Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 2, 3

Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 2, 3

TUẦN 13

Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011

MÔN Tập đọc

Người gác rừng tí hon

I - MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 + Đọc đúng các từ khó trong bài : Truyền, loanh quanh, khoảng, loay hoay, đứng khựng, . .

+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.

2. Kĩ năng: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo về rừng.

3. Cảm thụ: Biểu dương ý thức bảo về rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.

GD kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin

II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ ghi đoạn văn đọc diễn cảm và ghi sẵn từ cần luyện đọc.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - HS đọc bài Hành trình của bầy ong và trả lới câu hỏi ở cuối bài.

 

doc 6 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2 - Tuần 12 - Thứ 2, 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
MÔN	Tập đọc 
Người gác rừng tí hon
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
 + Đọc đúng các từ khó trong bài : Truyền, loanh quanh, khoảng, loay hoay, đứng khựng, . .
+ Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
2. Kĩ năng: Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; nhanh và hồi hộp hơn đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo về rừng.
3. Cảm thụ: Biểu dương ý thức bảo về rừng, sự thông minh dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
GD kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ ghi đoạn văn đọc diễn cảm và ghi sẵn từ cần luyện đọc.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : - HS đọc bài Hành trình của bầy ong và trả lới câu hỏi ở cuối bài.
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: - GV ghi đề bài lên bảng
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Một HS khá đọc bài.
- GV hướng dẫn HS đọc nối tiếp, (đoạn 1 từ đầu đến bàn bạc; đoạn 2: Tiếp đến . . thu lại gỗ; đoạn 3: còn lại)
- GV đọc mẫu cả bài.
b) Tìm hiểu bài:
- GV nêu câu hỏi, y/c HS trả lời.
Câu 1:
 Theo lối ba vẫn đi rừng bạn nhỏ đã phát hiện ra điều gì?
Câu 2:
 Kể những việc làm cho thấy bạn là người thông minh, dũng cảm?
(- GV cho HS thảo luận nhóm đôi để trả lời
 câu hỏi này).
- GV cho HS trao đổi với bạn cùng lớp để làm rõ ý sau:
+ Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia bắt bọn trộm gỗ?
+ Em học tập ở bạn nhỏ điều gì?
- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc của bài.
- GV cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cho HS nêu nội dung của bài.
- GV bổ sung phần nội dung, gắn bảng cho HS đọc lại.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS đọc lại tên bài học.
- Lớp theo dõi và đọc thầm theo bạn.
- Hai em nối tiếp nhau đọc toàn bài.
- HS đọc nối tiếp kết hợp phát âm - HS đọc nối tiếp lết hợp giải nghĩa từ, đọc chú giải.
HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc thầm từng đoạn để các trả lời câu hỏi :
4 thấy dấu chân to, thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài; bọn trộm gỗ sẽ dùng xe chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
4 + Việc làm cho thấy bạn nhỏ là người thông minh: Thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng, ...
+ Những việc làm cho thấy bạn là người dũng cảm: Chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ xấu...
- HS trao đổi với bạn để thống nhất câu trả lời. Sau đó phát biểu ý kiến.
4 Vì bạn yêu rừng, sợ rừng bị tàn phá/ Bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ, ...
 4 Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung./ Bình tĩnh, thông minh khi xử lí tình huống bất ngờ. Hay phán đoán nhanh, xử lí nhanh, dũng cảm, táo bạo, . . .
- Ba HS đọc nối tiếp bài thể hiện đúng lời các vai nhân vật.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc bài trước lớp.
- HS phát biểu ý kiến : Nội dung: Bài văn ca ngợi tinh thần dũng cảm, nhanh trí, thông minh và ý thức bảo vệ rừng của cậu bé.
MÔN	Toán 
Luyện tập chung
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân.
- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân .
2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo các phép tímh cộng, trừ và nhân số thập phân.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
GD kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN tư duy sáng tạo
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ ghi bài tập 2 và bài tập 4.
- Bảng phụ cho HS làm bài tập 3.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 100, . . . 
- Nêu cách nhân nhẩm một số thập phân với với 0,1; 0,01; 0,001; . . . 
B. DẠY BÀI MỚI
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : 
- GV ghi phép tính lên bảng.
- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp HS chữa bài theo kết quả đúng.
Bài 2 : Tính nhẩm.
- GV gắn bảng phụ đã ghi sẵn bài tập các nhóm thi điền nhanh kết quả.
- GV cho HS đại diện thi làm bài trước lớp.
Bài 3 : 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu tóm tắt. 
- GV hướng dẫn HS nêu cách làm và giải bài vào vở, một em làm bài vào bảng phụ. Gắn bảng phụ chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 4 :
a) GV gắn bài tập ghi sẵn lên bảng.
- GV giúp HS nêu được nhận xét.
b) Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
- GV hướng dẫn mẫu một câu, HS tự làm vào vở các câu còn lại.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại tên bài.
4 HS đọc yêu cầu. 
- HS làm bài tập vào vở. 3 HS lên bảng làm bài và nêu cách thực hiện các phép tính.
4 HS nêu yêu cầu BT.
- HS nhẩm tính và lên bảng thi điền nhanh kết quả vào bảng phụ.
- Cả lớp theo dõi và kết luận bạn thắng cuộc.
4 HS đọc đề bài, nêu tóm tắt. 
- HS làm bài vào vở, 2 em làm bài vào bảng phụ, trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Đáp số : 11550 đồng.
4 HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng điền kết quả vào bảng phụ.
- Nhận xét: (a + b) x c = a x c + b x c
- HS vận dụng nhận xét vừa nêu ở bài tập a để tính)
- HS làm bài vào vở, hai em lên bảng làm bài.
MÔN	Khoa học 
NHÔM
I . MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- HS biết kể tên một số dụng cu, máy móc, đồ dùng được làm bằng nhôm.
- Quan sát và phát hiện một vài tính chất của nhôm.
- Nêu nguồn gốc và tính chất của nhôm.
- Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm có trong gia đình.
2. Kĩ năng: Nhận biết nhôm và các dụng cụ được làm từ nhôm.
3. Giáo dục: HS có ý thức bảo quản tốt đồ dùng bằng nhôm và học tốt môn khoa học.
GD kĩ năng sống : - KN tư duy sáng tạo, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Một số đồ dùng bằng nhôm.
- Thông tin hình ảnh SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu tính chất và công dụng của đồng?
- Nêu tính chất và công dụng của hợp kim đồng?
B. Bài mới: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài:
* Hoạt động 1: Làm việc với các thông tin tranh ảnh, các đồ vật sưu tầm được.
- GV theo dõi và giúp các nhóm làm việc.
Kết luận: Nhôm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất như chế tạo những dụng cụ làm bếp; làm vỏ của nhiều loại đồ hộp; làm khung của hoặc một số bộ phận của các phương tiện giao thông như tàu hoả, ô tô, máy bay, tàu thuỷ, . . . 
* Hoạt động 2: Làm việc với vật thật.
- GV nêu câu hỏi thảo luận : Tính dẻo, màu sắc của những đồ dùng làm bằng nhôm đó.
Kết luận: Các đồ dùng làm bằng nhôm đều nhẹ, có màu trắng bạc, có ánh kim, không cứng bằng sắt và đồng.
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
- GV phát phiếu bài tập, HS làm bài trong phiếu.
- Gọi một số em lên trình bày ý kiến, lớp nhận xét, GV gắn đáp án lên bảng chữa bài.
- GV kết luận nội dung chính của hoạt động 3.
2. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học. 
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại đề bài.
4 Các thành viên trong nhóm giới thiệu hoặc kể những đồ dùng được làm bằng nhôm cử thư kí ghi lại. 
- Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu đồ dùng bằng nhôm .
- Đại diện vài em lên chỉ vào hình để giới thiệu đồ dùng bằng nhôm.
4 Làm việc theo nhóm : Các nhóm quan sát vật thật được đưa đến lớp, mô tả độ sáng, tính cứng,...
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung.
4 HS làm bài vào phiếu bài tập.
- Một số HS trình bày ý kiến của mình.
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
MÔN	Tiết 13 
CHÍNH TẢ	
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU s – x , ÂM CUỐI t – c
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: - Học sinh nhớ và viết đúng chính tả bài “Hành trình của bầy ong”.
2. Kĩ năng: 	- Luyện viết đúng những từ ngữ có âm đầu s – x hoặc âm cuối 
 t – c dễ lẫn.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
GD kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN ra quyết định 
II. Chuẩn bị: 
+ GV: Phấn màu.
+ HS: SGK, Vở.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Giới thiệu bài mới: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ viết.
Giáo viên cho học sinh đọc một lần bài thơ.
+ Bài có mấy khổ thơ?
+ Viết theo thể thơ nào?
+ Những chữ nào viết hoa?
+ Viết tên tác giả?
• Giáo viên chấm bài chính tả.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
	*Bài 2a: Yêu cầu đọc bài.
• Giáo viên nhận xét.
	*Bài 3:
• Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài tập.
• Giáo viên nhận xét.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Về nhà làm bài 2 vào vở.
