Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 6 năm 2013

Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 6 năm 2013

TUẦN 6

 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013

 TẬP ĐỌC - Tiết 16- 17 - Sgk/ 48

MẨU GIẤY VỤN

Thời gian dự kiến: 70 phút

A-Mục tiêu:

- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc r lời nhn vật trong bi.

- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp (trả lời CH 1, 2, 3).

* - Tự nhận thức về bản thn

 - Xác định giá trị - Ra quyết định

B--Đồ dùng dạy học:

GV: Tranh, bảng cài, bút dạ.

HS: SGK

C- Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Mục lục sách

- HS đọc bài & TL câu hỏi trong SGK

- GV nhận xét và cho điểm

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2, kì I - Tuần số 6 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 
 Thứ hai ngày 30 tháng 9 năm 2013
 TẬP ĐỌC - Tiết 16- 17 - Sgk/ 48
MẨU GIẤY VỤN
Thời gian dự kiến: 70 phút
A-Mục tiêu:
- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài. Biết nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ý nghĩa: Phải giữ gìn trường lớp luơn sạch đẹp (trả lời CH 1, 2, 3).
* - Tự nhận thức về bản thân
 - Xác định giá trị - Ra quyết định 
B--Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, bảng cài, bút dạ.
HS: SGK
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Mục lục sách 
- HS đọc bài & TL câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Luyện đọc 
- GV đọc mẫu lần 1
- Học sinh đọc nối tiếp từng câu, kết hợp rèn đọc từ khó
- GV yêu cầu học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK
- Gv nxét hướng dẫn học sinh cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm 
- Đọc đồng thanh cả bài
Tiết 2
v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- HD hs đọc thầm từng đoạn & TLCH SGK
1/ Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không? ( Mẫu giấy vụn nằm ngay ở giữa lối ra vào, rất dễ thấy ) => Xác định mẫu giấy nằm ngay ở giữa lối ra vào
2/ Cô yêu cầu cả lớp làm gì? ( Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì )
3/ Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì? ( Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác! )
* Ý nghĩ của bạn gái thấy mẩu giấy vụn nằm rất chướng giữa lối đi của lớp học rất rộng rãi và sạch sẽ đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác => Ý thức của mọi người
* Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở hs điều gì? ( Phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp... ). 
Muốn trường lớp sạch đẹp , mỗi hs đều có ý thức giữ vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp
* Tích hợp BVMT: GD cho hs ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp
v Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu lần 2
- Tổ chức cho hs đọc bài theo phân vai. Bình chọn nhóm đọc hay
- Gv nxét – T/dương 
v Hoạt động 5: Củng cố
- HS đọc toàn bài.
- Em có thích bạn HS nữ trong truyện này không? Hãy giải thích vì sao?
- Nhận xét – dặn dò 
D-Phần bổ sung:....................................................................................................................................
TOÁN - Tiết 26 - Sgk/ 26
7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 + 5, lập được bảng 7 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính chất giao hốn của phép cộng.
- Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Que tính, bảng cài, bảng phụ
HS: SGK, vở, bảng con
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Luyện tập
- GV cho HS lên bảng làm bài 3/ 25
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 7 + 5
- Có 7 que tính, lấy thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả mấy que tính.
- GV chốt bằng que tính: Đính trên bảng 7 que tính sau đính thêm 5 que tính nữa. GV gộp 7 que tính với 3 que tính để có 1 chục (1 bó) que tính. Vậy 7 + 5 = 12
- GV nhận xét
- GV yêu cầu HS lập bảng cộng dạng 7 cộng với 1 số.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 cộng 5. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng
- Nêu yêu cầu đề bài? Cả lớp làm bài vào vở
- Gọi hs nêu kết quả, nhận xét. Yêu cầu 1 hs nêu lại cách tính dạng: 7 cộng với một số
Bài 2: Biết cách thực hiện phép cộng dạng 7 cộng 5, lập được bảng 7 cộng với một số.
- Nêu yêu cầu? Cả lớp làm bảng con 2 bài đầu, nhận xét
- 3 bài còn lại làm vào vở, gọi hs lên bảng tính. Nhận xét, chữa bài.
Đổi vở chấm chéo. Gv nxét 
Bài 4: Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về nhiều hơn.
- Đề bài cho gì? Đề bài hỏi gì? - Tìm tuổi anh ta phải làm ntn?
- Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải. Nhận xét sửa bài 2
v Hoạt động 4: Củng cố
- GV cho HS thi đua điền dấu +, - vào phép tính.
- Nhận xét – dặn dò: Bài tập về nhà: Bài 3, 5/ 26
D-Phần bổ sung:....................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC - Tiết 6 - 
GỌN GÀNG, NGĂN NẮP ( T2 )
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết cần phải giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi như thế nào.
- Nêu được lợi ích của việc giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
- Thực hiện giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Nội dung kịch bản, bảng phụ chép ghi nhớ.
HS: SGK
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Gọn gàng, ngăn nắp.
- GV cho HS quan sát tranh BT2 và hỏi:
+ Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? + Tại sao phải sắp xếp gọn gàng lại?
- GV nhận xét và đánh giá
v Hoạt động 2: Đóng vai theo các tình huống
Ÿ Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng , ngăn nắp
- Gv chia nhóm giao t/huống (VBT)
* GV kết luận: Em nên cùng mọi người giữ gọn gàng, ngăn nắp nơi ở của mình 
v Hoạt động 3: Tự liên hệ
Ÿ Mục tiêu: Kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi
- Y/c hs giơ tay theo 3 mức độ
- Gv đếm số hs theo mỗi mức độ 
- Gv ghi lên bảng số liệu vừa thu được 
- Y/c hs so sánh số liệu giữa các nhóm 
- Gv t/dương, nhắc nhở, động viên
- Gv đánh giá tình hình giữ gọn gàng ngăn nắp của hs ở nhà & ở trường 
* GV kết luận chung: Sống gọn gàng ngăn nắp sẽ làm cho nhà cửa sạch, đẹp. Người sống gọn gàng, ngăn nắp luôn được mọi người yêu mến
v Hoạt động 4: Củng cố
- Vì sao chúng ta cần phải sống gọn gàng, ngăn nắp ?
- Nhận xét – dặn dò: 
D-Phần bổ sung:....................................................................................................................................
Thứ ba ngày 01 tháng 10 năm 2013
	 THỂ DỤC - Tiết 11 - Sgv/ 49
ÔN 5 ĐỘNG TÁC BÀI THỂ DỤC
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Muc tiêu:
- Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trị chơi.
B- Đồ dùng dạy học:
- Sân tập dọn vệ sinh sạch sẽ, an toàn.
- GV chuẩn bị 1 cái còi.
C- Các hoạt động dạy học:
I/ Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài.
- Khởi động:
* Chạy nhẹ nhàng, xoay cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông
Giậm chân tại chỗ theo nhịp.
II/ Phần cơ bản:
1) Ôn 5 động tác : vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
Gv gọi một vài em lên kiểm tra các động tác đã học cò sự nhận xét của hs và gv
2) Trò chơi : "Kéo cưa lừa xẻ”
HS tham gia chơi.
III/ Phần kết thúc:
- Thả lỏng
- Nhận xét
- Dặn dò
- Xuống lớp
D-Phần bổ sung:...................................................................................................................................
KỂ CHUYỆN - Tiết 6 - Sgk/ 49
MẨU GIẤY VỤN
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện Mẩu giấy vụn.
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh, vật dụng sắm vai.
HS: SGK.
C-Tiến trình dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Chiếc bút mực
- 2 HS kể lại chuyện
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Tập kể lại đoạn mở đầu.
Ÿ Mục tiêu: Kể được đoạn mở đầu theo tranh.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và kể lại đoạn mở đầu.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 3: Tập kể từng đoạn theo tranh. 
Ÿ Mục tiêu: Kể từng đoạn theo tranh.
- Hs kể - GV nhận xét, tuyên dương
v Hoạt động 4: Dựng lại câu chuyện theo vai.
Ÿ Mục tiêu: Kể chuyện theo vai
- GV cho HS nhận vai theo nhóm. Lần lượt các nhóm kể
- Gv nxét, bình chọn nhóm kể hay- tuyên dương 
* Tích hợp BVMT: GD hs có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp
v Hoạt động 5: Củng cố
- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét – dặn dò: 
D-Phần bổ sung:....................................................................................................................................
TOÁN - Tiết 27 - Sgk/ 27 
47 + 5
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.
- Biết giải bài tốn về nhiều hơn theo tĩm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 3
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Bộ thực hành Toán: Que tính; Bảng cài; Bảng: Đ, S.
HS: SGK, que tính, vở
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: 7 cộng với một số
- Gọi hs lên làm bài: 3; 5/ 26. Kiểm tra vở toán nhà
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 47 +5 
Ÿ Mục tiêu: Biết cách thực hiện phép cộng 47 +5 (cộng qua 10 ở hàng chục)
- GV nêu đề toán: Có 47 que tính thêm 5 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính? - GV nhận xét. - GV chốt - H/ dẫn hs cách đặt tính. Nêu cách tính như SGK 	
v Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+5.
- Nêu yêu cầu bài 1, lần lượt cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi hs lên bảng tính, nhận xét sửa sai. Đổi vở chấm chéo
- GV theo dõi hướng dẫn
Bài 3: Biết giải bài tốn về nhiều hơn theo tĩm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Gv treo bảng phụ tóm tắt bài toán. Gv giúp hs nắm y/c.
- Cả lớp giải bài vào vở. Gọi hs lên bảng giải
- Nhận xét chữa bài
v Hoạt động 4: Củng cố
- GV cho HS tham  ... hần bổ sung:....................................................................................................................................
TOÁN - Tiết 29 - Sgk/ 29 
LUYỆN TẬP
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Thuộc bảng 7 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25.
- Biết giải bài tốn theo tĩm tắt với một phép cộng.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2 (cột 1, 3, 4), bài 3, bài 4 (dịng 2)
B- Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, Bảng cài và bộ thực hành Toán, Bảng phụ, bút dạ.
HS: Bảng con, SGK, Vở 
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: 47 + 25
- Gọi hs làm bài 1 ( cột 4, 5 ); bài 2c; bài 4/ 28
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
Bài 1: Thuộc bảng 7 cộng với một số.
- Hs làm bài, nêu kết quả. Gv nxét
- Đổi vở chấm chéo
Bài 2: ( cột 1, 3, 4 ) Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25.
- Làm bài cá nhân vào vở, gọi hs lên bảng tính
- Nhận xét, đổi vở chấm chéo
Bài 3: Biết giải bài tốn theo tĩm tắt với một phép cộng.
- Gv giúp hs nắm y/c bài toán. Cả lớp giải bài vào vở
- Gọi hs lên bảng giải. Gv nxét 
Bài 4: ( dòng 2 ) Biết thực hiện phép cộng cĩ nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5; 47 + 25 để điền dấu
- Gv nêu yêu cầu của bài, cá nhân làm bài
- Gọi hs làm bảng phụ. GV nhận xét, tuyên dương.
v Hoạt động 3: Củng cố
- Cử 2 nhóm HS lên tham gia trò chơi.
- Có các phép tính, tính kết quả để điền cho đúng, nhóm điền nhanh sẽ thắng.
- Nhận xét – dặn dò: Bài tập về nhà: bài 2 ( cột 2 ); bài 4 ( dòng 1 ); bài 5/ 29
D. Phần bổ sung:...................................................................................................................................
TẬP VIẾT - Tiết 6 - Sgk/ 13
CHỮ HOA: Đ
Thời gian dự kiến: 35 phút
I. Mục tiêu
Viết đúng chữ hoa Đ (1 dịng cỡ vừa, 1 dịng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Đẹp (1 dịng cỡ vừa, 1 dịng cỡ nhỏ), Đẹp trường đẹp lớp (3 lần). 
II. . Phương tiện dạy học: 
GV: Chữ mẫu Đ . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. Tiến trình dạy học:
A.HĐ đầu tiên:
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) -Kiểm tra vở viết.
B. HĐ dạy bài mới:
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cấu tạo nét của chữ Đ
1.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ Đ
Chữ Đ cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
Gv nxét 
- GV chỉ vào chữ D và miêu tả: 
+ Gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản. Nét lượn 2 đầu (dọc) và nét cong phải nối liền nhau tạo 1 vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. 
- GV viết bảng lớp.
- GV hướng dẫn cách viết.
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
- GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Mục tiêu: Nắm được cách viết câu ứng dụng, mở rộng vốn từ.
Giới thiệu câu: Đẹp trường đẹp lớp
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Đẹp lưu ý nối nét Đ và ep.
HS viết bảng con
* Viết: : Đẹp 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở 
Ÿ Mục tiêu: Viết đúng mẫu cỡ chữ, trình bày cẩn thận.
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài. GV nhận xét chung. 
C. Hoạt động cuối cùng:
3.Củng cố: GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
4. Nhận xét – dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
D. Phần bổ sung:
ÂM NHẠC - Tiết 6 - Sgk/ 8
HỌC HÁT BÀI: MÚA VUI
Thời gian dự kiến: 35 phút
I.Mục tiêu: 
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Lồng ghep1HDNGLL: Trị chơi “Hát theo tiếng nhạc cụ”
II. Phương tiện dạy học GV: Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ quen dùng
HS: Nhạc cụ gõ
III. Tiến trình dạy học:
A.HĐ đầu tiên:
1.Ổån định:
2.Bài cũ: Xoè hoa 
-Nhận xét , đánh giá 
B.HĐ dạy bài mới:
*HĐ 1: Dạy bài hát Múa vui 
*Mtiêu: Biết bài hát là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Lân. Hát đúng giai điệu, lời ca
-Gv gthiệu bài hát & tác giả
- Hát mẫu hoặc cho nghe băng
-Dạy hát từng câu cho đến hết bài
*HĐ2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc nhịp 
*Mtiêu: Hát đều giọng, biết kết hợp vỗ tay theo phách hoặc nhịp 
-Gv HD 
-Hát kết hợp vỗ tay theo phách à nhịp
-Vừa hát vừa vận động 
-Dùng thanh phách đệm theo bài hát 
-Nxét – tuyên dương
C/ Hoạt động cuối cùng:
*Lồng ghép HDNGLL:Trị chơi “Hát theo tiếng nhạc cụ”
Giáo viên cho học sinh hát thay lời bài hát bằng những âm thanh tượng trưng cho tiếng đàn (tình tinh tính, từng tưng tứng), tiếng kèn (tị, te tí), tiếng trống (tùng tung túng), và kết hợp làm động tác. Bạn nào được các bạn vỗ tay to nhất sẽ chiến thắng.
3/Củng cố: 
4/Nhận xét dặn dò:
 D/ Phần bổ sung:..
Thứ sáu ngày 04 tháng 10 năm 2013
 CHÍNH TẢ ( NV ) - Tiết 12 - Sgk/ 54
NGÔI TRƯỜNG MỚI
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác; trình bày đúng bài CT. Không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm được BT2; BT(3) a
B- Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, Bảng cài: đoạn chính tả, Bảng phụ, bút dạ. 
HS: Vở , bảng con
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Mẫu giấy vụn
- Nxét bài viết tiết trước. GV cho HS viết bảng lớp, bảng con: nhẫn nại, mây bay..
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết 
Ÿ Mục tiêu: Hiểu nội dung, viết bài đúng, sạch, đẹp.
- GV đọc mẫu đoạn viết. Củng cố nội dung:
? Dưới mái trường, em HS cảm thấy có những gì mới?
- Giúp hs nxét: Tìm các dấu câu được dùng trong bài chính tả?
- Nêu các chữ khó viết: trống, rung, nghiêm
- GV đọc cho HS viết vở. GV uốn nắn, hướng dẫn. Đọc hs soát lỗi
- GV chấm một số bài, nhận xét.
v Hoạt động 3: Luyện tập
Ÿ Mục tiêu: Phân biệt vần ai/ ay, s/ x
Bài 2: Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai/ ay
- Cả lớp làm bài cá nhân, làm bảng phụ- nêu kết quả -Gv nxét 
Bài 3a: Thi tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng s/ x
( Cách làm tương tự bài 1 )
v Hoạt động 4: Củng cố
- GV cho HS thi đố nhau, 2 tổ thi ( 1 bên đố nói: tìm từ chứa tiếng có vần ai; 1 bên phải viết ngay được 1 từ chứa tiếng có vần ai; vần ay
- Nhận xét – dặn dò: 
D-Phần bổ sung:...................................................................................................................................
TOÁN - Tiết 30 - Sgk/ 30
BÀI TOÁN VỀ ÍT HƠN
Thờigian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết giải và trình bày bài giải bài tốn về ít hơn.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2
B- Đồ dùng dạy học:
GV: Nam châm gắn các mẫu vật (quả cam), Bảng phụ, bút dạ.
HS: SGK, vở, Bảng con
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Luyện tập.
- Gọi hs làm bài: bài 2 ( cột 2 ); bài 4 ( dòng 1 ); bài 5/ 29
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Giới thiệu về bài toán ít hơn
- Cành trên có 7 quả, Cành dưới có ít hơn cành trên 2 quả. Hỏi cành dưới có mấy quả?
- Cành nào biết rồi? Cành nào chưa biết? Để tìm cành dưới ta làm ntn?
- GV cho HS lên bảng trình bày bài giải.
- GV nhận xét.
v Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
- GV tóm tắt trên bảng. Cả lớp giải bài vào vở, gọi hs lên bảng giải
- Gv nxét 
Bài 2: Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.
- Gv giúp hs nắm y/c ( Thực hiện tương tự như bài 1 )
- Gv nxét 
v Hoạt động 4: Củng cố
- GV cho HS chơi, Hs chơi điền vào ô trống.
Cam có:	Ê Ê Ê Ê Ê Ê Ê 
Dâu có:	a a a a a
- Số dâu ít hơn số cam là £ quả
- Nhận xét – dặn dò: bài về nhà bài 3/ 30
D-Phần bổ sung:....................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN - Tiết 6 - Sgk/ 54 
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Biết đọc và ghi lại được thơng tin từ mục lục sách (BT3).
* - Giao tiếp - Thể hiện sự tự tin 
 - Tìm kiếm thơng tin
B- Đồ dùng dạy học:
GV: SGK, Mục lục tuần 3, 4.
HS: Vở bài tập, SGK
C- Các hoạt động dạy học:
v Hoạt động 1: Kiểm tra bài
- 1 hs làm BT1; 1 hs làm Bt 2 của tiết trước
- GV nhận xét và cho điểm
v Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc mục lục
Ÿ Mục tiêu: Biết đọc và ghi lại mục lục sách.
Bài 3: Tìm đọc mục lục của một tập truyện thiếu nhi. Ghi lại tên 2 truyện, tên tác giả và số trang theo thứ tự trong mục lục 
- Gv giúp hs nắm y/c, cả lớp lần lượt thực hành trao đổi làm vào vở bài tập
- Gọi hs lần lượt nêu kết quả. Gv nxét 
* Các em biết cách tra mục lục, mạnh dạn tự tin trong khi trình bày kết quả
v Hoạt động 3: Củng cố lại kiến thức đã học
- Củng cố thực hành về mục lục sách ( 2- 3 tuần ) khác nhau. Yêu cầu hs thảo luận nhĩm, ghi ra bảng phụ
- Hs trả lời miệng, nhận xét => Các em giao tiếp, thảo luận và tự tin trước lớp
v Hoạt động 4: Củng cố
- GV cho HS lên chơi trò chơi: HS đặt câu hỏi và HS khác trả lời ( Dựa vào mục lục sách )
- Nhận xét – dặn dò: 
D-Phần bổ sung:....................................................................................................................................
SINH HOẠT LỚP TUẦN 6
A.N.xét tình hình tuần qua:
- Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ 
 - Lớp trưởng nhận xét chung
BPhương hướng tuần tới:
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Rèn đọc cho những em đọc yếu 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc