Giáo án buổi chiều lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh - Tuần 20

Giáo án buổi chiều lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh - Tuần 20

I-Mục tiêu:

- Rèn kĩ năng đọc lưu loát bài: Hai ngọn gió

-Rèn kĩ năng đọc hiểu ở bài tập 2.

II-Hoạt động dạy và học

 1.Giới thiệu bài

 2.Hướng dẫn HS đọc bài

 Bài 1: Đọc bài : Hai ngọn gió

- GV đọc mẫu. HS lắng nghe

- HS đọc bài nối tiếp từng câu

- HS đọc bài

- HS nhận xét GV nhận xét.

Bài 2:Chọn câu trả lời đúng

- HS nêu y/c bài và đọc thầm trả lời câu hỏi

- GV cho HS đọc các câu hỏi và các câu trả lời trong vở thực hành

- GV hướng dẫn HS làm

-HS làm vào vở thực hành

a)Gió Bắc từ đâu đến?

- HS làm bài vào vở TH và chọn ra ý đúng

- GV nhận xét, chốt ý đúng.

 - ý 1 là đúng : Từ Bắc Cực băng giá.

b) Gió Nam từ đâu đến?

- ý đúng là ý 3:Từ châu Phi nóng bức

c)Gió Bắc , Gió Nam gắn bó với công việc thế nào?

- ý đúng là ý3:Cả hai đều yêu công việc của mình.

d) Những cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa?

- ý đúng là ý 2: giá băng - ấm áp

 

doc 22 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 2781Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án buổi chiều lớp 2 - Nguyễn Thị Tuyết Thanh - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20
 Thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 2012
Luyện Tiếng việt
 Luyện đọc bài: Hai ngọn gió
I-Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đọc lưu loát bài: Hai ngọn gió
-Rèn kĩ năng đọc hiểu ở bài tập 2.
II-Hoạt động dạy và học
 1.Giới thiệu bài
 2.Hướng dẫn HS đọc bài
 Bài 1: Đọc bài : Hai ngọn gió
- GV đọc mẫu. HS lắng nghe
- HS đọc bài nối tiếp từng câu
- HS đọc bài
- HS nhận xét GV nhận xét.
Bài 2:Chọn câu trả lời đúng
- HS nêu y/c bài và đọc thầm trả lời câu hỏi
- GV cho HS đọc các câu hỏi và các câu trả lời trong vở thực hành
- GV hướng dẫn HS làm
-HS làm vào vở thực hành
a)Gió Bắc từ đâu đến? 
- HS làm bài vào vở TH và chọn ra ý đúng
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
 - ý 1 là đúng : Từ Bắc Cực băng giá.
b) Gió Nam từ đâu đến?
- ý đúng là ý 3:Từ châu Phi nóng bức
c)Gió Bắc , Gió Nam gắn bó với công việc thế nào?
- ý đúng là ý3:Cả hai đều yêu công việc của mình.
d) Những cặp từ nào dưới đây là cặp từ trái nghĩa?
- ý đúng là ý 2: giá băng - ấm áp
e) Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động?
- ý đúng là ý 1: bay, trèo leo, ném
- HS làm từng câu hỏi và đọc lên
 3. Chấm chữa bài :
- GV chấm bài cho HS và nhận xét
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài
 ===========***===========
 Luyện Toán
 Ôn: Bảng nhân 3, giải toán
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân trong bảng nhân 3
-Rèn kĩ năng giải toán
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập:(30’)
Bài 1: Nối (theo mẫu)
 3 x 3 3 x 2 3 x 7 3 x 10 3 x 6
12 9 15 6 18 21 30 3 24
 3 x 4 3 x 5 3 x 9 3 x 1 3 x 8
-GV hướng dẫn mẫu, HS làm miệng
-GV nối.
Bài 2: Viết số thíchhợp vào ô trống 
 	 x 4 +5
 x 2 	3
3
 x 6	 x 5 - 4
 3 	 3
-GV hướng dẫn mẫu, HS làm vào vở, 2HS lên bảng làm 
-HS nhận xét
-GV chữa bài
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
Thừa số
 3
3
3
3
Thừa số
 7
4
8
9
Tích
21
-HS đọc yêu cầu.
-GV hướng dẫn mẫu, HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV chữa bài.
Bài 4: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
 Mỗi ô tô : 2 bánh 
 6 ô tô	:...bánh?
-HS đọc bài toán và trả lời câu hỏi.
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm 
 Bài giải:
 6 ô tô có số bánh là:
 6 x 2 = 12 (bánh)
 Đáp số: 12 bánh
-HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm.
-GV chữa bài.
-GV chấm, chữa bài 
3.Củng cố,dặn dò: (2’)
-HS hệ thống lại bài.
-GV nhận xét giờ học.
 ==========***========
Tự học
Học sinh tự luyện 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại đọc , viết, tính toán, hát, vẽ ,đặt câu đã học mà mình đang cần luyện và mình yêu thích
- HS có ý thức tự luyện.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:(2’)
2.Giáo viên nêu yêu cầu tiết học:
- Tiết học này các em sẽ luyện lại những nội dung mà mình hoàn thành chưa tốt hoặc chưa hoàn thành và những môn mà các em yêu thích như : đọc, viết, làm toán, hát, vẽ ..........
3.GV định hướng: 
- Trong tiết học này các em có thể luyện lại các kiến thức mà mình đang cần luyện ví dụ: Đọc lại các bài tập đọc, đặt câu , tìm từ , luyện viết, , hát, vẽ, tính toán..... 
- HS chọn nhóm cho mình
- Lớp trưởng, lớp phó điều khiển các nhóm hoạt động
-Nhóm yếu tính toán
-Nhóm thích hát
- Nhóm vẽ 
- Nhóm HS yếu về đọc thì luyện đọc trôi chảy đoạn trong bài tập đọc mà em cần luyện
- HS làm, GV theo dỏi giúp đỡ
- HS khá, giỏi đọc trôi chảy cả bài 
- GV theo dỏi giúp đỡ HS hoàn thành nội dung tự luyện
3.Chấm bài: (5’)
-HS nộp bài , GV chấm và nhận xét.
4.Củng cố dặn dò: (1’)
-GV nhận xét giờ học.
 =========***========== 
 Thứ 4 ngày 18 tháng 1 năm 2012
Luyện Tiếng việt
 Ôn đặt câu hỏi khi nào? 
 Phân biệt s /x hoặc iêt/iêc 
I-Mục tiêu: 
- Rèn kĩ năng đặt câu hỏi có cụm từ khi nào?, phân biệt s /x, iêt / iêc ở vở thực hành.
II-Hoạt động dạy và học
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1:a)HS nêu y/c (điền vào chỗ trống s hay x)
 Gió xôn xao vòm lá
Trời xanh làm tấm phông
 Sóng ru trưa lấp loá
 Nắng hè trôi trên sông
- HS làm bài và đọc bài làm 
- GV chữa bài 
b)HS nêu y/c( iêt hoặc iêc).
-HS điền vào vở TH
-HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét: 
 Ngôi nhà như chiếc lá
Phố dài như cành xanh
Suốt ngày còng lấy càng
 Viết chữ lên mặt cát
Bài 2: Điền vào chỗ trống dấu chấm hoặc dấu chấm than:
- HS đọc bài trong VTH và làm bài 
-GV theoi dỏi, gợi ý
- HS đọc bài làm , GV cùng HS nhận xét 
- GV chữa bài : - Ôi, đẹp quá!
Bài 3:HS đọc yêu cầu : Thay cụm từ khi nào trong các câu sau bằng các cụm từ bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ.
- GV hướng dẫn mẫu : Khi nào bạn nghỉ he
 Bao giờ bạn nghỉ hè?
 Lúc nào bạn nghỉ hè ?
 - HS làm vào vở thực hành và đọc lên
a)Khi nào bạn về quê thăm ông bà?
 Bao giờ bạn về quê thăm ông bà?
 Lúc nào bạn về quê thăm ông bà?
- Lớp cùng GV nhận xét
* GV chấm một số bài
3.Cũng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
	==========***========== 
Luyện Toán
 Ôn : Bảng nhân 2, bảng nhân 3, giải toán
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng tính nhẩm trong bảng nhân đã học, điền số, giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân
- Củng cố về kí năng điền tiếp các số vào dãy số.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
 Bài1: HS nêu y/c( Tính nhẩm)
 - GV các em dựa vào bảng nhân 2, bảng nhân 3 để làm
 - HS thảo luận nhóm đôi nêu kết quả
 - HS nối tiếp nhau nêu kết quả. GV ghi bảng
 3 x 8 = 24 3 x 10 = 30 3 x 9 = 27 
 2 x 3 = 6 3 x 6 = 18 3 x 2 = 6
 - HS đọc lại bài 1
- GV nhận xét 
Bài 2: Số ?
x 4
3
3
x7
x9 
x10
3
2
- HS làm vào vở TH 
- HS lên bảng làm
-GV nhận xét: 
Bài 3: HS đọc bài tyóan và giải vào vở
? Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
-HS trả lời và làm vào VTH
-GV cùng HS chữa bài: Đáp số: 12 học sinh
Bài 4: HS đọc yêu cầu : Số?
 a) 2; 4; 6 ; .....; .....; .....; .......
? Dãy số này là dãy số chẵn hay lẻ
? Số trước và số liền sau nó cách nhau mấy đơn vị
 -HS làm vào VTH
- 1 lên bảng làm : a) 2; 4; 6; 8; 10; 12
*Chấm bài 
- HS nộp bài GV chấm và nhận xét
3. Cũng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
 ==========***=========
 Luyện viết 
 Bài : Ông Mạnh thắng Thần Gió 
I.Mục tiêu
-Rèn kỹ năng viết cho HS.
-Biết cách trình bày bài vào vở luyện viết.
II.Hoạt động dạy học (32’)
1.Giới thiệu bài viết 
2.Hướng dẫn HS viết bài
-GV đọc lại bài Ông Mạnh thắng Thần Gió
-Hướng dẫn cách trình bày vào vở và viết đúng các từ khó: hoành hành, ngạo nghễ......
-HS nhìn SGKviết vào vở .
-GV nhắc nhở những HS viết chữ chưa đẹp cần nắn nót hơn
-GV hướng dẫn thêm cho HS viết còn sai lỗi chính tả.
-3. GV Thu vở chấm .
GV nhận xét sữa lỗi bài viết cho từng em .
4.Củng cố, dặn dò
-Nhắc nhở một số em viết còn chưa đẹp về nhà luyện viết thêm .
Nhận xét tiết học
 ===========***==========