Nhận xét tiết học. 
Học sinh lần lượt đọc lại bài thơ rõ ràng – dấu câu – phát âm (10 dòng đầu).
Học sinh trả lời (2).
Lục bát.
Nêu cách trình bày thể thơ lục bát.
Nguyễn Đức Mậu.
Học sinh nhớ và viết bài.
Từng cặp học sinh bắt chéo, đổi tập soát lỗi chính tả.
1 học sinh đọc yêu cầu.
Tổ chức nhóm: Tìm những tiếng có phụ âm tr – ch.
Ghi vào giấy – Đại diện nhóm lên bảng dán và đọc kết quả của nhóm mình.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc thầm.
Học sinh làm bài cá nhân – Điền vào ô trống hoàn chỉnh mẫu tin.
Học sinh sửa bài (nhanh – đúng).
Học sinh đọc lại mẫu tin.
MÔN	 Toán 
 	 Luyện tập chung
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Củng cố về phép cộng, phép trừ, phép nhân các số thập phân. 
- Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính.
- Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ.
2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo các phép tímh cộng, trừ và nhân số thập phân.
3. Giáo dục: HS có ý thức học tốt môn toán.
GD kĩ năng sống : - KN giải quyết v/đ, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
- Bảng phụ cho HS làm bài tập 4.
A. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Nêu tính chất nhân một tổng với một số.
- HS làm lại bài tập 4 câu b tiết trước.
B. DẠY BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Giới thiệu bài : GV ghi đề bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : 
- GV ghi phép tính lên bảng.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- GV giúp HS chữa bài theo kết quả đúng.
Bài 2 : Tính bằng hai cách.
 - GV yêu cầu HS nêu tên của tính chất để vận dụng tính.
- GV gợi ý cách làm cho một số HS yếu.
- GV giúp HS chữa bài theo kết quả đúng.
Bài 3 : 
a) Tính bằng cách thuận tiện nhất
b) Vận dụng tính chất một số nhân với 1 và tính chất giao hoán.
Bài 4 :
- GV cho HS tự đọc kĩ đề và làm bài vào vở
.
- GV giúp HS chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV cùng HS hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
- HS nhắc lại tên bài.
4 HS đọc yêu cầu. HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong một dãy tính.
- HS làm bài tập vào vở. 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
4 HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài vào vở theo yêu cầu của bài tập.
- 2 HS làm bài trên phiếu, dán kết quả lên bảng trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp theo dõi và kết luận bạn thắng cuộc.
4 HS tính và nêu cách tính.
- HS tự làm bài vào vở và chữa bài.
4 HS đọc bài nêu tóm tắt và cách giải. HS tự làm bài vào vở. 2 HS lên bảng điền kết quả vào bảng phụ.
Đáp số: 42 000 đồng.
- HS nhắc lại các tính chất của phép nhân số thập phân.
MÔN	Luyện từ & câu 
 Mở rộng vốn từ : Bảo vệ môi trường
I - MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường.
3. Giáo dục: HS có ý thức cao trong việc bảo về môi trường.
GD kĩ năng sống : - KN hợp tác, - KN tìm kiếm và xử lí thông tin, - KN giải quyết v/đ
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
Hai bảng phụ để HS làm bài tập 2.
Hai bảng phụ HS làm bài (viết đọn văn ở bài tập 3)
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
A. KIỂM TRA BÀI CŨ : 
- Đặt câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu.
- Đặt câu có cặp quan hệ từ (tuy- nhưng; nếu – thì)
B. BÀI MỚI:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài: - Giới thiệu nội dung yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 :
- GV gợi ý: cụm từ khu bảo tồn đa sinh học đã được thể hiện ngay trong đoạn văn.
- Qua đoạn văn, em hiểu khu bảo tồn đa sinh học là gì?
Bài 2 :
- GV phát giấy, bút dạ cho các nhóm làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
Bài 3 :
- GV giải thích yêu cầu bài tập: Mỗi em chọn một cụm từ ở bài tập 2 để làm đề tài, viết đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.
- Gọi vài em đọc bài làm của mình, lớp nhận xét.
- GV khen ngợi những em viết bài hay.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại bài học.
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
4 Một em đọc nội dung bài tập và chú giải.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi, các học sinh khác nhận xét :
... là nơi lưu giữ được nhiều loài động vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.
4 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm bài theo nhóm vào bảng phụ.
- Đại diện các nhóm mỗi nhóm nối tiếp nhau trình bày kết quả.
4 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS nối tiếp nhau nói tên đề tài mình chọn.
- HS viết bài vào vơ.
- HS đọc bài viết của mình, GV và cả lớp nhận xét nhanh.
- Hai em làm bài vào bảng phụ. Gắn bảng phụ chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docT2-3.doc