Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 7

Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 7

Tiết 2 Đạo đức (T7)

Bài 4: Gia đình em

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. HS biết được:

- Trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em. Ông bà, cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, rất yêu quý con cháu.

- Cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị để mau tiến bộ, cho ông bà, cha mẹ vui lòng

2. Học sinh có thái độ:

- Kính trọng, yêu thương, lễ phép với các thành viên trong gia đình

- Quý trọng, tán thành những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

3. Kỹ năng

 Học sinh biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ, anh chị dạy bảo.

*Giúp HSHN biết được:

- Trong gia đình mình có những thành viên nào

- Quý trọng, vâng lời ông bà cha mẹ, anh chị trong

doc 39 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 703Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 2 - Trường TH Lê Quý Đôn - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY:TUẦN VII 
T/N
TIẾT
MÔN
TCT
 TÊN BÀI GIẢNG
Ghi Chú
HAI
 5/10
1
2
3
4
5
Chào cờ
Đạo đức
Toán
Học vần
Học vần
7
21
55
56
Gia đình em (tiết 2)
Kiểm tra
Bài 27: Ôn tập (tiết1)
Bài 27: Ôn tập (tiết2) 
BA
 6/10
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
Aâm nhạc
22
57
58
53
Phép cộng trong phạm vi 3
Ôn tập âm và chữ ghi âm (tiết 1)
Ôn tap âm và chữ ghi âm (tiết 2)
Bài 27: Gỗ (t1)
Học hát: Bài Tìm bạn thân(tieptheo) 
TƯ
 7\10
1
2
3
4
5
Toán
Học vần
Học vần
Mĩ thuật
TNTV
7
23
59
60
54
Luyện tập 
Bài 28: Chữ thường- chữhoa(tiết1)
Bài 28: Chữ thường- chữ hoa (tiết 2)
Vẽ màu va hinh quả (trái)cây
Bài 27: Gỗ(t2)
NĂM
 8\10
1
2
3
4
5
Thể dục
Toán
Học vần
Học vần
TNTV
7
24
61
62
55
Đội hình đôi ngũ - Trò chơivậnđộng 
Phép cộng trong phạm vi 4
 Bài 29:ia (tiết1)
 Bài 29: ia (tiết 2)
 Bài 28: Rừng (t1)
SÁU
 9\10
1
2
3
4
5
TN&XH
Tập viết
Tập viết
Thủcông
Sinhhoạt
7
T5
T6
7
7
Thực hành:Đánh răng và rửa mặt
 cử tạ ,thợ xẻ,chữ số 
 nho khô,nghé ọ,chú ý
 Xé dán hình quả cam(tiết 2)
Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009
Tiết 2 Đạo đức (T7)
Bài 4: Gia đình em
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. HS biết được:
- Trong gia đình thường có ông bà, cha mẹ, anh chị em. Ông bà, cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, rất yêu quý con cháu.
- Cần lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị để mau tiến bộ, cho ông bà, cha mẹ vui lòng
2. Học sinh có thái độ:
- Kính trọng, yêu thương, lễ phép với các thành viên trong gia đình
- Quý trọng, tán thành những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ..
3. Kỹ năng
 Học sinh biết thực hiện những điều ông bà, cha mẹ, anh chị dạy bảo.
*Giúp HSHN biết được:
- Trong gia đình mình có những thành viên nào
- Quý trọng, vâng lời ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Sách giáo khoa 
- Bài hát: Cả nhà thương nhau.
- Các điều 5,7,9,10,18,20,21,17 Công ước quốc tế về quyền trẻ em
- Các điều 3,5,7,9,12,13,16,17 trong luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
- Giấy, bút vẽ, hoặc ảnh chụp gia đình
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định lớp: ( 2’)
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1’)
2. Họat động 1: ( 10’)HS kể về gia đình mình
- Gv chia lớp thành từng nhóm, mỗi nhóm 4-6 học sinh và hướng dẫn cách kể về gia đình mình
+ Gia đình em có mấy người?
+ Bố mẹ em tên gì?
+ Anh ( chị ) em bao nhiêu tuổi? Học lớp mấy?
- Gv mời một số học sinh kể trước lớp
- Gv kết luận: Chúng ta ai cũng có một gia đình, các em phải biết yêu quý gia đình mình
3. Hoạt động 2:( 7’) Học sinh xem tranh bài tập 2 và kể lại nội dung tranh
- GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm quan sát và kể lại nội dung 1 tranh.
+ Nhóm 1: Tranh 1
+ Nhóm 2: Tranh 2
+ Nhóm 3: Trang 3
+ Nhóm 4: Tranh 4
- Yêu cầu đại diên các nhóm trình bày
- GV chốt lại nội dung từng tranh:
+ Tranh 1: Bố mẹ đang hướng dẫn con học bài 
+ Tranh 2: Bố mẹ đưa con đi chơi đu quay ở công viên
+ Tranh 3: Một gia đình đang sum họp bên mâm cơm
+ Tranh 4: Một bạn nhỏ trong tổ bán báo “ Xa mẹ” dang bán báo trên đường phố
- GV nêu câu hỏi cho học sinh đàm thoại: Bạn nhỏ trong tranh nào được sống hạnh phúc với gia đình? Bạn nhỏ nào phải sống xa cha mẹ? Vì sao?
- GV nêu kết luận:
Các em đó thật sung sướng được sống cùng với gia đình . Nhưng cũng còn một số bạn trong cuộc sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau phải sống xa gia đình, cha mẹ mình. Chúng ta cần thông cảm và biết giúp đỡ những bạn đó.
4. Hoạt động 3:(12’) Học sinh chơi đóng vai theo tình huống trong bài tập 3
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đóng vai theo tình huống trong một tranh
- GV hướng dẫn học sinh xem tranh và chọn cách ứng xử
- Yêu cầu các nhóm lần lượt lên thể hiện trước lớp. Gv theo dõi tuyên dương, động viên các nhóm
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp với mỗi tình huống:
+ Tranh 1: Nói “ Vâng ạ” và thực hiện đúng lời mẹ dặn
+ Tranh 2: Chào bà và chào mẹ khi đi học về
+ Tranh 3: Xin phép bà đi chơi
+ Tranh 4: Nhận quà bằng 2 tay và nói lời cám ơn
- GV kết luận: Các em phải có bổn phận kính trọng, lễ phép, vâng lời ông ba, cha mẹ.
5. Củng cố: (2’)
- Gv nêu lại các kết luận trong bài
- Nhận xét tiết học
6. Dặn dò: (1’)
- Dặn học sinhvề nhà phải vâng lời ông bà, bố mẹ
- Xem trước bài sau
-Hát bài “Cả nhà thương nhau” hoặc bài“ Mẹ yêu không nào”
- Học sinh tự kể về gia đình mình trong nhóm
* HSHN nói về gia đình mình với bạn bên cạnh
- Một số học sinh kể trước lớp về gia đình mình
- Học sinh thảo luận nhóm về nội dung tranh được phân công
* HSHN được các bạn trong nhóm hướng dẫn quan sát tranh
- Đại diện nhóm kể lại nội dung tranh. Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đàm thoại theo các câu hỏi:
Trong 3 bức tranh 1, 2, 3, các bạn nhỏ được sống trong sự yêu thương, quan tâm của ông bà, cha me,ï được học hành, vui chơi, ăn uống hằng ngày. Bạn nhỏ trong tranh 4 phải sống xa gia đình vì hằng ngày bạn phải đi bán báo để kiếm tiền.
- Học sinh lắng nghe
- Các nhóm nhận nhiệm vụ
- Các nhóm quan sát tranh và chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai. Cả lớp theo dõi, nhận xét
* HSHN: quan sát và lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Cả lớp hát bài: “ Cho con”
Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu
- Học sinh lắng nghe
--------------------------------------------------------------------
Tiết 2 Toán (T25)
 Bài 24 a: TỰ KIỂM TRA
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Kiểm tra kết quả học tập của HS về:-Nhận biết số lượng trong phạm vi 10, viết các số từ 0- 10
-Nhận biết thứ tự mỗi số trong dãy số từ 0 đến 10
-Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	-Phiếu kiểm tra( mỗi học sinh một phiếu).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giới thiệu bài
Phát phiếu kiểm tra
Hướng dẫn học sinh biết yêu cầu của từng bài tập
học sinh làm bài
Thu bài, dặn dò
Đề bài
1. Số
2. Số
 1 2 4 3 6
3. 
 < 1... 0 7.... 6 8  5 
 > 3....9 0.....2 3......7 
 =	6..5 7 4 9..2 
4. Số	+ có ....hình vuông
 + có ... hình tam giác
5.
a) Khoanh vào số lớn nhất: 1 3 5 7 9
b) Khoanh vào số bé nhất: 2 4 6 8 10
Đáp án , biểu điểm
Bài 1: 2 điểm
Mỗi lần viết đúng 1 số ở ô trống cho 0,5 đ
Bài 2: 1,5 điểm
Mỗi lần viết đúng 1 số ở ô trống cho 0,5
Bài 3: 4,5 điểm
Mỗi lần viết đúng dấu ( ,=) vào chỗ chấm cho 0,5 đ
Bài 4: 1 điểm:
Viết vào hàng chấm thứ nhất được 1 điểm
Viết vào hàng chấm thứ hai được 1 điểm
 Bài 5: 1 điểm
 Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm
 ---------------------------------------------------------
Tiết 4 + 5 Học vần ( 57,58)
Bài 27: ôn tập
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Học sinh đọc, viết được một cách chắc chắn các âm và chữ vừa học trong tuần: p- ph, nh, g, gh, q- q, gi, ng, ngh, y, tr
- Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng
- Nghe, hiểu và kể lại được một cách tự nhiên một số chi tiết quab trọng trong truyện kể : Tre ngà
*Giúp HSHN: 
- Củng cố cách đọc, cách viết các chữ cái đã học trong tuần
- Đánh vần được các tiếng trong bảng ôn theo giáo viên
- Lắng nghe các bạn và giáo viên kể chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng ôn trang 56 SGK
- Tranh minh hoạ câu ứng dụng và truyện kể
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
* GV yêu cầu HSHN đọc và viết bảng con : y, tr
- GV nhận xét, ghi điểm
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: (2’)
- GV: cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ gì?
+ Em hãy ghép cho cô tiếng phố, quê
+ Trong tiếng phố, quê có chữ và âm gì chúng ta mới học
GV: Tuần qua chúng ta đã được học học những âm gì mới? 
- GV ghi bên cạnh góc bảng
- GV gắn bảng ôn 1 (phóng to bảng trang 56 SGK) lên bảng để học sinh theo dõi
2. Ôn tập
2.1 Lập bảng ôn: 
a. Các chữ và âm vừa học: ( 5’)
- GV đọc âm cho HS chỉ chữ
b. Ghép chữ thành tiếng ( bảng 1): (10’)
- GV: Âm ph ghép với âm o ta được tiếng gì?
- Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS ghép các tiếng tiếp theo
- Yêu cầu học sinh đọc bảng ôn
- GV theo dõi, chỉnh sửa
- Lưu ý học sinh những trường hợp không ghép được ( không có nghĩa)
* GV hướng dẫn HSHN đánh vần tiếng
c. Ghép tiếng với dấu thanh ( B2): (9’)
- GV: i thêm dấu sắc ta được tiếng gì?
- Tương tự như vậy GV hướng dẫn HS ghép i, y với các dấu thanh còn lại trong bảng ôn
- GV chỉnh sửa lỗi cho học sinh
* GV chỉ bảng ôn cho HSHN đọc
 NGHỈ GIẢI LAO GIỮA TIẾT
2.2 Đọc các từ ngữ ứng dụng: ( 5’)
- GV viết các từ ngữ ứng dụng lên bảng:
 nhà ga tre ngà
 quả nho ý nghĩ
- GV chỉnh sửa lỗi phát âm
* GV yêu cầu HSHN tìm chữ nh, g, tr, qu, ng
- GV kết hợp giải nghĩa từ ứng dụng 
2.3 Tập viết từ ngữ ứng dụng: (3’)
- GV viết mẫu trên bảng lớp: 
- GV theo dõi , lưu ý HS nối nét giữa các con chữ và vị trí dấu thanh
- Hát
- 2 HS đọc và viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con:
 y – y tá ; tr – tre ngà
- 2 HS đọc các tiếng ứng dụng: 
 y tế, chú ý, cá trê, trí nhớ
- 1 HS đọc câu  ... ù ý
- Củng cố kĩ năng viết chữ đều nét, liền mạch, thẳng dòng kẻ
- Rèn luyện tính cẩn thận, biết yêu cái đẹp của chữ Việt
* Học sinh viết được các tiếng: cử tạ, thợ xẻ, chữ số
* Rèn luyện tính cẩn thận, biết yêu cái đẹp của chữ Việt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng mẫu viết chữ : lễ, cọ, bờ, hổ, mơ, do, ta, thơ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV kiểm tra, nhận xét, ghi điểm
C. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (2’)
- GV cho học sinh quan sát bảng chữ mẫu sẽ viết trong tiết học. Nêu yêu cầu, nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn viết chữ: ( 32’)
a. cử tạ
- GV giải nghĩa tiếng cử tạ
- Hướng dẫn học sinh phân tích tư
+ Từ cử tạ gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- Hướng dẫn HS viết vào bảng con
b. thợ xẻ
- GV giải nghĩa tiếng thợ xẻ