 Thứ 6 ngày 20 tháng 1 năm 2012
 Luyện Tiếng việt
	 Ôn : Viết đoạn văn ngắn về về một cơn gió
I.Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng điền từ cho sẵn để hoàn chỉnh đoạn văn
 -Rèn kĩ năng viết đoạn văn về cơn gió
II.Hoạt động dạy học
1.Giới thiệu bài(2’) 
2.Hướng dẫn HS làm bài tập (25’)
Bài 1: HS nêu y/c BT(Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn)
- HS đọc thầm và thảo luận nhóm đôi
-HS làm vào vở và đọc lên
Gv chấm bài: rực rỡ,bừng nở, chín vàng, trĩu hạt, ngủ
-GV nhận xét
Bài 2: HS nêu y/c Viết một đoạn văn 3 đến 4 câu về cơn gió
- HS đọc gợi ý 
- GV viết bảng gợi ý
-GV hướng dẫn : một hôm trên đường đi học về , em bắt gặp một cơn gió. Cơn gió ấy đã mang lại cho em làn gió mát mẻ . ................
- HS làm bài vào vở thực hành.
-HS đọc bài làm của mình.
-HS và GV nhận xét.
*GV chấm và chữa bài
4.Củng cố ,dặn dò:(2’)
-Nhận xét giờ học
 ===========***=========	
 Luyện toán
 Ôn bảng nhân 4, giải toán
I.Mục tiêu:
-Củng cố về bảng nhân 4 và giải toán
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn làm bài tập:(35’)
Bài1: HS nêu y/c( Tính nhẩm)
- GV các em dựa vào bảng nhân 4 để làm
- HS thảo luận nhóm đôi nêu kết quả
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả. GV ghi bảng
 4 x 7 = 28 4 x 9 = 36 4 x 3 = 12
- HS đọc lại bài 1
Bài 2: Tính
4 x 4 + 4 =.....
 = ....
?Trong dãy tính trên có mấy phép tính (2 phép tính , cộng và nhân)
? Dãy tính có cộng và nhân ta làm phép nào trước ( nhân trước)
4 x 4 + 4 = 16 + 4
 = 20
- HS làm vào vở. GV chữa bài
Bài 3: HS đọc bài toán và phân tích
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa bài
Bài giải
6 ngày chị mâi học số giờ là :
4x 6 = 24 (giờ)
Đáp số : 24 giờ
*GV chấm bài và nhận xét
Bài 4: Đố vui
Viết số thích hợp vào ô trống :
 4 x 6 + 4 = 4.x ....
- HS khá, giỏi làm, GV nhận xét
3. Cũng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
 =========***=========
 Hoạt động tập thể
VS C N: Rửa mặt
I .Mục tiêu: 
- Kiến thức : Nêu được khi nào cần phải rửa mặt ; kể ra những thứ dùng để rửa mặt .
- Kĩ năng : Biết rửa mặt đúng cách 
-Thái độ : Có ý thức giữ cho khuôn mặt luôn sạch sẽ .
II. Đồ dùng dạy học : thau , khăn mặt , xà phòng 
III. Hoạt động dạy học : 
*Hoạt động 1 : Rửa mặt hợp vệ sinh . 
MT :- Nêu được khi nào cần rửa mặt ; Xác định điều kiện cần có để rửa mặt hợp vệ sinh .
 - Các bước tiến hành : 
Bước 1 : 
GV cho cả lớp hát bài : Meo meo rửa mặt như mèo 
+Để giữ khôn mặt luôn sạch sẽ ta phải làm gì ?
+ Chúng ta cần rửa mặt khi nào ? 
+Để việc rửa mặt hợp vệ sinh ta cần có những gì ? 
Bước 2 : GV cho hs trả lời 
Bước 3 : Gọi mỗi nhóm 1 em lên trình bày và phân tích một bức tranh.
GV kết luận : 
Phải rửa mặt mỗi ngày 3 lần vào các buổi sáng trưa , tối 
Rửa mặt bằng khăn mặt riêng với nước sạch , chậu sạch .
Rửa xong giặt khăn và phơi ra nắng hằng ngày.
*Hoạt động 2 : Thực hành rửa mặt 
MT : - HS biết cách rửa mặt và thực hiện rửa mặt sạch sẽ hằng ngày .
Cách tiến hành : 
Bước 1 : - Gv làm mẫu cách rửa mặt sạch theo các bứoc cho hs quan sát và làm theo ( 7 bước ) : rửa tay sạch ; làm khăn ứot bàng nước sạch ; Vò khăn , vắt nhẹ cho bớt nước , dùng khăn rửa mặt ; Trải khăn lên lòng bàn tay , lau 2 mắt trứớc , sau đó lau 2 má , lau trán ,cằm , mũi , quanh miệng ; Vò khăn lần 2 vắt bớt nước , lau cổ , gáy , lật khăn ngoáy 2 lỗ tai , vành tai và cuối cùng dùng 2 góc khăn ngoáy 2 lỗ mũi ; Giặt khăn bằng xà phòng , giũ lại bằng nước sạch ; Phơi khăn ra chỗ có ánh nắng , thoáng .
- Bước 2 : GV cho hs thực hành  ... ài tập : (30’)
Bài tập 1:Phân loại các từ ngữ chỉ thời tiết sau đay theo bảng
 Se lạnh, giá buốt, oi ả, rét cắt da cắt thịt, nóng nực, ấm trở lại, nóng như thiêu như đốt, nóng như nung, ấm dần lên, hơi lành lạnh.
Mùa xuân
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
ấm trở lại, ấm dần lên,
Nóng nực, oi ả, nóng như thiêu như đốt , nóng như nung
-se lạnh, hơi lành lạnh,
giá buốt, rét cắt da cắt thịt,
-HS trả lời, GV viết vào bảng trên.
Bài tập 2: Thay cụm từ khi nào trong các câu dưới đây bằng các cụm từ khác (bao giờ, lúc nào, mấy giờ).
a.Khi nào mẹ bạn làm về?
..
b.Bạn được bố mẹ cho về thăm ông bà khi nào?
..
c.Khi nào lớp bạn có giờ Thể dục?
.
-GV gợi ý : các em đọc câu hỏi lên và chọn cụm từ thích hợp ở trong ngoặc đơn để thay cho cụm tà khi nào
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
-GV nhận xét.
a.Mấy giờ mẹ đi làm về.
-HS làm vào vở, GVcùng HS chữa bài.
Bài tập 3: Diền dấu chấm hoặc dấu chấm than điền vào chỗ chấm:
Chai quà
Thấy mẹ về, chị em Phương đã reo lên:
- A, mẹ về ! Chúng con chào mẹ ạ.!
Mẹ tươi cười, đưa cho Phương hai quả na . Phương nói:
-Chúng con xin mẹ ...
Phương chọn quả to hơn đưa cho em. .
-GV gợi ý: Hãy nhớ là dấu chấm dùng để ghi cuối một câu kể, dấu chấm than dùng ghi cuối một câu biểu lộ lời chào, lời reo vui.
*Dành cho HS khá, giỏi
Bài tập 4: Chọn dấu chấm hay dấu chấm than điền vào ô trống?
 -Hổ ở đâu? Hãy chỉ mau cho ta
Voi lễ phép đáp:
 -Dạ, thưa ngài, sắp tới rồi ạ Xin ngài gắng đợi thêm chút nữa Khỉ càng quát to hơn:
-Đi nhanh lên Ta đói lắm rồi	
-GV chấm và nhận xét.
2.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV cùng HS hệ thống bài học.
-GV nhận xét giờ học.	
 ==========***==========
 Luyện Toán
 Luyện bảng nhân 4. Giải toán
 I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân trong bảng nhân 4
-Rèn kĩ năng giải toán
-HS làm bài toán bằng hai cách (phép cộng và phép nhân), quy luật của dãy số đối với HS khá giỏi.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập:(30’)
Bài 1: Tính nhẩm
 4 x 3 = 4 x 7 = 4 x 8 = 4 x 2 = 4 x 5 = 
 4 x 6 = 4 x 9 = 4 x 4 = 4 x 10 = 4 x 1 =
-GV nói: Muốn tính được kết quả của các phép nhân trên ta dựa vào bảng nhân 4.
-HS lần lượt thi nhau nêu kết quả
-HS đọc lại bài tập 1.
-GV ghi bảng kết quả.
Bài 2: Đánh dấu x vào phép tính đúng?
 4 x5 = 20 4 x 7 = 26 4 x 8 = 34 
x
x
 6 x 4 = 24 4 x 3 = 16 4 x 9 = 36 
-HS làm bài vào vở
-HS củng cố lại ghi nhớ của bảng nhân 4.
-GV nhận xét và hỏi vì sao các phép tính còn lại cac em cho là sai.
-HS nêu.
Bài 3: Mỗi con bò có 4 chân. Hỏi 10 con bò có tất cả bao nhiêu chân bò?
-HS đọc bài toán trên bảng và phân tích bài toán
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
?Muốn tìm số chân của 10 con bò ta làm phép tính gì
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
Bài giải
10 con bò có số chân là
 4 x 10 = 40 (chân)
 Đáp số : 40 chân
*Dành cho HS khá, giỏi
Bài 4: Bao gạo thứ nhất nặng 46 kg. Bao gạo thứ nhất kém bao gạo thứ hai 15 kg. Hỏi:
Bao gạo thứ hai nặng bao nhiêu ki lô gam?
Cả hai bao nặng bao nhêi ki lô gam gạo?
-HS đọc bài toán và phân tích bài toán, giải vào vở.
Bài giải
a.Bao gạo thứ hai nặng là:
46 – 15 = 31 (kg)
b.Cả hai bao gạo nặng là:
46 + 31 = 77 (kg)
 Đáp số : a. 31 kg; b. 77 kg
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS đọc lại bảng nhân 4.
-GV nhận xét giờ học.
 ===========***==========
 Tự học
 Luyện viết: Đoạn thơ trong bài Thư Trung thu
I.Mục tiêu:
-HS viết bài thơ trong bài Thư trung thu.
-Rèn cho HS kĩ năng trình bày bài thơ 5 chữ .
-HS viết đẹp và đúng quy định.
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’):
-GV nêu yêu cầu, nội dung bài.
-GV viết mục bài lên bảng
2.Hướng dẫn HS viết vào vở: (30’)
-HS nhìn sách (trang 10) viết đoạn thơ trong bài Thư Trung thu
-HS đọc bài và viết vào vở ô li.
-GV hướng dẫn HS cách trình bày bài thơ: lùi từ ngoài lề vào 3 ô. 
-HS viết bài vào vở luyện viết 2 trang.
-GV chấm bài của HS và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (3’)
-HS đọc lại bài thơ.
-GV nhận xét giờ học.
 ==========***==========
 Thứ 6 ngày 29 tháng 1 năm 2010
 Luyện Tiếng việt
 Ôn: Tả ngắn về bốn mùa
I.Mục tiêu:
-Đọc đoạn văn sau trả lời câu hỏi.
-Rèn kĩ viết đoạn văn ngắn tả về mùa trong năm
II.Hoạt động dạy học:
1.Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’)
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Sang tháng mười, trời bắt đầu rét, mưa phùn rầu rầu. Thỉnh thoảng, những ngọn gió lạnh buốt thổi vù vù làm cho những cành cây thưa lá đập vào nhau và reo lên khe khẽ. Trong vườn, lá cây óng ánh nước mưa, trông tươi tỉnh hẳn. Mùi hương của hoa mơ, hoa mận dìu dịu khắp vườn.
 Theo Vũ Bằng
a.Mùa đông bắt đầu từ tháng nào?(Mùa đông bắt đàu từ tháng mười)
b.Về mùa đông, thời tiết thế nào? (Thời tiết mùa đông lạnh giá, mưa phùn.)
c.Mùa đông cây cối trong vườn thé nào? (Mùa đông cây cối trong vườn trụi lá)
-HS đọc và thảo luận theo nhóm các câu hỏi trên.
-GV nhận xét, sửa sai.
Bài tập 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn 3 đến 5 câu nói về một mùa em thích nhất.
-GV gợi ý : Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông em thích nhất là mùa nào?
?Thời tiết và cây trái mùa đó thế nào
?HS vào mùa đó thường làm gì
-HS làm bài vào vở và đọc lên.
-GV nhận xét.
*Dành cho HS khá, giỏi.
Bài tập 3:Đọc đoạn văn sau và cho biết mùa thu đã được tác giả quan sát bằng những cách nào (nhìn, nghe hay ngửi..)
Mùa thu ở vùng cao
Đã sang tháng tám, Mùa thu về, vùng cao không mưa nữa. Trời xanh trong. Những dãy núi dài, xanh biếc. Nước chảy róc rách trong khe núi. Đàn bò đi ra đồi, con vàng, con đen. Đàn dê chạy lên, chạy xuống. Nương ngô vàng mượt. Nương lúa vàng óng. Người vùng cao đang cuốc đất, chuẩn bị trồng đậu tương thu.
-GV gợi ý: Các em đọc kĩ từng câu và tìm hiểu xem cảnh vật mùa thu được ghi lại trên đây có gì đặc biệt, được miêu tả ở câu nào? được miêu tả như thế nào?
-HS làm bài, GV chữa bài
GĐ: Mùa thu được tác giả miêu tả trong bài qua con mắt nhìn đầy thiện cảm của tác giả.
-Cảnh vật tắm mình trong sắc màu tươi đẹp: Có xanh trong của nền trời. Có xanh biếc của dãy núi. Có vàng mượt của nương ngô. Vàng óng của nương lúa.
-Cảnh vật thiên nhiên thật tươi đẹp: Trời cao, trong xanh. Trười không mưa nữa. Nước róc rách trong khe núi.
-Cuộc sống sôi động: Đàn bò ra đồi. Đàn bê chạy lên chạy xuống. Con người cuốc đất chuẩn bị trồng cây.
-GV chấm bài
2.Củng cố, dặn dò: (2’)
-GV nhận xét giờ học.
 ============***==========
 Luyện Toán
 Luyện: Bảng nhân 5
 I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng thực hiện phép nhân trong bảng nhân 5
-Rèn kĩ năng giải toán
-HS làm bài toán bằng phép nhân
II.Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn làm bài tập:(30’)
Bài 1: Tính nhẩm
 5 x 3 = 5 x 7 = 5 x 8 = 5 x 2 = 5 x 5 = 
 5 x 6 = 5 x 9 = 5 x 4 = 5 x 10 = 5 x 1 =
-GV nói: Muốn tính được kết quả của các phép nhân trên ta dựa vào bảng nhân 5.
-HS lần lượt thi nhau nêu kết quả
-HS đọc lại bài tập 1.
-GV ghi bảng kết quả.
Bài 2: Đánh dấu x vào phép tính đúng?
 5 x5 = 20 5 x 7 = 36 5 x 8 = 42 
X
X
 5 x 4 = 20 5 x 3 = 16 5 x 9 = 45 
-HS làm bài vào vở
-HS củng cố lại ghi nhớ của bảng nhân 5.
-GV nhận xét và hỏi vì sao các phép tính còn lại cac em cho là sai.
-HS nêu.
Bài 3: Mỗi chuồng có 5 con bò. Hỏi 10 chuòng như thế có tất cả bao nhiêu con bò?
-HS đọc bài toán trên bảng và phân tích bài toán
?Bài toán cho biết gì
?Bài toán hỏi gì
?Muốn tìm số bò trong 10 chuồng ta làm phép tính gì
-HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm
Bài giải
10 chuồng có số con bò là
 5 x 10 = 50 (con bò)
 Đáp số : 50 con bò
*Dành cho HS khá, giỏi
Bài 4: An có 10 hộp bi, mỗi hộp 5 viên bi. Hỏi An có tất cả bao nhiêu viên bi?
-HS đọc bài toán và phân tích bài toán, giải vào vở.
Bài giải
An có số viên bi là:
10 x 5 = 50 (viên bi)
 Đáp số : 50 viên bi
-GV chấm bài và nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: (2’)
-HS đọc lại bảng nhân 5.
-GV nhận xét giờ học.
 ===========***=========
 Luyện viết bài :Gió
 I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ phát hiện lỗi và sửa lỗi cho HS.
-HS viết một cách thành thạo và trình bày đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Hướng dẫn luyện viết: (30’)
-GV gắn bảng phụ chép sẵn bài Gió.
 Gió
Gió ở rấc xa, rấc rấc xa,
Gió thích chơi thân với mọi nhà
Gió cù khe khẻ anh mèo mướp
Rủ đàn ong mật đến thăm hoa.
Gió đưa nhửng cánh diều bay bổng
Gió ru cái ngủ đến la đà
Hình như gió củng thèm ăn quả
Hết trèo cây bưởi lại cây na...
-HS đọc thầm bài thơ và tìm lỗi .
-GV hướng dẫn HS cách trình bày thơ.
-HS viết vào vở luyện viết 2 trang.
-GV theo dỏi nhắc nhở.
3.Chấm chữa bài: (5’)
-HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét.
-GV chữa lỗi: rấc (rất), khẻ (khẽ), nhửng(những), củng (cũng)
4.Củng cố, dặn dò: (1’)
-GV nhận xét giờ học.
-Về viết lại cho đẹp hơn.
 Hoạt động tập thể
 Rèn kĩ năng gọn gàng, sạch sẽ cho học sinh
I.Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng gọn gàng, sạch sẽ cho học sinh.
-Học sinh biết thế nào là gọn gàng, sạch sẽ
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động : Hoạt cảnh Đồ dùng để ở đâu
 Kịch bản:
Na đang chơi thì trang goi:- Na ơi, đi học thôi!
Na : -Đợi tí! Tớ lấy cặp sách đã.
Na loay hoay tìm nhưng không thấy.
Trang (vẻ suốt ruột): -Sao lâu thế ! Thế cặp của ai trên bệ cửa sổ kia?
Na (vỗ tay vào đầu) : - à ! Tớ quên . Hôm qua đi học về voi quá tớ để tạm đấy.
-HS thảo luận nhóm.
?Theo em bạn Na để đồ dùng đúng nơi quy định chưa
?Em hãy khuyên bạn đó thế nào
?Vì sao em lại khuyên bạn như vậy
?Để đồ dùng không gọn gàng có lợi hay có hại
-HS trình bày , nhóm khác nhận xét.
-GV kết luận: Các em để đồ dùng đúng nơi quy định thì không mất thời gian tìm và như vậy nhà cửa mới gọn gàng, sạch đẹp.
Hoạt động 2: Nhận biết thế nào là gọn gàng, sạch sẽ 
-GV hỏi:
?Các em quan sát xem trong lớp mình ai đã gọn gàng và sạch sẽ chưa
?Theo em thế nào là gọn gàng, sạch sẽ
-HS thảo luận theo nhóm đôi 
-Một số nhóm trình bày
-GV nhận xét
+Gọn gàng, sạch sẽ là những em có đầu tóc không bù xù, áo quần ngăy ngắn thơm tho, dày có giây buộc thì phải buộc gọn gàng, 
+Đối với những bạn nam thì tóc không để dài quá tai, nữ thì kẹp lên.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
-HS thực hành sửa lại đầu tóc, quần, áo gọn gàng 
-GV nhận xét.
-GV nhận xét giờ học.
-Các em nhớ thực hành tốt việc gọn gàng sạch sẽ của bản thân và gia đình

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan20.doc.doc