Giáo án các môn học lớp 2, kì I - Tuần 18

Giáo án các môn học lớp 2, kì I - Tuần 18

I. Mục tiêu:

- On luyện tập đọc và học thuộc lòng.

- Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 phụ chữ/ phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.

- On luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.

II. Chuẩn bị

- GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. Bảng viết sẵn câu văn bài tập 2. Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một.

- HS: SGK.

III. Các hoạt động

 

doc 23 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 802Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 2, kì I - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18
Thứ hai ngày 7 tháng 1 năm 2008
Hoạt động tập thể
----------------------------------------
Tiết 1: 
I. Mục tiêu:
Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Đọc trơn được các bài tập đọc đã học. Tốc độ 45 phụ chữ/ phút. Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các dấu câu và giữa các cụm từ.
Oân luyện về cách viết tự thuật theo mẫu.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc và học thuộc lòng đã học. Bảng viết sẵn câu văn bài tập 2. Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập một. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Tìm từ chỉ sự vật trong câu đã cho
Gọi HS đọc yêu cầu và đọc câu văn đề bài cho.
Yêu cầu gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu văn đã cho.
Yêu cầu nhận xét bài bạn trên bảng.
Nhận xét và cho điểm HS.
Lời giải: Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
v Hoạt động 3: Viết bản tự thuật theo mẫu
Cho HS đọc yêu cầu của bài tập và tự làm bài.
Gọi 1 số em đọc bài Tự thuật của mình.
Cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập đọc đã học.
Chuẩn bị: Tiết 2.
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
Đọc bài.
Làm bài cá nhân. 2 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét bài làm và bổ sung nếu cần.
Làm bài cá nhân.
Một số HS đọc bài. Sau mỗi lần có HS đọc bài, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Tiết 2 
I. Mục tiêu:
Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Oân luyện về cách tự giới thiệu.
Oân luyện về dấu chấm.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học. Tranh minh họa bài tập 2. Bảng phụ chép nội dung đoạn văn bài tập 3.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Đặt câu tự giới thiệu
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Gọi 1 HS khá đọc lại tình huống 1.
Yêu cầu 1 HS làm mẫu. Hướng dẫn em cần nói đủ tên và quan hệ của em với bạn là gì?
Gọi một số HS nhắc lại câu giới thiệu cho tình huống 1.
Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm cách nói lời giới thiệu trong hai tình huống còn lại.
Gọi một số HS nói lời giới thiệu. Sau đó, nhận xét và cho điểm.
v Hoạt động 3: Oân luyện về dấu chấm
Yêu cầu HS đọc đề bài và đọc đoạn văn.
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó chép lại cho đúng chính tả.
Yêu cầu HS nhận xét bài bạn trên bảng. Sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Lời giải:
Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi cho bố vui lòng.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 3
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
3 HS đọc, mỗi em đọc 1 tình huống.
Tự giới thiệu về em với mẹ của bạn em khi em đến nhà bạn lần đầu.
1 HS khá làm mẫu. Ví dụ: Cháu chào bác ạ! Cháu là Mai, học cùng lớp với bạn Ngọc. Thưa bác Ngọc có nhà không ạ
Thảo luận tìm cách nói. Ví dụ:
+ Cháu chào bác ạ! Cháu là Sơn con bố Tùng ở cạnh nhà bác. Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ!
+ Em chào cô ạ! Em là Ngọc Lan, học sinh lớp 2C. Cô Thu Nga bảo em đến phòng cô, xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ!
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
 2 HS làm trên bảng lớp. Cả lớp làm bài trong Vở bài tập.
MÔN: TOÁN
Tiết: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Giúp HS củng cố về giải bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ.
Kỹ năng: Tính đúng nhanh, chính xác.
Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1.Khởi động (1’)
2.Bài cũ: Ôn tập về đo lường.
Con vịt nặng bao nhiêu kílôgam?
Gói đường nặng mấy kílôgam?
Bạn gái nặng bao nhiêu kílôgam?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân tập
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào?
Tại sao?
Yêu cầu HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Sau đó nhận xét, cho điểm HS.
	Tóm tắt
Buổi sáng: 48 lít
Buổi chiều: 37 lít
Tất cả: . lít?
Bài 2:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng gì? Vì sao?
Yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
 Tóm tắt
	32 kg	
Bình 	/-------------------------/----------/
An	/-------------------------/ 6 kg
	? kg
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
Bài toán thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu HS tóm tắt bằng số đo và giải.
	Tóm tắt
	24 bông
Lan	/--------------------------/ 6 bông
Liên	/--------------------------/---------/
	? bông
Bài 4:
GV tổ chức cho HS thi điền số hạng giữa các tổ. Tổ nào có nhiều bạn điền đúng, nhanh là đội thắng cuộc.
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
8
11
14
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
Đọc đề
Bài toán cho biết buổi sáng bán được 48l dầu, buổi chiều bán được 37l dầu.
Bài toán hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ?
Ta thực hiện phép cộng 48 + 37
Vì số lít dầu cả ngày bằng cả số lít dầu buổi sáng bán và số lít dầu buổi chiều bán gộp lại.
Làm bài.
Bài giải
	Số lít dầu cả ngày bán được là:
	48 + 37 = 85 (l)
	Đáp số: 85 lít
Đọc đề bài.
Bài toán cho biết Bình cân nặng 32 kg. An nhẹ hơn Bình 6 kg.
Hỏi An nặng bao nhiêu kg?
Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn. Vì nhẹ hơn có nghĩa là ít hơn.
Làm bài
 Bài giải
	 Bạn An cân nặng là:
	32 – 6 = 26 (kg)
 Đáp số: 26 kg.
Đọc đề bài.
Lan hái được 24 bông hoa. Liên hái được nhiều hơn Lan 16 bông hoa.
Liên hái được mấy bông hoa?
Bài toán về nhiều hơn.
Làm bài
Bài giải
	Liên hái được số hoa là:
	26 + 14 = 40 (bông)
 Đáp số: 40 bông hoa.
- HS các tổ thi đua.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
Tiết: TRẢ LẠI CỦA RƠI (TT)
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS hiểu được: 
Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
2Kỹ năng: Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
Đồng tình, ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơi.
3Thái độ: Trả lại của rơi khi nhặt được.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Trò chơi. Phần thưởng.
HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Trả lại của rơi.
Nhặt được của rơi cần làm gì?
Trả lại của rơi thể hiện đức tính gì?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Thực hành: Trả lại của rơi (Tiết 2)
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: HS biết ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
Ÿ Phương pháp: Kể chuyện, thảo luận, đàm thoại.
ị ĐDDH: Phiếu thảo luận, câu chuyện kể.
GV đọc (kể) câu chuyện.
Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nội dung câu chuyện là gì?
Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao?
Nếu em là bạn HS trong truyện, em có làm như bạn không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS.
v Hoạt động 2: Giúp HS thực hành ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi. 
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi.
GV nhận xét, đưara ý kiến đúng cần giải đáp.
Khen những HS có hành vi trả lại của rơi.
Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi.
v Hoạt động 3: Thi “Ứng xử nhanh”
Ÿ Phương pháp: Trò chơi, đàm thoại, đóng vai.
ị ĐDDH: Tình huống. Phần thưởng.
GV phổ biến luật thi:
+ Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, sau đó lên điền lại cho cả lớp xem. Sau khi xem xong, các đội ngồi dưới có quyền giơ tín hiệu để bổ sung bằng cách đóng lại tiểu phẩm, trong đó đưa ra cách giải quyết của nhóm mình. Ban giám khảo ( là GV và đại diện các tổ) sẽ chấm điểm, xem đội nào trả lời nhanh, đúng.
+ Đội nào  ... àng ý.
Oân luyện cách viết đoạn văn ngắn (5 câu) theo chủ đề cho trước.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc lòng.
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Nêu mục tiêu tiết học và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân luyện tập đọc và học thuộc lòng
Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
v Hoạt động 2: Oân luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu 2 HS làm mẫu tình huống 1.
Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống, sau đó gọi một số nhóm trình bày.
Nhận xét và cho điểm từng cặp HS.
v Hoạt động 3: Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em.
Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số em đọc bài làm và chỉnh sửa lỗi cho các em, nếu có.
Chấm điểm một số bài tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét chung về tiết học.
Chuẩn bị: Tiết 9
Hát
7 đến 8 HS lần lượt lên bảng, bốc thăm chọn bài tập đọc sau đó đọc 1 đoạn hoặc cả bài như trong phiếu đã chỉ định.
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm mẫu: Ví dụ với tình huống a):
+ HS 1 (vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
+ HS 2 (vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ!/ Vâng ạ! Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ! . . .
Tình huống b):
+ HS 1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với!
+ HS 2: Chị chờ em một lát. Em xong bài tập sẽ giúp chị ngay./ Chị ơi, một tí nữa em giúp chị được không? Em vẫn chưa làm xong bài tập 
Tình huống c):
+ HS 1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với.
+ HS 2: Đây là bài kiểm tra, mình không thể làm giúp bạn được, bạn thông cảm.
Tình huống d):
+ HS 1: Ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì.
+ HS 2: Đây, cậu lấy mà dùng./ Đây nó đây./ Oâi mình để quên nó ở nhà rồi, tiếc quá
1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm bài và đọc bài làm.
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu về:
Cộng trừ các số trong phạm vi 100
Tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu tính.
2Kỹ năng: Giải bài toán về kém hơn.
Tính chất giao hoán của phép cộng.
Ngày trong tuần, ngày trong tháng.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: SGK. Bảng phụ.
HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung.
Sửa bài 5.
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Oân tập
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
Yêu cầu HS đặt tính rồi thực hiện tính. 3 HS lên bảng làm bài.
Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính: 
	38 + 27; 70 – 32; 83 –8.
Nhận xét và cho điểm HS
Bài 2:
Yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính giá trị biểu thức có đến 2 dấu phép tính rồi giải.
	12 + 8 + 6 	= 20 + 6
 	= 26
	36 + 19 – 19 	= 55 –1 9
 	 	= 36
Nhận xét và cho điểm HS.
v Hoạt động 2: Giải bài toán về kém hơn.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 3:
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao?
Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
 Tóm tắt
	70 tuổi
Oâng	/-------------------------/---------/
Bố	/-------------------------/ 32 tuổi
	? tuổi
v Hoạt động 3: Tính chất giao hoán của phép cộng.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ị ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 4:
Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
Viết lên bảng: 75 + 18 = 18 + £
Điền số nào vào ô trống?
Vì sao?
Yêu cầu HS làm bài tiếp.
Bài 5:
Cho HS tự trả lời. Nếu còn thời gian GV cho HS trả lời thêm các câu hỏi:
	+ Hôm qua là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
	+ Ngày mai là thứ mấy? Ngày bao nhiêu của tháng nào?
	+ Ngày kia là thứ mấy? Ngày bao nhiêu và của tháng nào?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Thi HK1.
- Hát
- 2 HS lên bảng sửa bài. HS sửa bài.
Đặt tính rồi tính.
3 HS trả lời.
Thực hành tính từ trái sang phải.
Làm bài.
	25 + 15 – 30 	= 40 – 30
 	= 10
	51 – 19 –18 	= 32 – 18
 	= 14
Đọc đề bài.
Bài toán về ít hơn. Vì kém có nghĩa là ít hơn.
Giải bài toán
 Bài giải
	 Số tuổi của bố là:
	 70 – 32 = 38 (tuổi)
 Đáp số: 38 tuổi
Điền số thích hợp vào ô trống.
Quan sát.
Điền số 75.
Vì 75 + 18 = 18 + 75. Vì khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không đổi
	44 + 36 = 36 + 44
	37 + 26 = 26 + 37
	65 + 9 = 9 + 65
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
THỂ DỤC
ÔN TẬP
-----------------------------------------
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA
THỨ SÁU NGÀY 11 THÁNG 1 NĂM 2008
TIẾNG VIỆT
KIỂM TRA
-----------------------------------------
MỸ THUẬT
VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN
----------------------------------------
TOÁN
KIỂM TRA
--------------------------------------
MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết: GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp.
2Kỹ năng: Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
Làm một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp như: quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường.
3Thái độ: Có ý thức giữ trường lớp sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh, ảnh trong SGK trang 38, 39. Một số dụng cụ như: Khẩu trang, chổi có cán, xẻng hót rác, gáo múc nước hoặc bình tưới. Quan sát sân trường và các khu vực xung quanh lớp học và nhận xét về tình trạng vệ sinh ở những nơi đó trước khi có tiết học.
HS: SGK. Vật dụng.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Phòng tránh té ngã khi ở trường.
Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường?
Nên và không làm gì để phòng tránh tai nạn khi ở trường?
GV nhận xét.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Giữ trường học sạch đẹp.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Nhận biết trường học sạch đẹp và biết giữ trường học sạch đẹp.
Ÿ Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
ị ĐDDH: Tranh.
Bước 1:
Treo tranh ảnh trang 38, 39.
Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh và trả lời câu hỏi:
Tranh 1:
Bức ảnh thứ nhất minh họa gì?
Nêu rõ các bạn làm những gì?
Dụng cụ các bạn sử dụng?
Việc làm đó có tác dụng gì?
Tranh 2:
Bức tranh thứ 2 vẽ gì?
Nói cụ thể các công việc các bạn đang làm?
Tác dụng?
Trường học sạch đẹp có tác dụng gì?
Bước 2:
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Trên sân trường và xung quanh trường, xung quanh các phòng học sạch hay bẩn?
Xung quanh trường hoặc trên sân trường có nhiều cây xanh không? Cây có tốt không?
Khu vệ sinh đặt ở đâu? Có sạch không? Có mùi hôi không?
Trường học của em đã sạch chưa?
Theo em làm thế nào để giữ trường học sạch đẹp?
Kết luận: Nhấn mạnh tác dụng của trường học sạch đẹp.
Nhắc lại và bổ sung những việc nên làm và nên tránh để giữ trường học sạch đẹp.
v Hoạt động 2: Thực hành làm vệ sinh trường, lớp học
Ÿ Phương pháp: Thực hành
ị ĐDDH: Vật dụng.
Bước 1:
Phân công việc cho mỗi nhóm.
Phát cho mỗi nhóm một số dụng cụ phù hợp với từng công việc.
Hướng dẫn HS biết cách sử dụng dụng cụ hợp lí để đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh cơ thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ  phải rửa tay bằng xà phòng.
Bước 2:
Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
Đánh giá kết quả làm việc.
Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì?
Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
Chuẩn bị: Bài 19.
Hát
 - HS nêu, bạn nhận xét.
HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường.
Quét rác, xách nước, tưới cây
Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng
Sân trường sạch sẽ
Trường học sạch đẹp.
Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu
Cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường.
Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
Nhớ lại kết quả, quan sát và trả lời.
Không viết, vẽ bẩn lên bàn, lên tường.
Không vứt rác, không khạc nhổ bừa bãi.
Không trèo cây, bẻ cành, hái vứt hoa, dẫm lên cây.
Đại, tiểu tiện đúng nơi qui định
Tham gia vào các hoạt động làm vệ sinh trường lớp, tưới chăm sóc cây cối.
Làm vệ sinh theo nhóm.
Phân công nhóm trưởng.
Các nhóm tiến hành công việc:
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
+ Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường
+ Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc