Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 32

Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 32

Tiết 3 :Toán

Tiết 156 : LUYỆN TẬP .

I/ MỤC TIÊU :

1.Kiến thức : Giúp học sinh :

-Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.

2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.

3.Thái độ : Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.

II/ CHUẨN BỊ :

1.Giáo viên : Một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.

2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.

 

doc 34 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối lớp 2 - Tuần dạy số 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 :Toán
Tiết 156 : LUYỆN TẬP .
I/ MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức : Giúp học sinh :
•-Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng trừ trên các số với đơn vị là đồng và kĩ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.
3.Thái độ : Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
2.Học sinh : Sách toán, vở BT, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 3 em lên bảng làm bài tập. Đặt tính và tính :
456 - 123
934 - 612
868 - 421
-Nhận xét,cho điểm.
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Luyện tập.
Mục tiêu : Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng.
-PP trực quan : Hình vẽ (vẽ hình túi lên bảng)
Bài 1 : Yêu cầu HS quan sát hình vẽ.
PP hỏi đáp- thực hành :
-Túi thứ nhất có những tờ giấy bạc nào ?
-Muốn biết túi thứ nhất có bao nhiêu tiền ta 
làm thế nào ?
-Vậy túi thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền ?
-Nhận xét.
Bài 2 : Gọi 1 em đọc bài ?
-Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền ?
-Mẹ mua hành hết bao nhiêu tiền ?
-Bài toán yêu cầu tìm gì ?
-Làm thế nào để tìm ra số tiền mẹ phải trả ?
-Nhận xét, cho điểm.
Bài 3 : Gọi 1 em đọc yêu cầu ?
-Khi mua hàng trong trường hợp nào chúng ta được trả lại tiền ?
-GV nêu bài toán : An mua rau hết 600 đồng, An đưa người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại An bao nhiêu tiền ?
-Muốn biết người bán rau phải trả lại An bao nhiêu chúng ta phải làm tính gì ?
-Nhận xét, cho điểm.
-Trò chơi .
Bài 4 : Yêu cầu gì ?
-Nêu bài toán : Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả người bán hàng 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng ?
-PP hỏi đáp, giảng giải :
-Tổng số tiền mà người mua phải trả là bao nhiêu ?
-Người đó đã trả được bao nhêu tiền ? 
-Người đó còn phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa ?
-Người đó phải đưa thêm tờ giấy bạc nào ?
-Vậy điền số mấy vào ô trống ?
-Nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò.
-3 em lên bảng làm. Lớp làm bảng con.
 456 934 868
- 123 - 612 -421
 333 322 447
-Luyện tập.
-Quan sát.
-Túi thou nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ 500 đồng, 1 tờ 200 đồng, 1 tờ 100 đồng.
-Ta thực hiện phép cộng : 500 đồng+ 200 + 
100 đồng.
-Túi thứ nhất có 800 đồng.
- HS làm tiếp các bài còn lại.
-1 em đọc : Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. Hỏi mẹ phải trả hết bao nhiêu tiền ?
-Mẹ mua rau hết 600 đồng.
-Mẹ mua hành hết 200 đồng.
-Tìm số tiền mẹ phải trả.
-Thực hiện phép cộng.
-1 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
Tóm tắt .
Rau : 600 đồng
Hành ; 200 đồng
Tất cả : ? đồng
Giải
Số tiền mẹ phải trả : 
 600 + 200 = 800 (đồng)
 Đáp số : 800 đồng.
-Viết số tiền trả lại vào ô trống.
-Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa so với giá hàng.
-Nghe và phân tích bài toán.
-Thực hiện phép trừ : 700 – 600 = 100 đồng.
Người bán rau phải trả lại An 100 đồng.
-HS làm tiếp các phần còn lại.
-Trò chơi “Bán hàng”
- Viết số thích hợp vào ô trống.
-900 đồng.
-Người đó đã trả : 100 đồng + 100 đồng + 500 đồng = 700 đồng.
-Người đó còn phải trả thêm : 900 đồng – 700 đồng = 200 đồng.
-Người đó phải đưa thêm cho người bán hàng tờ giấy bạc loại 200 đồng.
-Điền số 1.
-HS làm tiếp các phần còn lại.
-Làm thêm bài tập.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Tiết 1 : Tập đọc 
Bài 63: CHUYỆN QUẢ BẦU / TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
•-Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.
•-Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
•Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong bài : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
-Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Chuyện quả bầu.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra .
-Gọi 3 em đọc bài “Bảo vệ như thế là rất tốt”
-Anh Nha được giao nhiệm vụ gì ?
-Vì sao anh Nha hỏi giấy tờ Bác Hồ ?
-Bác Hồ khen anh Nha như thế nào ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Luyện đocï .
Mục tiêu: Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
-PP luyện đọc : Giáo viên đọc mẫu lần 1 (giọng người kể chậm rãi. Chuyển giọng nhanh hơn,hồi hộp căng thẳng (đoạn 2 :tai 
họa ập đến), ngạc nhiên (đoạn 3 : hai vợ chồng thấy có tiếng người trong quả bầu rồi những con người bé nhỏ từ đó chui ra)
-PP trực quan : Tranh .
-Hướng dẫn luyện đọc .
a. Đọc từng câu :
-Kết hợp luyện phát âm từ khó ( Phần mục tiêu )
b.Đọc từng đoạn trước lớp. 
-PP trực quan :Bảng phụ :Giáo viên giới thiệu các câu cần chú ý cách đọc.
-GV nhắc nhở học sinh đọc nghỉ hơi sau dấu phẩy, dấu chấm, nhấn giọng từ ngữ in đậm. Giọng đọc dồn dập.
-PP giảng giải : Hướng dẫn đọc chú giải .
c.- Đọc từng đoạn trong nhóm
d.-Thi đọc giữa các nhóm 
e.- Đồng thanh 
-Nhận xét .
3.Củng cố : Gọi 1 em đọc lại bài.
-Chuyển ý : Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt, và chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết 2.
Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài.
-3 em đọc bài và TLCH.
- Anh Nha được giao nhiệm vụ gác trước nhà Bác để bảo vệ Bác.
-Vì anh chưa biết mặt Bác..
-Chú ấy làm nhiệm vụ bảo vệ như thế là rất tốt.
-Chuyện quả bầu.
-Tiết 1.
-Theo dõi đọc thầm.
-1 em giỏi đọc . Lớp theo dõi đọc thầm.
-Quan sát.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
-HS luyện đọc các từ : lạy van, ngập lụt, biển nước, vắng tanh, nhanh nhảu.
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
-Luyện đọc câu : Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng,/ mây đen ùn ùn kéo đến.// Mưa to,/ gió lớn,/ nước ngập mênh mông.// Muôn loài đều chết chìm trong biển nước.//
-HS đọc chú giải (SGK/ tr 117) con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
-Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm (từng đoạn, cả bài). CN 
- Đồng thanh (từng đoạn, cả bài).
-1 em đọc lại bài.
-Tập đọc bài.
 Tiết 4 : Kĩ thuật 
Bài 32: LÀM CON BƯỚM{TIẾT 2.}
 I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Học sinh biết cách làm con bướm bằng giấy.
2.Kĩ năng : Làm được con bướm.
3.Thái độ : Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : 
•- Mẫu con bướm bằng giấy.
 -Quy trình làm con bướm bằng giấy có hình minh họa.
 -Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán.
2.Học sinh : Giấy thủ công, vở.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
1.Bài cũ : PP kiểm tra Tiết trước học kĩ thuật bài gì ?
Trực quan : Mẫu : Con bướm.
-Gọi HS lên bảng thực hiện 4 bước làm con bướm.
-Nhận xét, đánh giá.
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
 Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
Mục tiêu : Biết quan sát, nhận xét con bướmbằng giấy.
-PP hỏi đáp :Con bướm làm bằng gì ?
-Có những bộ phận nào ?
Hoạt động 2 : Thực hành.
Mục tiêu : Biết làm con bướm bằng giấy.
PP giảng giải :
-GV Hướng dẫn các bước :
 Bước 1 : Cắt giấy.
 Bước 2 : Gấp cánh bướm.
 Bước 3 : Buộc thân bướm.
 Bước 4 : Làm râu bướm.
-Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh.
Củng cố : Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán.
-Làm con bướm/ tiết 1.
-2 em lên bảng thực hiện các thao tác làm con bướm. Nhận xét.
--Làm con bướm/ tiết 2.
-Làm bằng giấy.
-Cánh bướm, thân, râu.
 Bước 1 : Cắt giấy.
 Bước 2 : Gấp cánh bướm.
 Bước 3 : Buộc thân bướm.
 Bước 4 : Làm râu bướm.
-Thực hành làm con bướm.
-Trưng bày sản phẩm.
-Đem đủ đồ dùng.
Tiết 4 :Đ AO ĐỨC.
Bài 32: (DÀNHCHO ĐỊA PHƯƠNG )
 Tiết 2 : Tập đọc
 CHUYỆN QUẢ BẦU (TIẾT 2.)
1.Kiến thức : Đọc 
-Hiểu : Hiểu nghĩa của các từ được chú giải trong bài : con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
-Hiểu nội dung bài : Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ :Bồi dưỡng tình cảm yêu quý các dân tộc anh em.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh : Chuyện quả bầu.
2.Học sinh : Sách Tiếng việt/Tập2.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Gọi 3 em đọc bài và TLCH
-Giải nghĩa từ nương ?
-Đặt câu với từ “nương” ?
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài
Ho ...  tĩnh hiên ngang trong tư thế người chiến thắng).
-Giảng thêm về trận Đống Đa, chuyện chị Sáu ở pháp trường.
Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá.
Mục tiêu : Biết nhận xét đánh giá tranh tượng nghệ thuật.
-Nhận xét. Khen ngợi học sinh phát biểu tốt.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sưu tầm ảnh.
-Vẽ trang trí hình vuông.
-1 em nhắc tựa.
-Quan sát.
-Trong tư thế hướng về phía trước, dáng hiên ngang. Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng. Tay trái cầm kiếm, oai phong.
-Phật đứng ung dung, thư thái, mặt đăm chiêu, suy nghĩ. Hai tay đặt lên nhau.
-Tư thế hiên ngang. Mắt nhìn thẳng. Tay nắm chặt, kiên quyết.
-Sưu tầm ảnh về các loại tượng.
Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Tiết 9 : Chính tả (nghe viết) 
Bài 64: TIẾNG CHỔI TRE .
PHÂN BIỆT L/ N, IT/ ICH .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
•- Nghe viết đúng hai khổ thơ cuối của bài“ Tiếng chổi tre”. Qua bài chính tả, biết cách trình bày một bài thơ tự do.
•- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âmđầu, vần dễ lẫn : l/ n, it/ ich .
2.Kĩ năng : Rèn viết đúng, trình bày sạch, đẹp.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh chung.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Viết 2 khổ thơ cuối của bài “Tiếng chổi tre”
2.Học sinh : Vở chính tả, bảng con, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra : Kiểm tra các từ học sinh mắc lỗi ở tiết học trước. Giáo viên đọc .
-Nhận xét.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn nghe viết.
Mục tiêu : Nghe viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối của bài “Tiếng chổi tre”
-PP giảng giải :
a/ Nội dung đoạn viết: 
-PP trực quan : Bảng phụ.
-Giáo viên đọc 1 lần bài chính tả.
-Tranh : Tiếng chổi tre.
-Đoạn thơ nói về ai ? 
-Công việc của chị lao công vất vả như thế nào ?
-Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì ?
b/ Hướng dẫn trình bày . 
-PP hỏi đáp : Bài thơ thuộc thể thơ gì ? 
-Những chữ đầu dòng thơ viết như thế nào ?
-Bắt đầu từ ô thứ ba?
c/ Hướng dẫn viết từ khó. Gợi ý cho HS nêu từ khó.
-PP phân tích : Ghi bảng. Hướng dẫn phân tích từ khó.
-Xoá bảng, đọc cho HS viết bảng.
d/ Viết chính tả.
-Đọc từng câu, từng từ, đọc lại cả câu.
-Đọc lại cả bài. Chấm vở, nhận xét.
Hoạt động 2 : Bài tập.
Mục tiêu : Làm đúng các bài tập phân biệt l/ n, it/ ich .
Bài 2 : bài 2 a: Yêu cầu gì ?
-PP luyện tập : GV tổ chức cho HS làm bài theo 
nhóm (Điền vào chỗ trống l/n)
-Bảng phụ : GV dán bảng 2 tờ giấy khổ to.
-Nhận xét chốt lại lời giải đúng (SGV/ tr 242)
Một cây làm chẳng nên non 
Bài 2b : Yêu cầu gì ?
-GV nhận xét chốt lời giải đúng (SGV/ tr 242)
-Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích.
3.Củng cố : Nhận xét tiết học, tuyên dương HS viết chính tả đúng chữ đẹp, sạch.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Sửa lỗi.
-Việt Nam có Bác.
-HS nêu các từ viết sai.
-3 em lên bảng viết : lỗi lầm, va vấp, quàng dây, nuôi nấng.
-Viết bảng con.
-Chính tả (nghe viết) : Tiếng chổi tre .
-Theo dõi. 3-4 em đọc lại.
-Quan sát.
-Chị lao công.
-Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
-Chị lao công làm việc có ích cho xã hội, chúng ta phải yêu quý, giúp đỡ chị.
-Thơ tự do.
-Viết hoa.
-HS nêu từ khó : lặng ngắt, cơn giông, quét rác, gió rét, sạch lề.
-Viết bảng con.
-Nghe và viết vở.
-Soát lỗi, sửa lỗi.
-Điền vào chỗ trống l/ n.
-Chia nhóm (lên bảng điền vào chỗ trống theo trò chơi tiếp sức)
-Từng em đọc kết quả. Làm vở BT.
 -Nhận xét.
-Điền vần it/ ich vào chỗ trống . 
-2 em lên bảng điền.
-5-6 em đọc lại kết quả. Làm vở 
-Sửa lỗi mỗi chữ sai sửa 1 dòng.
 Tiết 2: Toán
Tiết 160 : KIỂM TRA .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Kiểm tra học sinh :
•-Kiến thức về thứ tự các số.
 -Kĩ năng so sánh các số có 3 chữ số. Kĩ năng tính cộng trừ các số có 3 chữ số.
2.Kĩ năng : Rèn tính cẩn thận làm tính cộng trừ đúng, chính xác.
3.Thái độ : Ý thức tự giác làm bài.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Đề kiểm tra.
2.Học sinh : Nháp, vở Kiểm tra.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
35’
4’
1’
2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Kiểm tra.
Mục tiêu : Kiến thức về thứ tự các số. Kĩ năng so sánh các số có 3 chữ số. Kĩ năng tính cộng trừ các số có 3 chữ số.
Bài 1/ Số :
- 255, c , 257, 258 , c , 260 , c , c .
2/ Điền dấu > , =
 357 c 400
 601 c 563
 238 c 259
 301 c 297
 999 c 1000
Bài 3/Đặt tính rồi tính :
432 + 325 251 + 346
872 – 320 786 - 135
4/Tính :
25 m + 17 m = 
900 km – 200 km =
63 mm – 8 mm =
700 đồng – 300 đồng =
200 đồng + 5 đồng =
Bài 5/Tính chu vi hình tam giác ABC ? Có các cạnh : 24 cm, 32 cm, 40 cm ?
Hoạt động 2 -Thu bài, chấm, nhận xét.
3.Củng cố : 
-Nhận xét tiết học.-Tuyên dương, nhắc nhở.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò. Học thuộc cách đặt tính và tính cộng trừ các số có 2 chữ số, 3 chữ số.
-
-Kiểm tra.
-Cả lớp làm bài.
-255, 256, 257, 258, 259, 260, 261, 262.
2/ Điền dấu > , =
 357 < 400
 601 > 563
 238 < 259
 301 > 297
 999 < 1000
3/Đặt tính rồi tính :
432 + 325 =757 251 + 346 = 597
872 – 320 = 552 786 – 135 = 651
4/Tính :
25 m + 17 m = 42 m
900 km – 200 km = 700 km
63 mm – 8 mm = 55 mm
700 đồng – 300 đồng = 400 đồng
200 đồng + 5 đồng = 205 đồng
5/Chu vi hình tam giác ABC là :
24 + 32 + 40 = 96 (cm)
Đáp số : 96 cm
-Học thuộc cách đặt tính và tính cộng trừ các số có 2 chữ số, 3 chữ số.
 Thứ . . . . . . ngày . . . . . .tháng . . . . . .năm . . . . . .
Tiết 10 : Tập làm văn
Bài 32: ĐÁP LỜI TỪ CHỐI .
ĐỌC SỔ LIÊN LẠC .
I/ MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : 
-Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự nhã nhặn.
-Biết thuật lại chính xác nội dung sổ liên lạc.
2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết trả lời đủ ý, đúng ngữ pháp về nội dung câu chuyện.
3.Thái độ : Phát triển học sinh năng lực tư duy ngôn ngữ.
II/ CHUẨN BỊ :
1.Giáo viên : Tranh minh họa truyện . Bảng phụ viết BT2 .
2.Học sinh : Sách Tiếng việt, vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
5’
25’
4’
1’
1.Bài cũ : PP kiểm tra :Gọi 2 em nói lời khen ngợi và đáp lời khen .
-Gọi 2 em đọc đoạn văn ngắn đã làm về ảnh Bác Hồ ? 
-Nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Làm bài miệng.
Mục tiêu : Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự nhã nhặn.
Bài 1 : Gọi 1 em đọc yêu cầu ?
- Bài tập yêu cầu gì ?
-PP trực quan : Tranh .
-GV nhắc nhở : Khi đáp lời từ chối nên nói với thái độ nhã nhặn, lịch sự.
-Nhận xét, cho điểm.
-Bài 2 : Miệng.
-PP trực quan : Bảng phụ : Ghi tình huống a.b.c
-PP hoạt động : Từng cặp 2 em nối tiếp nhau thực hành.
-Trong tình huống b em thực hành nói lời từ chối như thế nào ?
-Em nói lời từ chối không cho bạn kia đi chợ với mẹ với thái độ ra sao ?
-Nhận xét.
.Họat động 2 : Đọc và nói nội dung một trang sổ liên lạc của em.
Mục tiêu : Biết thuật lại chính xác nội dung sổ liên lạc.
Bài 3 : Gọi 1 em nêu yêu cầu của bài
-PP trực quan : Cho HS mở sổ liên lạc.
-GV hướng dẫn: Chú ý nêu chân thật nội dung trang em thích.
-GV gợi ý : Ngày thầy cô viết nhận xét.
-Nhận xét của thầy cô như thế nào ?
-Vì sao có nhận xét đó, nêu suy nghĩ của em ?
-PP hoạt động : Yêu cầu trao đổi theo cặp.
-Nhận xét, cho điểm HS nói tốt.
3.Củng cố : Giáo dục tư tưởng - Nhận xét tiết học.
Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- Làm vở 
-PP thực hành :
-2 em : nói lời khen ngợi và đáp lời khen trong tình huống tự nghĩ ra.
-Cậu nhảy dây giỏi thật. Nhanh thoăn thoắt ấy .
-Cám ơn cậu, tớ thấy cũng thường thôi.
 -2 em đọc đoạn văn ngắn đã làm về ảnh Bác Hồ .
-1 em nhắc tựa bài.
-1 em đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
-Quan sát . Đọc thầm lời đối thoại giữa hai nhân vật.
-2-3 cặp HS thực hành :
-HS1 : Cho tớ mượn quyển truyện của cậu với.
-HS2 : xin lỗi, nhưng tớ chưa đọc xong.
-HS1 : Thế thì tớ mượn sau vậy. Khi nào đọc xong cho tớ mượn nhé.
-Nhận xét.
-Từng cặp 2 em nối tiếp nhau thực hành đáp lời từ chối với tình huống a.b.c.
a/Cậu cho mình mượn quyển truyện của cậu với.
-Truyện này tớ cũng mượn .
-Tiếc quá nhỉ !Thế à ? Bạn đọc xong kể cho mình nghe với, được không ? Bạn có thể nói cho mình biết bạn mượn của ai không ? Mình sẽ hỏi mượn sau.
b/Con không vẽ được bức tranh này, bố giúp con với.
-Con cần tự làm bài chứ !
-Con sẽ cố gắng vậy. Nhưng khó quá bố ạ. Thế bố gợi ý cho con vẽ vậy. Thôi được con sẽ quyết vẽ cho kì được.
c/Mẹ ơi ! mẹ cho con đi chợ cùng mẹ nhé. Mẹ ơi, con muốn đi chợ cùng mẹ.
-Con ở nhà học bài đi
-Lần sau con làm xong bài tập, mẹ cho con đi nhé.
-Nhận xét, chọn cặp thực hành tốt.
-1 em nêu : Đọc và nói nội dung một trang sổ liên lạc của em.
-HS mở sổ liên lạc. Chọn 1 trang em thích .
-1 em giỏi đọc nội dung trang sổ liên lạc của mình. Nêu suy nghĩ của em.
-Trao đổi theo cặp.
-Thi nói về nội dung một trang sổ liên lạc.
-Làm vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docG.an tuan 32.doc