính với 5 que tính thành 11 que tính (bó được 1 chục và 1 que tính).
- 2 chục que tính thêm 1 chục là 3 chục que tính.
- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính.
Vậy 26 + 5 = 31
 - Nêu lại cách thực hiện phép tính cột dọc?
26
- 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
+5
31
b. Thực hành:
Bài 1: Tính.
- Dòng 1 HS làm bảng con.
- Dòng 2 lên bảng lớp làm nháp.
- Viết các chữ số thẳng cột, đơn vị với đơn vị, chục với chục.
16
36
47
56
+ 4
+ 6
 + 7
 + 8
20
42
54
64
Bài 3:
- HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì?Hỏi gì?
Tóm tắt:
- Thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu h/s làm bài.
Tháng trước : 10 điểm
Tháng này nhiều hơn T T : 10 điểm
Tháng này : điểm ?
Bài giải:
Số điểm mười trong tháng này là:
16 + 5 = 21 (điểm mười)
- GV chấm chữa bài.
Đáp số: 21 điểm mười
Bài 4: Gọi HS đọc đề bài .
- YC đo trả lời câu hỏi.
HS đọc đầu bài.
- Đo đoạn thẳng rồi trả lời.
- Đoạn thẳng AB dài 7cm.
- Đoạn thẳng BC dài 5cm.
- Nhận xét .
- Đoạn thẳng AC dài 12cm.
	4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
Tuần 7 Tiết Chính tả:(Nghe viết)
Bài 14:Cô giáo lớp em
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chớnh xỏc bài chớnh tả, trỡnh bày đỳng hai khổ thơ đầu của bài Cụ giỏo lớp em.
- Làm được cỏc bài tập 2 ; bài tập 3 a,b.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ BT2, BT3(a).
III.Các hoạt động dạy học:
	1.ổn định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS viết bảng lớp, bảng con..
- Lớp viết bảng con,bảng lớp: huy hiệu, vui vẻ, con trăn, cái chăn.
	3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
 - Nêu mục tiêu yêu cầu.
b. Hướng dẫn nghe - viết:
* GV đọc bài viết.
- 1, 2 HS đọc lại.
- Khi cô dạy viết, gió và nắng thế nào ?
- Gió đưa thoảng hương nhài, nắng ghé vào cửa lớp xem các bạn học bài.
- Câu thơ nào cho thấy bạn HS rất thích điểm mười cô cho ?
- Yêu thương em ngắm mãi những điểm mười cô cho.
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
- 5 chữ
- Các chữ đầu dòng thơ viết thế nào?
- Viết hoa, cách lề 3 ô.
* Luyện viết chữ khó vào bảng con.
- GV nhận xét sửa sai.
- Lớp, lời, dạy, giảng, trang
* GV đọc, HS viết bài vào vở.
- GV theo dõi nhắc nhở h/s viết yếu.
- HS lấy vở viết bài .
*Chấm chữa bài. 
 - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi .
 - GV thu 5-7 bài chấm điểm.
- HS đổi vở soát lỗi .
c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Tìm tiếng và từ ngữ thích hợp mới mỗi ô trống trong bảng ? Tiếng có âm đầu v, vần ui thanh ngang là tiếng gì ?
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vở.
vui
- Từ có tiếng vui là từ nào ?
- Vui, vui vẻ, vui vầy, yên vui, vui thích, vui xướng, vui mừng.
- HD tìm các tự còn lại.
- Thuỷ, tàu thuỷ, thuỷ chiến
- núi, núi non, núi đá
- luỹ, chiến luỹ, tích luỹ.
Bài 3:(a) Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- Hướng dẫn HS làm phần a .
- GV chấm vở bài tập.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở,lên bảng chữa bài.
- Từ cần điển:tre,che, trăng, trắng.
	4. Củng cố dặn dò.
- Về nhà viết lại cho đúng những lỗi chính tả viết sai ở lớp.
- Nhận xét chung giờ học,dặn chuẩn bị bài sau.
Tuần 7 Tiết Tập làm văn
Bài 7: Kể ngắn theo tranh Luyện tập về thời khoá biểu
I. Mục tiêu:
- Dựa vào 4 tranh minh hoạ, kể được một cõu chuyện ngắn cú tờn Bỳt của cụ giỏo.
- Dựa vào thời khoỏ biểu ngày hụm sau của lớp để trả lời cỏc cõu hỏi của bài tập 3. 
 - GDKNS: +Thể hiện sự tự tin khi tham gia các hoạt động học tập:kể được 1 câu chuyện đơn giản có tên bút của cô giáo.
 + Lắng nghe tích cực: Lắng nghe các bạn kể chuện
 + Quản lí thời gian:Làm việc theo thời gian biểu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ, giấy khổ to các nhóm viết thời khoá biểu (BT2).
III. Các hoạt động dạy học
	1.ổn định tổ chức: HS hát
	2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS làm lại BT2 (T6); 2, 3 HS đọc truyện.
- HS thực hiện.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu yêu cầu giờ học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: (Miệng)Dựa vào tranh hãy kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- YC HS quan sát tranh.
- Kể nội dung tranh (đặt tên 2 bạn trong tranh).
- Tranh vẽ 2 bạn HS đang làm gì ?
- Giờ tiếng việt, 2 bạn HS chuẩn bị viết bài/ Tường và Vân đang chuẩn bị làm bài.
- Bạn trai nói gì ?
- Tớ quên không mang bút.
- Bạn kia trả lời ra sao ?
- Tớ chỉ có một cái bút.
- 2, 3 HS kể hoàn chỉnh tranh 1.
- Tranh 2 vẽ cảnh gì ?
- Cô giáo đến đưa bút cho bạn trai.
- Bạn nói gì với cô ?
- Cảm ơn cô giáo ạ !
- Tranh 3 vẽ cảnh gì ?
- 2 bạn đang chăm chú viết bài.
- Tranh 4 vẽ cảnh gì ?
Bạn HS nhận được điểm 10 bài viết bạn về khoe với bố mẹ. Bạn nói nhờ có bút của cô giáo, con viết bài được điểm 10.
- Mẹ bạn nói gì ?
- Mẹ bạn mỉm cười nói: Mẹ rất vui vì con được điểm 10 vì con biết ơn cô giáo.
- HS kể toàn bộ câu chuyện theo thứ tự 4 tranh.
- HS kể (nhận xét).
Bài 2: Viết lại thơi khoá biểu ngày hôm sau.
- HS mở thời khoá biểu lớp.
- HD học sinh làm.
- 1 HS đọc thời khoá biểu hôm sau của lớp. 
- YC HS viết lại thời khoá biểu hôm sau vào vở.
- Cho 3 HS lên viết (theo ngày).
- Lớp viết vào vở.
- Kiểm tra 5-7 học sinh.
Bài 3: (Miệng)Dựa vào thời khoá biểu ở bài tập 2 , trả lời câu hỏi.(Không bắt buộc)
HS đọc yêu cầu.
- Ngày mai có mấy tiết ?
 - HS dựa vào thời khoá biểu đã viết.
- Đó là những tiết gì ?
- HS nêu câu trả lời.
- Em cần mang những quyển sách gì đến trường ?
- Nhận xét.
	4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo.
- Nhận xét, tiết học.
 --------------------------------------------------------- 
 Sinh hoạt lớp
Nhận xét trong tuần 7
I. Mục tiêu: GVCN giúp HS và tập thể lớp : 
- Thấy được các ưu điểm tồn tại của các hoạt động trong tuần .
- Biêt thảo luận tìm ra biện pháp , phương hướng khắc phục những hạn chế , khó khăn và tồn tại .
- Có ý thức trung thực phê và tự phê bình nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, tiến bộ , ngoan ngoãn và tự quản . 
II. Chuẩn bị :
 - Lớp trưởng và các tổ trưởng tổng hợp sơ kết tuần .
III . Các hoạt động dạy học :
 1 . ổn định tổ chức : Văn nghệ tổ đầu giờ 3 tổ / 3tiết mục 
 2 . Kiểm tra bài cũ : - Xem xét sự chuẩn bị của HS .
- GV và tập thể lớp kiểm tra sự tiến bộ của các trường hợp vi phạm tuần trước .
- GV động viên kịp thời các HS có tiến bộ 
 3 . Tiến hành buổi sơ kết :
a) Lớp trưởng điều khiển cấc tổ báo cáo hoạt động của tổ trong tuần .
 - Tập thể lớp góp ý bổ sung cho các tổ
Lớp nghe báo cáo sơ kết của lớp và thống nhất đề nghị tuyên dương nhắc nhở trước cờ (nếu có ) 
Sơ kết :
- Đạo đức : ......
..
- Học tập : .......
..
 - Nề nếp ; Chuyên cần.....
..
- Các hoạt động tự quản : 
..
- Các hoạt động ngoài giờ ..thể dục - vệ sinh : 
.
- Đề nghị : + Tuyên dương :...,
..
 + Nhắc nhở :.
..
 - Lấy biểu quyết bằng giơ tay.
c ) Lớp thảo luận và thống nhất biện pháp giáo dục các trường hợp vi phạm nội quy ( nếu có ) 
d ) Lớp bình xét xếp loại thi đua hàng tuần hoặc tháng .
4. Phương hướng : 
 -Lớp thảo luận, thống nhất phương hướng cho tuần sau.
5. Dặn dò : * GVCN: 
 - Đánh giá nhận xét chung về giờ học . 
 - Đánh giá nhận xét chung về các hoạt động trong tuần của lớp . 
 - GV : Biểu dương , khen ngợi (nếu có ) trước lớp .
 - GV rút kinh nghiệm cho bộ máy tự quản của lớp 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc