Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 20

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 20

I/ Mục đích, yêu cầu:

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí.

- Biết đọc diễn cảm, thể hiện được giọng các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: đồng bằng, hoành hành.

- Hiểu nội dung bài : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên quyết tâm LĐ. Con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên, sống thân ái hoà thuận với thiên nhiên.

II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- BP ghi câu cần luyện đọc.

III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 777Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ hai ngày 12 tháng 1 năm 2009
Tập đọc:
Ông Mạnh thắng Thần Gió
I/ Mục đích, yêâu cầu:
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt, nghỉ hơi hợp lí.
- Biết đọc diễn cảm, thể hiện được giọng các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: đồng bằng, hoành hành.
- Hiểu nội dung bài : Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên. Con người chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên quyết tâm LĐ. Con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên, sống thân ái hoà thuận với thiên nhiên.
II/ Đồ dùng dạy học : 	- Tranh minh hoạ bài đọc SGK. 
- BP ghi câu cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài :Thư trung thu và TLCH
- Nhận xét ghi điểm
2/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ Luyện đọc:
- Gv đọc mẫu
- HD luyện đọc - kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc từng câu:
- Yc đọc nối tiếp câu
- Đưa từ khó
- YC đọc lần 2
* Đọc đoạn:
- HD h/s chia đoạn
* Đoạn 1:
- GT: hoành hành
* Đoạn 2: 
- BP:
- GT: ngạo nghễ
* Đoạn 3:
- BP:
- GT: + ăn năn
 + đẵn
 + vững chãi
* Đoạn 4, 5
- HD h/s nêu cách đọc toàn bàị
* Luyện đọc trong nhóm
* Thi đọc:
* Đọc đồng thanh toàn bài
Tiết 2:
c/ Tìm hiểu bài
? Ngày xưa loài người sống ra saỏ
- GV đưa tranh ảnh 
* CH 1: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận.
*CH 2: Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió.
*CH 3: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó taỵ
+ Hành động của ông Mạnh cho thấy ông là người ntn?
* CH 4: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình?
* CH 5: Thần Gió tượng trung cho cái gì?
Ông Mạnh tượng trưng cho aỉ
? Bài văn cho biết điều gì?
* Luyện đọc lại
- GV nhận xét, đánh giá.
3/ Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc bài và TLCH theo nội dung
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe
- HS nối tiếp đọc mỗi em một câu
- hang núi, vững chãi, hoành hành, ngạo nghễ CN - ĐT
- HS đọc nối tiếp câu lần 2 
- Bài chia làm 5 đoạn
- 1 HS đọc – lớp nhận xét
+ Làm những điều ngang ngược trên khắp một vùng rộng, không kiêng nể ai 
- 1 HSđọc đoạn 2 - lớp nhận xét
+ Ông vào rừng/ lấy gỗ /dựng nhà.
- Coi thường tất cả.
- 1 học sinh đọc đoạn 3 – lớp nhận xét
+ Cuối cùng/ ông quyết định dựng một ngôi nhà/ thật vững chãị
+ Hối hận về lỗi lầm của mình
+ Chặt
- 2 HS đọc đoạn 4, 5 – lớp nhận xét
- HS luyện đọc trong nhóm 5 ( 5 hs một nhóm)
- Các nhóm cử đại diện thi đọc đoạn 1
- Cả lớp nhận xét, bình chọn
- Lớp ĐT toàn bài
- HS đọc thầm và TLCH:
+ Loài người chưa biết làm nhà, phải sống trong các hang núi, hốc đá.
- HS quan sát tranh ảnh
+ Gặp ông Mạnh Thần Gió xô ông ngã lăn quaỵ Khi ông nổi giận,Thần Gió còn cười, coi thường ông
- HS kể:
+ Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà, cả 3 lần đều bị quật đổ, nên ông quyết định xây một ngôi nhà thật vững chãi
+ Chắc chắn, khó bị lung lay, ông đẵn những cây gỗ lớn nhất làm cột, chôn những viên đá to nhất để làm cột.
- Hình ảnh cây cối xung quanh nhà đổ rạp, trong khi đó ngôi nhà vẫn đứng vững chãị Điều đó chứng tỏ Thần Gió đã giận dữ lồng lộn, muốn tàn phá ngôi nhà . Nhưng Thần Gió bất lực, không thể xô đổ ngôi nhà
- Cho thấy ông là người nhân hậu , biết tha thứ . Ông Mạnh là người khôn ngoan. Biết sống thân thiện với thiên nhiên
- Ông thấy Thần Gió đã ăn năn ông đã an ủi và mời Thần Gió thỉnh thoảng tới nhà chơị
* Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên, ông Mạnh tượng trưng cho con người, nhờ quyết tâm và lđ con người đã chiến thắng thiên nhiên, làm cho thiên nhiên trở thành bạn của mình
- Con người cần phải biết yêu thương, có tình cảm, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp.
- 1 hs đọc toàn bài
- HS đọc theo nhóm
- HS thi đọc diễn cảm – cả lớp nhận xét, bình chọn.
Toán:
Bảng nhân 3
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Thành lập bảng nhân 3 và học thuộc lòng bảng nhân 3.
- Thực hành nhân 3 và giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân, đếm thêm 3. 
II/ Đồ dùng dạy học: 	10 tấm bìa mỗi tấm có gắn ba hình tròn.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ HD lập bảng nhân 3:
- GV đưa tấm bìa có 3 chấm tròn lên và hỏi:
? Có mấy chấm tròn ?
? 3 chấm tròn được lấy mấy lần?
? 3 được lấy mấy lần?
-GV: 3 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 3 chấm tròn 
+ 3 được lấy một lần bằng 3. 
- GV viết và nói: 3 x 1= 3 đọc là 3 nhân 1 bằng 3.
- GV đưa tiếp 2 tấm bìa gắn lên bảng và hỏi :
? Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 3 chấm tròn. Vậy 3 chấm tròn được lấy mấy lần ?
- Hãy lập công thức 3 được lấy 2 lần .
? 3 nhân 2 bằng mấỷ
- HD h/s lập công thức cho các số còn lại 
* GV nêu : Đây là bảng nhân 3. 
-YC h/s đọc lại bảng nhân 3 vừa lập và HTL
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
c/ Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầụ
- HD h/s dựa và bảng nhân 3 để nhẩm
- YC h/s làm bài và nêu kết quả
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 2 : YC h/s đọc đề bài 
- HD h/s tìm hiểu đề toán rồi giải
- YC h/s làm bài
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 3 : Gọi HS nêu y/cầụ
- Gọi HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30.
- Gọi 1 HS lên bảng viết – lớp viết vào vở
- GV nhận xét, đánh giá
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên bảng làm bài lớp làm bảng con.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại 
*HS quan sát và TL:
- Có 3 chấm tròn.
- Ba chấm tròn được lấy 1 lần.
- 3 được lấy 1 lần.
-1 số nhân với 1 thì cũng bằng chính nó 
- HS quan sát tấm bìa để nhận xét 
- HS nhắc lại
- HS quan sát và trả lời :
- 3 chấm tròn được lấy 2 lần . 3 được lấy 2 lần 
- Đó là phép nhân 3 x 2 
- HS lập: 3 x 2
 + 3 x 2 = 6 
- HS thành lập và tìm kết quả
3 x 1 = 3 
3 x 2 = 6 
3 x 3 = 9
3 x 10 = 30 
- HS đọc và HTL
- HS thi đua đọc thuộc lòng bảng nhân.
* Tính nhẩm:
- HS dựa vào bảng nhân 3 vừa học để nhẩm 
- 3 HS nêu miệng kết quả.
- HS nhận xét.
* 1 HS đọc cả lớp đọc thầm
- HS làm vào VBT – 1 HS lên bảng.
Bài giải
Số HS mười nhóm có là:
3 x 10 = 30 (hs)
 Đ/ S: 30 học sinh.
* Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống
- HS đếm và viết vào vở
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009
Toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu :Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng thực hành tính trong bảng nhân 3.
- Áp dụng bảng nhân 3 để giải bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân . 
- Củng cố kĩ năng đếm thêm 2 và thêm 3. 
II/ Đồ dùng dạy học: 	- Tranh bài tập 3, 4.
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ HD luyện tập:
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầụ
- HD h/s điền 1 ý ở câu a rồi cho HS tự làm.
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 2 : Gọi HS nêu yêu cầu 
- HD h/s làm bài mẫu
- GV nhận xét, đánh giá
Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề toán.
- HD h/s hiểu đề toán
- YC h/s làm bàị
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn
- GV nhận xét đánh giá
Bài 4 : Gọi học sinh đọc đề toán
- HD h/s làm tương tự bài 3
- GV nhận xét đánh giá
Bài 5 : Gọi HS nêu y/cầu 
- HD h/s làm bài rồi sửa
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS đọc thuộc lòng bảng nhân 3.
- HS nhận xét.
- HS nhắc lại
* Số? (Điền số thích hợp vào ô trống).
- HS làm VBT – 5 HS lên bảng làm
* Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- HS làm VBT – 5 HS lên bảng làm
* 1 HS đọc đề toán – lớp đọc thầm
- HS làm VBT – 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Số lít dầu 5 can đựng là :
3 x 5= 15 ( l)
 Đ/S: 15 lít dầu
* 1 HS đọc đề toán – lớp đọc thầm
- HS làm VBT – 1 HS lên bảng làm
Bài giải
Số kilôgam gạo ở 8 túi có là:
3 x 8 = 24 (kg)
Đáp số: 24 kg gạọ
* Số? (Điền số thích hợp vào chỗ chấm).
- HS làm vào vở và nêu kết quả. 
Kể chuyện:
Ông mạnh thắng Thần Gió
I/ Mục đích, yêu cầu : 
- Biết sắp xếp lại thứ tự các bức tranh theo đúng trình tự câu chuyện Ông Mạnh thắng Thần Gió. 
- Biết dựa vào tranh minh họa kể lại được toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên kết hợp lời kể với nét mặt , điệu bộ , cử chỉ.
- Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn . 
- Đặt được tên khác phù hợp với nội dung chuyện .
II/ Đồ dùng dạy học:	 -Tranh ảnh minh họa. 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1/ Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS kể lại chuyện “Chuyện bốn mùa”.
? Câu chuyện cho ta biết điều gì ? 
- Nhận xét ghi điểm từng HS.
2/ Bài mới 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ HD kể chuyện:
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu BT 
- GV treo tranh và y/cầu HS quan sát và sắp xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện. 
- Mời đại diẹn nhóm trình bày
-Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV nhận xét chốt lại thứ tự đúng 
Bài 2: Gọi HS nêu y/cầu
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ.
- YC h/s tập kể nối tiếp trong nhóm theo tranh.
- Tổ chức cho các nhóm thi kể.
- Yêu cầu nhận xét nhóm bạn sau mỗi lần kể .
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài tập 3: Gọi HS nêu y/cầu
- YC các nhóm thảo luận và đặt tên cho phù hợp
- Nhận xét ghi điểm từng em.
c/ Củng cố -  ...  thò tay qua cửa sổ.
+ Hành khách đang xuống xe. Họ xuống ở cửa bên phải. 
- Đại diện nhóm nêu kết quả trước lớp
- HS nhận xét. 
Thể dục
Bài 40: *Một số bài tập Rèn luyện tư thế cơ bản
 *Trị chơi "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
I/ MỤC TIÊU: 
- Ơn 2 động tác: Đứng một chân ra trước hai tay chống hông và đứng hai tay rộng bằng vai hai tay đưa ra trước-sang ngang-lên cao chếch chữ V.Yêu cầu HS thực hiện tương đối chính xác .
- Trị chơi "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau".Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trị chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
Sân trường và 1 cái còi, dụng cụ trị chơi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1/ PHẦN MỞ ĐẦU
GV nhận lớp phổ biến n/dung y/cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Trị chơi "Cĩ chúng em"
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
2/ PHẦN CƠ BẢN:
a/ Ơn đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước), hai tay đưa ra trước-sang ngang-lên cao chếch chữ V - về TTCB 
GV hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
Nhận xét
b/Trị chơi "Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi 
Tổ chức cho HS chơi.
Nhận xét
3/ PHẦN KẾT THÚC
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát theo nhịp
Thả lỏng :Cúi người nhảy thả lỏng
Hệ thống bài học 
GV nhận xét giờ học – Giao BTVN
7 phút
28 phút 18 phút
4-5lần
10 phút
5 phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009
Toán
Bảng nhân 5
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Thành lập bảng nhân 5 và học thuộc lòng bảng nhân này.
- Áp dụng bảng nhân 5 để giải các bài toán có lời văn bằng một phép tính nhân 
- Thực hành đếm thêm 5
II/ Đồ dùng dạy học: 	- 10 tấm bìa mỗi tấm có gắn 5 hình tròn 
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ : 
- GV nhận xét, đánh giá.
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài 
b/ HD lập bảng nhân 5:
- GV đưa tấm bìa gắn 5 chấm tròn lên và hỏi:
? Có mấy chấm tròn ?
? Năm chấm tròn được lấy mấy lần ?
? 5 được lấy mấy lần ?
- GV: 5 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 5 chấm tròn và5 được lấy một lần bằng 5. 
- Viết thành : 5 x 1 = 5, đọc là 5 nhân 1 bằng 5.
- GV đưa tiếp 2 tấm bìa gắn lên bảng và hỏi :
? Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn. 
? Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
- Hãy lập công thức 5 được lấy 2 lần ?
? 5 nhân 2 bằng mấy ?
- HD h/s lập công thức cho các số còn lại. 
- GV ghi bảng công thức trên .
- GV nêu: Đây là bảng nhân 5. Các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5 , thừa số còn lại lần lượt là các số 1 , 2, 3, ... 10 
- YC h/s đọc lại bảng nhân 5 vừa lập được 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
c/ Thực hành:
Bài 1: Gọi HS nêu y/cầu.
- HD h/s làm ý thứ nhất. 
- Cho HS nhẩm điền kết quả
- GV nhận xét đánh giá
Bài 2 : Gọi HS đọc đề toán 
- HD h/s hiểu y/cầu đề toán
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3 Gọi HS nêu y/cầu.
- Cho HS đếm thêm 5 từ 5 đến 50.
- Gọi 1 HS lên bảng viết – lớp viết vào vở
- GV nhận xét, đánh giá
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- HS lên viết tổng sau thành tích tương ứng :
 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15 
 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 4 = 20
- HS nhận xét. 
- HS nhắc lại.
- HS quan sát tấm bìa để nhận xét:
- Có 5 chấm tròn .
- 5 chấm tròn được lấy 1 lần .
- 5 được lấy 1 lần .
- HS nhắc lại.
- Quan sát và trả lời :
- 5 chấm tròn được lấy 2 lần . 
- 5 được lấy 2 lần 
- Đó là phép nhân 5 x 2 
+ 5 x 2 = 10
- HS tìm kết quả để hình thành bảng nhân 5.
5 x 1 = 5
5 x 2 = 10
5 x 3 = 15
5 x 10 = 50 
- HS đọc CN – ĐT và HTL
- Các nhóm thi đọc thuộc lòng bảng nhân 5.
* Tính nhẩm
- HS làm VBT 
- HS nối tiếp nêu miệng kết quả.
* 1 HS đọc – cả lớp đọc thầm
- HS làm VBT – 1 HS lên bảng
Bài giải
Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần là :
5 x 4 = 20 (ngày )
 Đ/ S :20 ngày
* Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống
- HS nối tiếp đếm thêm 5
- Cả lớp điề vào VBT - 1 HS lên bảng điền
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại
Tập làm văn:
Tả ngắn về bốn mùa
I/ Mục đích, yêu cầu: 
	-Biết nghe và trả lời đúng các câu hỏi về mùa xuân. 
- Viết được một đoạn văn từ 3 - 5 câu có nội dung nói về mùa hè.
- Bước đầu biết nhận xét và chữa lỗi câu văn cho bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: 	Một số tranh, ảnh về mùa hè.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đọc BT 2 ở tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b/ HD làm bài tập:
Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- GV đọc đoạn văn lần 1.
? Bài văn miêu tả cảnh gì ?
? Tìm những dấu hiệu cho em biết mùa xuân đến.
? Mùa xuân đến cảnh vật thay đổi như thế nào ? 
? Tác giả quan sát mùa xuân bằng cách nào ?
- Gọi 1 em đọc lại đoạn văn.
Bài 2: Gọi HS nêu y/cầu
- GV h/dẫn: Ở bài tập 1 các em đã biết cách viết về một đoạn văn .Bây giờ các em sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè .
? Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm ?
? Mặt trời mùa hè như thế nào? 
? Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ra sao ?
? Mùa hè thường có hoa gì ? Hoa đó đẹp ra sao ?
? Em thường làm gì vào dịp nghỉ hè ?
? Em có ước mơ mùa hè đến không ?
? Mùa hè này em sẽ làm gì ?
- YC h/s thực hành viết vào vở.
- Mời 1 số em đọc bài làm của mình 
- GV nhận xét, chữa bài chú ý về lỗi câu, từ .
3/ Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- 2 HS chữa BT 2
- HS nhận xét. 
- HS nhắc lại
* Đọc đoạn văn sau và TLCH:
- HS lắng nghe - 5 em đọc lại .
+ Mùa xuân đến .
+ Mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp . Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ .
+ Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và toả ngát hương thơm.
- Nhìn và ngửi .
- HS đọc lại đoạn văn tả mùa xuân đến 
* Hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè.
- Lắng nghe GV .
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm .
+ Chiếu những ánh vàng rực rỡ 
+ Cây cam chín vàng, cây xoài thơm nức, mùi nhãn lồng ngọt lịm, ...
+ Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời
+ Chúng em nghỉ hè được đi nghỉ mát, vui chơị
- HS trả lời.
- HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân .
- Thực hành viết đoạn văn vào vở
- 1 số em lần lượt đọc đoạn văn mình viết 
- HS lắng nghe và nhận xét đoạn văn của bạn .
Đạo đức:
Trả lại của rơi (T2)
I/ Mục tiêu :
- Quí trọng những người thật thà, không tham của rơị
- Đồng tình, ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơị
II/ Đồ dùng dạy học: Vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Khởi động: HS hát “ Bà còng đi chợ”
2/ Bài mới: 
*Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện“Chiếc ví rơi “ 
- GV đọc câu chuyện : “ Chiếc ví rơi:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung đã ghi trong phiếu .
-Nội dung câu chuyện là gì ?
? Qua câu chuyện em thấy ai đáng khen ? Vì sao.
? Nếu em là bạn học sinh trong truyện em có làm như bạn không ? Vì sao ?
- Tổng kết các ý kiến trả lời của các nhóm .
* Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân . 
- YC h/s lên kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về việc trả lại của rơi .
- GV nhận xét đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp .
- Khen những em có hành vi trả lại của rơi . Khuyến khích học sinh noi gương học tập các bạn trả lại của rơi .
* Hoạt động 3: Thi ứng xử nhanh 
- Yêu cầu lớp chia thành 2 đội
- Cho mỗi đội 2 phút đẻ chuẩn bị tình huống sau đó các đội lên diễn lại cho lớp xem .
- Lắng nghe và nhận xét khen những đội có tiểu phẩm và trả lời haỵ 
3/ Củng cố - Dặn dò :
- Nhận xét tiết học 
- HS hát
- HS lắng nghe câu chuyện .
- Nhận phiếu thảo luận .
- Các nhóm thảo luận để hoàn thành bài tập 
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp .
- HS lắng nghe nhận xét bạn 
- Lần lượt một số em lên kể lại các việc mình đã làm hoặc do bạn mình làm về trả lại của rơi .
- Lớp lắng nghe nhận xét bạn kể .
- HS nhận xét. 
- Mỗi dãy lập thành 1 đội có đội trưởng điều khiển .
- Lần lượt các đội lên diễn về cách xử lí tình huống của đội mình .
- Lớp theo dõi nhận xét đội bạn diễn xuất và trả lời như vậy có đúng không để bổ sung .
- Lớp tham gia thi ứng xử nhanh .
Sinh hoạt lớp 
1/ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 20:
- HS đi học đều, đúng giờ, chăm ngoan, 
- Vệ sinh trường, lớp, thân thể sạch đẹp.
- Lễ phép, biết giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết bạn bè.
- Ra vào lớp có nề nếp. Có ý thức học tập tốt 
- Sách vở dụng cụ đầy đủ.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em đến lớp không mang sách vở.
2/ KẾ HOẠCH TUẦN 21
- Duy trì nề nếp cũ.
- Giáo dục HS ý nghĩa ngày thành lập Đảng ngày 3/2.
- Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà.
- Duy trì phong trào “Rèn chữ giữ vở”.
- Có đầy đủ đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Tự quản 15 phút đầu giờ tốt.
- Phân công HS giỏi kèm HS yếu.
- Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà.
- Động viên HS tự giác học tập.
3/ SINH HOẠT VĂN NGHỆ:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA cac mon Lop 2 Tuan 20.doc