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ thợ xẻ gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- Gv theo dõi, chỉnh sửa
c. chữ số
- GV giải nghĩa tiếng chữ số
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ chữ số gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
*NGHỈ GIỮA TIẾT
d. nho khô
- GV giải nghĩa tiếng nho khô
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ nho khô gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
 e . nghé ọ
- GV giải nghĩa tiếng nghé ọ
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ nghé ọ gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
g. chú ý
- GV giải nghĩa tiếng chú ý
- Hướng dẫn học sinh phân tích từ
+ Từ chú ý gồm mấy tiếng?
+ Độ cao các con chữ?
- GV thao tác viết mẫu trên bảng lớp. Lưu ý điểm đặt bút, hướng đi của bút, chỗ nối giữa các con chữ, điểm dừng bút, vị trí của dấu.
- GV theo dõi, chỉnh sửa
Hát
- 2 Học sinh viết bảng lớp, dưới lớp viết bảng con: kh, nh, ngh, ch
- Học sinh quan sát
- Học sinh đọc theo giáo viên: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, nho khô, nghé ọ, chú ý
- HS quan sát từ cử tạ trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ 2 tiếng: cử và tạ
+ Con chữ c, ư, a cao 2 ô li, con chữ t cao 3 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết vào bảng con : cử tạ
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ thợ xẻ trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: thợ và xẻ
+ Con chữ ơ, e, x cao 2 ô li , con chữ t cao 3 ô li, con chữ h cao 5 ô li
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ chữ số trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: chữ và số
+ Con chữ ư, ô, c cao 2 ô li , con chữ s cao 2,5 ô li, con chữ h cao 5 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ nho khô trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: nho và khô
+ Con chữ n, o, ô cao 2 ô li , con chữ h, k cao 5 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ nghé ọ trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: nghé và ọ
+ Con chữ n, e, o cao 2 ô li, con chữ h, g cao 5 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh quan sát từ chú ý trên bảng và trong vở Tập viết. Trả lời:
+ Có 2 tiếng: chú và ý
+ Con chữ c, u cao 2 ô li, con chữ h, y cao 5 ô li
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết bảng con
Tiết 2
3. Học sinh viết vào vở Tập viết
a. Nhắc lại nội dung tập viết: (5’)
- GV chỉ bảng cho học sinh đọc
b. Học sinh viết bài:( 25’)
- GV nêu yêu cầu : Viết mỗi từ một dòng vào vở Tập viết
* Hướng dẫn HSHN viết cử tạ, thợ xẻ, chữ số
4. Chấm điểm:( 7’)
- GV thu một số vở chấm
- Sửa những lỗi sai phổ biến trên bảng
- Tuyên dương những học sinh đó
5. Củng cố:(2’)
- GV chỉ bảng
- Nhận xét tiết học
6. Dặn dò: ( 1’)
- Dặn học sinh về nhà tập viết thêm vào vở ô li.
- Xem trước bài tập viết tiết sau
- Học sinh lần lượt đọc lại nội tập viết trên bảng: cử tạ, thợ xẻ, chữ số, nho khô, nghé ọ, chú ý
- Học sinh viết bài vào vở, mỗi tiếng viết 1 dòng
* HSHN: Viết cử tạ, thợ xẻ, chữ số mỗi từ một dòng
- Học sinh bình chọn những bài viết đúng, đẹp nhất
- Học sinh đọc lại nội dung tập viết trên bảng phụ
- Học sinh lắng nghe
Tiết 4 Thủ công (T7)
Bài 4: Xé dán hình quả cam (T2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết cách xé, dán hình quả cam từ hình vuông
- Xé được hình quả cam có cuống, lá và dán cân đối, phẳng
* Giúp HSHN
- Nhận biết quả cam
- Biết xé, dán hình quả cam theo hình vẽ sẵn
II. CHUẨN BỊ
1. GV: 
- Bài mẫu về xé, dán hình quả cam
- Một tờ giấy thủ công màu xanh lá cây
- Một tờ giấy thủ công màu da cam ( hoặc màu đỏ) 
- Hồ dán, giấy trắng làm nền
2. HS: 
Như đã dặn ở tiết trước
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Khởi động: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
C. Dạy bài mới 25’
1. Giới thiệu bài
Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành xé, dán hình quả cam
2. GV nhắc lại các bước xé ở tiết 1
- GV: Lần lượt xé:
+ Hình quả cam
+ Xé hình lá
+ Xé hình cuống lá
3. Học sinh thực hành xé
- GV quan sát hướng dẫn thêm
* GV vẽ sẵn hình quả cam, cuống, lá vào giấy màu và hướng dẫn HSHN xé theo hình đã vẽ
4. Đánh giá sản phẩm
- GV hướng dẫn học sinh đánh giá sản phẩm dựa theo các tiêu chí sau:
+ Xé được đường cong, đường xé đều, ít răng cưa
+ Hình xé gần giống mẫu, dán cân đối
5. Nhận xét, củng cố 5’
- GV nhận xét: 
+ Sự chuẩn bị của học sinh cho bài học
+ Tinh thần, thái độ học tập của học sinh
+ Vệ sinh, an toàn lao động
6. Dặn dò 1’
Dặn học sinh chuẩn bị giấy, bút chì, hồ dán cho bài học sau: Xé dán hình cây đơn giản
- Học sinh hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh nhắc lại các bước xé
- Học sinh thực hành vẽ và xé trên giấy màu lần lượt các bộ phận của quả cam theo hướng dẫn của giáo viên
- Xé xong xếp hình vào vở thủ công cho cân đối rồi bôi hồ và dán theo thứ tự đã hướng dẫn
* HSHN xé theo hình vẽ của giáo viên trên giấy màu rồi dán vào vở
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh cùng giáo viên bình chọn, đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí GV hướng dẫn
- Mỗi tổ bình chon một sản phẩm đẹp nhất để trưng bày
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh lắng nghe
------------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Sinh hoạt tuần 7
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
- Học sinh nhận biết cách nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của mình
- Giúp học sinh nhận ra ưu điểm, khuyết điểm trong tuần qua, đề ra nhiệm vụ tuần tới
- Rèn luyện cho HS tính kỉ luật, tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động tập thể
II. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Các hoạt động của giáo viên
Các hoạt động của HS
1. Ổn định lớp
2. Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Cho học sinh chơi thử
- Cho học sinh chơi thật
3. Nhận xét, đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua
- GV hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong tổ xem bạn nào thực hiện tốt, bạn nào chưa..
- GV hướng dẫn tổ trưởng các tổ báo cáo
- GV kết luận chung:
a. Ưu điểm:
+ Đi học tương đối đầy đủ, ra vào lớp đúng giờ
+ Có ý thức học tập tốt, giữ gìn sách vở sạch sẽ
+ Một số em đọc, viết có tiến bộ nhiều: Trang,Thái..
b. Khuyết diểm:
+ Còn một số em đi học chưa chuyên cần (In Hồ,Xoan,Phiên)
+ Aên mặc chưa sạch sẽ, đầu tóc chưa gọn gàng: Phửi,Trang,Thái
+ Cần chú ý rèn chữ viết: Chi,Chinh, Phiên Buang
+ Một số học sinh còn nói chuyện riêng nhiều: Đức,Ơ Luỹ, Ni, Tuyin
* Tuyên dương những học sinh đã thực hiện tốt
- Chấm điểm thi đua cho các tổ
4. Đề ra nhiệm vụ tuần tới
+ Duy trì tôt nề nếp đạo đức: vâng lời, lễ phép với thầy cô giáo và nhười lớn
+ Phải học bài, viết bài, làm bài tập đầy đủ. Đầu giờ học các tổ trưởng kiểm tra vở của các bạn trong tổ
+ Thực hiện tốt an toàn giao thông, đi về bên phải
+ Giữ vệ sinh thân thể, quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng, đi học đúng giờ và chuyên cần
+ Tăng cường ôn tập đọc, viết, làm toán chuẩn bị cho kiểm tra định kì giữa kì 1
5. Kết thúc tiết học 
- GV cho học sinh hát
- Cả lớp hát 1 bài
- HS lắng nghe
- HS chơi thử
- HS chơi thật
- HS thảo luận trong tổ
- Các tổ trưởng báo cáo trước lớp. Các thành viên khác bổ sung
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát
-----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc