Giáo án các môn khối 2 (chuẩn) - Tuần 12 năm 2011

Giáo án các môn khối 2 (chuẩn) - Tuần 12 năm 2011

I.Mục tiêu:

Ở tiết học này, học sinh:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.

- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sau nặng của mẹ dành cho con. ( trả lời được CH 1,2,3,4)

+ Học sinh khá, giỏi trả lời được CH5.

- GD học sinh biết vâng lời cha mẹ, yêu thương cha mẹ.

- KNS: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; hợp tác; lắng nghe tích cực.

II.Đồ dùng dạy - học:

GV: Tranh minh hoạ SGK.

HS: Xem bài trước.

 

doc 27 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 (chuẩn) - Tuần 12 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 07 tháng 11 năm 2011
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 34+35 	Bài: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sau nặng của mẹ dành cho con. ( trả lời được CH 1,2,3,4) 
+ Học sinh khá, giỏi trả lời được CH5.
GD học sinh biết vâng lời cha mẹ, yêu thương cha mẹ.
 KNS: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; hợp tác; lắng nghe tích cực.
II.Đồ dùng dạy - học: 
GV: Tranh minh hoạ SGK.
HS: Xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Cho 3 HS đọc bài “Cây xoài của ông em” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Yêu cầu HS xem tranh minh họa chủ điểm Cha mẹ và tranh minh họa bài đọc Cây vú sữa. Giới thiệu nhanh về chủ điểm, giới thiệu bài: Vú sữa là loại trái cây rất thơm ngon của miền Nam (kết hợp giới thiệu qua tranh). Vì sao có loại cây này ? Truyện Sự tích cây vú sữa mà các em đọc đưa ra cách giải thích nguồn gốc của loại cây ăn quả rất đặc biệt này.
HĐ 2. HDHS Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- HDHS đọc từ khó.
+ Yêu cầu HS phát hiện từ khó, đọc từ khó, GV ghi bảng: căng mịn, xòa, gieo trồng,
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- HDHS chia đoạn. 
-HDHS đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HDHS đọc câu khó.
+Yêu cầu HS đọc theo đoạn lần 1.
+ HDHS giải nghĩa từ: HD giải nghĩa từ mới, ghi bảng: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong,
+Yêu cầu HS đọc theo đoạn lần 2.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
-Nhận xét, đánh giá.
-Cả lớp đồng thanh toàn bài
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
-HS luyện đọc từ khó cá nhân.
- Đọc nối tiếp theo câu.
- HS chia đoạn.
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc theo đoạn lần 1.
-Đọc giải nghĩa từ.
- HS đọc theo đoạn lần 2.
-HS trong nhóm đọc với nhau.
-Đại diện nhóm thi đọc.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2 (Chuyển tiết)
HĐ 3. HDHS tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
-Nội dung bài nói lên điều gì ?
-Nhận xét chốt ý.
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại
- GV đọc mẫu.
- Gợi ý HS nêu cách đọc đoạn, bài.
- HDHS đọc từng đoạn trong bài.
-Cho HS luyện đọc lại từng đoạn bài.
- Yêu cầu HS thi đọc cá nhân, nhóm.
-Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò 
-Nội dung bài nói lên điều gì ? 
- Đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện đọc thầm đoạn, bài thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
-HS trả lời: Tình cảm yêu thương sau nặng của mẹ dành cho con. 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS nêu cách đọc đoạn, bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS luyện đọc theo nhóm.
-Thi đọc toàn bài
- Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 56 	Bài: TÌM SỐ BỊ TRỪ
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết tìm x trong bài tập dạng x - a = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên của hai điểm đó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, d, e), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác; tìm kiếm và xử lý thông tin.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
-Viết lên bảng phép trừ 10 - 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ.
-Nêu vấn đề: Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: Tìm số bị trừ chưa biết.
2. Bài mới
HĐ 2. HDHS tìm số bị trừ.
Bước 1. Thao tác với đồ dùng trực quan. GV gắn 10 ô vuông lên bảng như SGK và hỏi: Có bao nhiêu ô vuông?
Nêu bài toán 1: Có 10 ô vuông bớt đi 4 ô vuông (tách ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông?
GV ghi bảng: 10 - 4 = 6.
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10 - 4 = 6 (HS nêu GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi).
Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ 2 có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết có 10 ô vuông?
GV ghi bảng: 10 = 6 + 4
Bước 2: Giới thiệu cách tính
- Nêu: Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
+Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì?
- Khi HS trả lời, GV ghi bảng x = 6 + 4
+Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng.
+x là gì trong phép tính x - 4 = 6?
+6 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
+ 4 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
GV ghi bảng: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Gọi nhiều HS nhắc lại qui tắc.
HĐ 3. HD Luyện tập, thực hành.
Bài 1. (bỏ câu c, g)
- Nêu yêu cầu của bài.
2 HS lên bảng làm lớp làm ở bảng con.
- Gọi HS nêu lại cách tính của mình.
GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2. GV vẽ sẵn bài ở bảng phụ và hỏi:
+Bài toán yêu cầu gì?
+Ô trống cần điền là số gì?
- 1 HS nhận xét bài trên bảng của bạn.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 4. 
- Muốn vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước ta làm thế nào.
- Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm ?
HS làm bài vào vở bài tập.
- GV quan sát HS vẽ, hỗ trợ HS có khó khăn tỏng học tập.
4. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nêu cách tính của: x - 9 = 18
- Về nhà học thuộc quy tắc và có thể thực hiện thêm các phần bài tập còn lại.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Có 10 ô vuông.
- Còn lại 6 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 10 - 4 = 6.
 10 - 4 = 6
Số bị trừ Số trừ Hiệu
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Thực hiện phép tính:
6 + 4 = 10.
x - 4 = 6.
+Thực hiện phép tính 6 + 4.
- Là 10.
x - 4 = 6 
 x = 6 + 4	
 x = 10
+ Là số bị trừ chưa biết.
+ Là hiệu.
+ Là số trừ.
+ Lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS đọc qui tắc trên bảng.
- Tìm x.
 x - 4 = 8 x - 9 = 18
 x = 8 + 4 x = 18 + 9
 x = 12 x = 27
+Điền số thích hợp vào ô trống.
+Hiệu và số bị trừ.
- HS làm bài vào vở 1 HS làm vào bảng phụ.
- HS nhận xét - tự sửa bài.
- Đặt thước và dùng bút nối 2 điểm lại với nhau.
- Dùng chữ cái in hoa.
- Thực hiện.
- Nêu.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 12 	Bài: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN
(Tiết 1)
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
Biết được bạn bè cần phải quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.
Nêu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động và vệ sinh hàng ngày.
Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
*HSKG: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- KNS: Thể hiện sự cảm thông với bạn bè; hợp tác; giao tiếp.
II.Đồ dùng dạy - học: 
GV: Giấy khổ to, bút viết. Tranh vẽ, phiếu ghi nội dung thảo luận.
HS: Vở
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
Kể về việc học tập ở trường cũng như ở nhà của bản thân.
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
HĐ 1. Giới thiệu bài:
Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
Nêu tình huống: Hôm nay Hà bị ốm, không đi học được. Nếu là bạn của Hà em sẽ làm gì? 
Yêu cầu HS nêu cách xử lí và gọi HS khác nhận xét. 
Kết luận: Khi trong lớp có bạn bị ốm, các em nên đến thăm hoặc cử đại diện đến thăm và giúp bạn hoàn thành bài học của ngày phải nghỉ đó. Như vậy là biết quan tâm, giúp đỡ bạn. 
Mỗi người chúng ta cần phải quan tâm giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến.
HĐ 3. Liên hệ.
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống sau: 
Tình huống: 
Hạnh học rất kém Toán. Tổng kết điểm cuối kì lần nào tổ của Hạnh cũng đứng cuối lớp về kết quả học tập. Các bạn trong tổ phê bình Hạnh.
Theo em: 
1.Các bạn trong tổ làm thế đúng hay sai? Vì sao? 
2. Để giúp Hạnh, tổ của bạn và lớp bạn phải làm gì? 
GV kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn có nghĩa là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khỏi.
HĐ 4. Diễn tiểu phẩm.
HS sắm vai theo phân công của nhóm.
Hỏi HS: Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy như thế nào? 
Kết luận: 
Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm.
4. Củng cố, dặn dò 
Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về quan tâm, giúp đỡ bạn.
*HSKG: Nêu được ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS nêu. Bạn nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Thảo luận cặp đôi và nêu cách xử lí. Cách xử lí đúng là: 
+ Đến thăm bạn. 
+ Mang vở cho bạn mượn để chép bài và giảng cho bạn những chỗ không hiểu.
- Thực hiện yêu cầu của GV. 
- Các nhóm HS thảo luận và đưa ra các cách giải quyết cho tình huống của GV.
Chẳng hạn: 
1. Các bạn trong tổ làm thế là sai. Mặc dù Hạnh có lỗi nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà đã vội vàng phê bình Hạnh. Nếu phê bình mạnh quá, có thể làm cho Hạnh buồn, chán nản. Cách tốt nhất là phải giúp đỡ Hạnh. 
2. Để giúp Hạnh nâng cao kết quả học tập, nhất là môn Toán, các bạn trong tổ nên kết hợp cùng với GVCN và với cả lớp để phân công bạn kèm cặp Hạnh. Có như thế Hạnh mới bớt mặc cảm và cố gắng trong học tập được. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
 - Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. 
- HS diễn tiểu phẩm.
- HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. 
Ví dụ: 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em cảm thấy rất vui sướng, hạnh phúc. 
+ Khi quan tâm, giúp đỡ bạn, em thấy mình ... hi điểm.
Bài 2. Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
+Muốn tính hiệu khi biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào?
- HS làm bài vào bảng con, 3 HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu 3 HS lên lần lượt nêu cách đặt tính và thực hiện từng phép tính.
Bài 4. Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Vẽ mẫu lên bảng: Mẫu vẽ hình gì?
- Muốn vẽ được hình vuông chúng ta phải nối mấy điểm với nhau?
4. Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 53 - 15.
- Có thể làm thêm các bài tập chưa làm ở nhà.
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
+Có 53 que tính.
+Nhắc lại bài toán, tự phân tích bài toán.
+ 53 que tính.
+Thực hiện phép trừ 53 - 15.
+Lấy que tính và nói có 53 que tính.
+Thao tác trên que tính và trả lời còn 38 que tính.
+ 15 que tính.
+Gồm 1 chục và 5 que tính rời.
- Còn lại 38 que tính.
- 53 - 15 bằng 38.
+Viết 53 rồi viết 15 dưới 53 sao cho 5 thẳng cột với 3, 1 thẳng cột với 5 chục. Viết dấu (-) và kẻ vạch ngang
+3 không trừ được cho 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 1 thêm 1 bằng 2. 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- Tính.
- HS nhận xét bài bạn. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiẻm tra bài lẫn nhau.
- Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ.
+Lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
- HS làm bài. Cả lớp nhận xét bài các bạn trên bảng.
- Vẽ hình theo mẫu.
- Hình vuông.
- Nối 4 điểm với nhau.
- Vẽ hình. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS nêu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 12 	 Bài: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH.
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học.
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.
- Với học sinh khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối.
- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; tự phục vụ; hợp tác; lắng nghe tích cực.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Các mẫu gấp hình của bài 1đến bài 5.
- HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt dộng của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra chuẩn bị đồ dùng phục vụ học tập của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Ôn tập các bước của quy trình gấp các hình đã học.
- GV gọi HS nhắc lại tên các hình gấp và cho học sinh quan sát lại các mẫu gấp hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
- Gợi ý học sinh nêu lại quy trình gấp các hình đã được học.
HĐ 3. Thực hành gấp các hình đã học.
- Học sinh thực hiện gấp một trong các hình đã được học. Học sinh khéo tay gấp được hai hình trở lên (hình gấp cân đối).
- Trong quá trình học sinh gấp hình, giáo viên quan sát khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu, giúp đỡ, uốn nắn những học sinh còn lúng túng.	
HĐ 4. Trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá.
- HS thực hiện đánh giá, bình chọn sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhắc lại quy trình thực hiện gấp từng hình¸ Có thể kết hợp thao tác gấp cho học sinh thao tác theo.
- Nhận xét ý thức chuẩn bị và tinh thần thái độ làm bài kiểm tra của học sinh.
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu quy trình.
- Thao tác cùng nhóm bạn và hỗ trợ của GV.
- Trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 11 năm 2011
Môn: CHÍNH TẢ (Tập chép)
Tiết 24 	Bài: MẸ
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
Chép chính xác bài CT, trình bày đúng các dòng thơ lục bát.
Làm đúng BT2 ; BT(3) a / b 
GD học sinh có ý thức rèn chữ, giữ vở đẹp, yêu thích môn học chính tả.
 KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; xác dịnh giá trị bản thân.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- BP: Viết sẵn đoạn viết.
- Bút dạ, 3 tờ giấy viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Đọc các từ cho HS viết: suy nghĩ, cái chai, con trai.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS nghe viết.
* Đọc đoạn viết.
-Người mẹ được so sánh với hình ảnh nào.
- Bài thơ viết theo thể thơ nào?
- Những chữ nào được viết hoa?
* HD viết từ khó:
- Cho HS viết từ khó lên bảng, vào bảng con: lời ru, quạt, ngôi sao, ngoài kia giấc tròn.
- Nhận xét - sửa sai.
*HD viết bài:
- Đọc đoạn chép.
- GV quan sát, uốn nắn tư thế ngồi viết của HS, lưu ý về trình bày, quy tắc viết hoa,...
- Yêu cầu viết bài.
*. Đọc soát lỗi.
- Đọc lại bài, đọc chậm.
* Chấm, chữa bài:
- Thu 7- 8 bài chấm điểm.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 3. HD làm bài tập:
* Bài 2: (102)
- Yêu cầu làm bài - chữa bài.
* Bài 3: (102)
- Phát giấy cho 3 nhóm.
- Yêu cầu đổi vở kiểm tra.
- Nhận xét - đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò 
- Củng cố cách viết iê, yê, ya.
- Nhắc những em bài viết mắc nhiều lỗi về viết lại.
- Nhận xét tiết học.
- Hát đầu giờ.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết b/c.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
- Nghe - 2 học sinh đọc lại.
- So sánh với ngôi sao trên bầu trời với ngọn gió mát.
- Viết theo thể thơ 6/8.
- Những chữ đầu dòng được viết hoa.
- Viết bảng con.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Nghe, đọc thầm theo.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nhìn bảng chép bài.
- Soát lỗi dùng bút chì gạch chân chữ sai.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
* Điền vào chỗ trống: iê/ yê/ ya.
 Đêm khuya bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con.
- Đọc cả nhóm, đồng thanh.
* Tìm trong bài thơ mẹ.
- Thi đua giữa 3 nhóm.
a. Những tiếng bắt đầu bằng r và gi?
 - r : rồi, ru
 - gi : gió, giấc 
b. Những tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã?
- Thanh hỏi : cả, chẳng, ngủ, của.
- Thanh ngã: cũng, vẫn, kẽo, võng, những, đã.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC 
(Do điều chỉnh không dạy tiết Gọi điện)
I. Mục tiêu.
Ở tiết học này, học sinh:
-Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút ). Hiểu ND chính của từng đoạn , nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học .
- Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút).
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- - Chuyển tiết.
2.Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài ôn tập
HĐ 1.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ 2. Luyện đọc.
- Nêu yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm, đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi.
- Đặt phiếu ghi tên các bài tập đọc lên bàn.
- Sửa lỗi đọc sai cho HS.
- Gợi ý HS nêu cách đọc đoạn, bài.
- Nêu từng câu hỏi ứng với nội dung bài đọc.
4.Củng cố dặn dò: 
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học tỏng tuần 10 và 11.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Đọc một trong những bài tập đọc đã học trong tuần 10 và 11.
- Học sinh lên bốc thăm. Đọc lại bài 2 phút rồi mới đọc bài.
- Đọc bài - kết hợp trả lời câu hỏi.
- Sửa sai (nếu có trong khi đọc).
- Thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 60 	Bài: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Thực hiện phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng nhóm, que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay chúng ta học bài luyện tập về dạng toán 13 - 5, 33 - 5, 53 - 15.
HĐ 2. HD luyện tập.
Bài 1. Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài.
+Khi đặt chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài mỗi em 2 phép tính. Cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu 3 HS trên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau.
33 - 8, 63 - 35, 83 - 27.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3. Dành cho HS khá giỏi. GV viết một cột tính lên bảng và HD HS cách làm: 33 - 9 - 4 =
- Ở dạng tính này ta phải thực hiện tính như thế nào?
- Gọi 1 HS nêu cách làm (có thể cho HS đặt tính và tính ra vở nháp).
- Tương tự với: 33 - 13 = 20.
- Yêu cầu HS so sánh:
 33 - 9 - 4 và 33 - 13.
Kết luận: Vì 4 + 9 = 13 nên 33 - 4 - 9 bằng 33 - 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng)
- HS tự làm nốt các cột tính vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả
Bài 4. 
- Gọi HS đọc đề bài.
+Phát cho nghĩa là thế nào?
- Muốn biết còn bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì? Các em suy nghĩ và tự giải bài vào vở
- Gọi 1 HS đọc chữa bài.
- HD nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò 
- Về chuẩn bị que tính và xem trước bài 14 - 8. 
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Tính nhẩm.
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
+Chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra. Nhận xét bài trên bảng của bạn về cách đặt tính và thực hiện tính.
- 3 HS lần lượt trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở và đổi chéo vở để kiểm tra.
- Đọc đề bài.
+Phát cho nghĩa là bớt đi, lấy đi.
-HS tự giải vào vở, 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, bổ sung.
Giải.
Số quyển vở còn lại là:
63 - 48 = 15(quyển)
 Đáp số: 15 quyển.
- Lắng nghe và điều chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12.doc