Giáo án Buổi 1 Lớp 2 Tuần 27

Giáo án Buổi 1 Lớp 2 Tuần 27

TOÁN

TIẾT 131: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA

I. MỤC TIÊU :

 - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.

 - Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.

 - HS làm được BT1, BT2.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 20 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi 1 Lớp 2 Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 15 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 131: Số 1 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu : 
 - Biết được số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó. Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
 - Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
 - HS làm được BT1, BT2.
II. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Thu một số vở bài tập để chấm. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 1
 - GV nêu phép nhân 1 x 2 và yêu cầu HS chuyển phép nhân thành tổng tương ứng.
 + Vậy 1 nhân 2 bằng mấy ?
 - GV thực hiện tiến hành với các phép tính 
1 x 3 và 1 x 4
 + Từ các phép nhân 1 x 2 = 2, 1 x 3 = 3, 
1 x 4 = 4 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 1 với một số ?
 - GV yêu cầu HS thực hiện tính : 
 2 x 1 ; 3 x 1 ; 4 x 1
 + Khi ta thực hiện phép nhân của một số nào đó với 1 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt ?
Kết luận : Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó.
b. Giới thiệu phép chia cho 1:
 - GV nêu phép tính 1 x 2 = 2.
 - GV yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng.
 - Vậy từ 2 x 1 = 2 ta có được phép chia tương ứng : 2 : 1 = 2.
 - Tiến hành tương tự như trên để rút ra các phép tính 3 : 1 = 3 và 4 : 1 = 4.
 + Từ các phép tính trên các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số chia là 1 ?
Kết luận : Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
c. Luyện tập :
*Bài 1 : Tính nhẩm 
 - GV yêu cầu HS tự làm bài tập.
 - GV gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
 - GV nhận xét sửa sai. 
*Bài 2: 
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận một số nhân với 1 và 1 số chia cho 1.
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét tiết học.
 - HS : 1 x 2 = 1 + 1 = 2
 - 1 x 2 = 2
 - HS thực hiện để rút ra :
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 
Vậy 1 x 3= 3
1 x 4 = 1 +1 + 1 +1 = 4 
Vậy1 x 4 = 4
 - Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
- HS nêu kết quả.
- Thì kết quả là chính số đó.
- Vài HS nhắc.
- HS lập 2 phép chia tương ứng :
 2 : 1 = 2 , 2 : 2 = 1
- Các phép chia có số chia là 1 thì thương bằng số bị chia.
 - HS nhắc lại.
- HS tự làm bài.
- HS đọc bài .
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS lên bảng làm cả lớp làm vào bảng con. 
 x 2 = 2 5 x = 5 
3 : = 3 ‚ x 1 = 2 
5 :  = 5  x 4 = 4 
- 2 HS nhắc lại.
Tập đọc
Tiết 79: Ôn tập và kiểm tr giữa học kì II (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 45 tiếng/phút); hiểu nội dung đoạn, bài. (trả lời được nội dung đoạn đọc).
 - Biết đặt và trả lời câu hỏi với Khi nào?(BT2, BT3); biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp cụ thể(1 trong 3 tình huống ở BT4)
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 26.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài Sông Hương.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Kiểm tra tập đọc và HTL :
 - GV để các thăm ghi sẵn các bài tập đọc lên bàn.
 - GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- GV nhận xét – Ghi điểm.
b. Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào?:
*Bài 2: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 + Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì ?
 + Hãy đọc câu văn trong phần a.
 + Khi nào hoa phượng vĩ nở đỏ rực ?
+ Vậy bộ phận nào trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?”
 - GV yêu cầu HS làm bài phần b.
 *Bài 3: GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - Gọi HS đọc câu văn phần a
 + Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
+ Bộ phận này dùng để chỉ điều gì ?
 + Vậy ta phải đặt câu hỏi cho bộ phận này như thế nào ?
 - Tương tự trên hướng dẫn HS làm phần b.
 +Ve nhởn nhơ ca hát suốt cả mùa hè. 
 - GV nhận xét sửa sai. 
c. Ôn luyện cách đáp lời cảm ơn của người khác :
*Bài 4 : Nói lời đáp của em.
a. Khi bạn cảm ơn em vì em đã làm một việc tốt cho bạn.
 - Bài tập yêu cầu các em đáp lại lời cảm ơn của người khác.
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, suy nghĩ để nói lời đáp của em.
b. Khi một cụ già cảm ơn em vì em đã chỉ đường cho cụ.
c. Khi bác hàng xóm cảm ơn em vì em đã trông giúp em bé cho bác một lúc.
 - Gọi HS lên đóng vai thể hiện lại từng tình huống.
 - GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố, dặn dò : 
+ Câu hỏi “Khi nào” dùng để hỏi về nội dung gì ?
+ Khi đáp lại lời cảm ơn của người khác, chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ?
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 HS lên bảng đọc.
- 2 hs nhắc lại tên bài.
 - HS lần lượt lên bốc thăm và về chỗ chuẩn bị.
 - HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS theo dõi và Nhận xét 
 - Tìm bộ phận của mỗi câu dưới đây trả lời cho CH “Khi nào ?”
 - Hỏi về thời gian.
 - Mùa hè, hoa phượng vĩ nở đỏ rực.
 - Mùa hè 
 - HS suy nghĩ và trả lời : Khi hè về.
 - HS làm bài.
 - Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
 a)Những đêm trăng sáng, dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng.
 - Bộ phận “ Những đêm trăng sáng”
 - Chỉ thời gian.
 - Khi nào dòng sông trở thành một đường trăng lung ling dát vàng ?
 - 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở bài tập. 
 - Ve nhởn nhơ ca hát khi nào ?
 - HS đọc yêu cầu.
 - HS đọc câu a. 
a. Có gì đâu./ Không có gì./ Thôi mà có gì đâu./
b. Thưa bác khônng có gì đâu ạ!/ Bà đi đường cẩn thận bà nhé./Dạ không có gì đâu ạ ! 
 - Từng cặp lần lượt lên đóng vai.
 - Hỏi về thời gian.
- Thể hiện thái độ sự lịch sự, đúng mực.
Tập đọc
Tiết 80: Ôn tập và kiểm tra giữa học kì II (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu : 
 - Mức độ y/c về kĩ năng đọc như ở tiết 1.
 - Nắm được một số từ ngữ về bốn mùa (BT2); biết đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn (BT3)
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 26.
 - Bảng để HS điền từ trong trò chơi.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
*Kiểm tra tập đọc :
 - GV để các thăm ghi sẵn các bài TĐ lên bàn.
 - GV gọi HS lên bốc thăm bài đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
 - Yêu cầu HS nhận xét bạn đọc.
- GV nhận xét ghi điểm. 
*Bài 2 : Trò chơi mở rộng vốn từ về bốn mùa.
 - GV phân chia nhóm và phát phiếu học tập.
*Nhóm 1: Mùa xuân có những loại hoa quả nào ? Thời tiết như thế nào ? 
 *Nhóm 2: Mùa hạ có những loại hoa quả nào? Thời tiết như thế nào ? 
 *Nhóm 3: Mùa thu có những loại hoa quả nào? Thời tiết như thế nào ? 
 *Nhóm 4: Mùa đông có những loại hoa quả nào ? Thời tiết như thế nào ?
 - Gọi đại diện các nhóm báo cáo. 
 - GV nhận xét, tuyên dương nhóm làm đúng.
*Bài 3 : Ngắt đoạn trích thành 5 câu và chép vào vở. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.
 - Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 - GV nhận xét sửa sai. 
 + Khi đọc gặp dấu chấm chúng ta phải làm gì?
 4. Củng cố, dặn dò :
 - Hỏi: 
 + Một năm có mấy mùa ? Nêu rõ đặc điểm từng mùa ? 
 + Khi viết chữ cái đầu câu phải viết như thế nào 
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 HS nhắc lại tên bài
 - Lần lựơt từng HS lên bốc thăm về chuẩn bị 2 phút.
 - HS đọc bài rồi trả lời câu hỏi theo yêu cầu. 
 - HS nhận xét.
 - HS thảo luận nhóm cử thư ký ghi vào phiếu học tập.
 - Mùa xuân có hoa mai, đào, hoa thược dược. Quả mận, quýt, xoài, vải, bưởi, dưa hấu.Thời tiết ấm áp có mưa phùn.
 - Mùa hạ có hoa phượng, hoa bằng lăng, hoa loa kèn. Quả có nhãn, vải, xoài, chôm chôm.Thời tiết oi nồng, nóng bức có mưa to.
 - Mùa thu có loài hoa cúc. Quả có bưởi, hồng, cam, na...Thời tiết mát mẻ nắng nhẹ màu vàng.
 - Mùa đông có hoa mận có quả sấu, lê Thời tiết lạnh giá, có gió mùa đông bắc.
 - Các nhóm lần lượt báo cáo. 
 - HS đọc yêu cầu.
 - 1 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở. 
- Phải nghỉ hơi.
 - 2 HS trả lời câu hỏi.
Thứ ba ngày 16 tháng 3 năm 2010
Toán
Tiết 132: Số 0 trong phép nhân và phép chia
I. Mục tiêu : 
 - Biết được số 0 nhân với số nào cũng bằng 0, số nào nhân với 0 cũng bằng 0, số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0.
 - Biết không có phép chia cho 0.
 - Làm được BT 1, 2, 3
 III. Các hoạt động dạy học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV thu vở bài toán chấm 5 em.
 - GV nhận xét chung 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Giới thiệu phép nhân có thừa số là 0 :
- Nêu phép nhân 0 x 2 và y/c HS chuyển phép nhân này thành tổng tương ứng. 
 +Vậy 0 nhân 2 bằng mấy ?
 - Tiến hành tương tự với phép tính : 0 x 3 
 + Vậy 0 nhân 3 bằng mấy ? 
 + Từ các phép tính 0 x 2 ; 0 x 3 - 0 các em có nhận xét gì về kết quả của các phép nhân của 0 với một số khác ?
 - GV ghi bảng : 2 x 0 ; 3 x 0 
- Khi ta thực hiện phép x của 1 số nào đó với 0 thì kết quả của phép nhân có gì đặc biệt?
*Kết luận : Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 
b. Giới thiệu phép chia có số bị chialà 0 :
 - GV nêu phép tính 0 x 2 = 0. 
 - Yêu cầu HS dựa vào phép nhân trên để lập các phép chia tương ứng có số bị chia là 0. 
Vậy từ 0 x 2 = 0 ta có phép chia 0 : 2 = 0 
 - Tương tự như trên GV nêu phép tính 
0 x 5 = 0
 - Yêu cầu HS dựa vào phép nhân để lập thành phép chia.
 - Vậy từ 0 x 5 = 0 ta có phép chia 0 : 5 = 0
 - Từ các phép tính trên, các em có nhận xét gì về thương của các phép chia có số bị chia là 0.
*Kết luận: Số 0 chia cho số nào khác 0 cũng bằng 0
*Lưu ý : Không có phép chia cho 0. 
c.Thực hành :
*Bài 1 : Tính nhẩm.
 - GV nhận xét sửa sai. 
*Bài 2 : Tính nhẩm
- Tiến hành tương tự BT 1.
- GV nhận xét sửa sai. 
*Bài 3 : Số?
 - Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 - GV nhận xét sửa sai. 
4. Củng cố, dặn dò :
+ Nêu các kết luận trong bài.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. - Nhận xét, đánh giá tiết học. 
- 5 HS.
 - 2 HS nhắc lại tên bài.
- 0 x 2 = 0 + 0 = 0 
- 0 x 2 = 0
- 0 x 3= 0 + 0 + 0 = 0.
- 0 x 3 = 0 
 - Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0. 
- 2 x 0 = 2 ; 3 x 0 = 0.
- Khi ta thực hiện phép x một số với 0 thì kết quả thu được bằng 0.
- HS nhắc lại 
- HS nêu phép chia : 0 : 2 = 0 
- HS n ...  Vì trời mưa to, nước suối dâng ngập hai bờ.
 - GV nhận xét, sửa sai. 
*Bài 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.
+ Bộ phận nào trong câu trên được in đậm ?
a. Bông cúc héo lả đi vì thương xót sơn ca.
b. Vì mải chơi, nên đến mùa đông, ve không có gì ăn.
- GV nhận xét và sửa sai.
*Bài 4: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
 - Yêu cầu HS đóng vai thể hiện từng tình huống.
a. Cô (thầy) hiệu trưởng nhân lời đến dự liên hoan văn nghệ với lớp em.
b. Cô (thầy) giáo chủ nhiệm tổ chức cho lớp đi thăm viện bảo tàng.
c. Mẹ đồng ý cho em đi chơi xa cùng mẹ.
 - GV nhận xét, sửa sai. 
3. Củng cố, dặn dò : 
+ Khi đáp lại lời đồng ý của người khác. Chúng ta cần phải có thái độ như thế nào ? 
 + Câu hỏi “ Vì sao” dùng để hỏi về nội dung gì ?
- Về nhà học bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- HS lên bốc thăm, chuẩn bị bài 2 phút. 
- HS lần lượt lên đọc bài cả lớp theo dõi bài.
- Hỏi về nguyên nhân, lí do của sự việc nào đó. 
 - Vì khát. 
- Bộ phận trả lời cho câu hỏi vì sao là :Vì trời mưa to.
- HS đọc yêu cầu
- Vì thương xót sơn ca.
- Vì mải chơi.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở
a. Vì sao bông cúc héo lả đi ? 
b. Vì sao đến mùa đông ve không có gì ăn? 
- HS đọc yêu cầu.
- HS đóng vai.
- Thay mặt lớp em xin cảm ơn thầy (cô). 
- Thích quá ! chúng em cảm ơn thầy( cô). / Chúng em cảm ơn thầy( cô).
Dạ! Con cảm ơn mẹ. / Thích quá ! con phải chuẩn bị những gì hả mẹ?./
- 2 HS trả lời.
Chính tả
Tiết 54: kiểm tra (ĐọC HIểU . LUYệN Từ Và CÂU)
I. Mục đích yêu cầu : 
 Kiểm tra (Đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức kĩ năng giữa học kì II (Nêu ở tiết 1)
II. Đồ dùng dạy- học : 
 Đề bài (Tiết 9 trang 80 SGK TV tập 2)
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :. 
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
- GV ghi đề bài lên bảng.
- HS đọc thầm bài Cá rô lội nước và suy nghĩ trả lời câu hỏi
- GV thu vở về chấm 
3. Củng cố, dặn dò : 
- Về nhà học bài tốt để kiểm tra giữa kỳ.
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Cả lớp lấy vở làm bài.
- HS nộp vở.
Toán
Tiết 134: Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
 - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Biết tìm thừa số, số bị chia.
 - Biết nhân (chia) số tròn chục với (cho) số có một chữ số.
 - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng nhân 4)
 II. Các hoạt động dạy- học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Thu một số vở bài tập để chấm. 
- GV nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hướng dẫn luyện tập.
 *Bài 1: Tính nhẩm:
 - Yêu cầu HS nhẩm tính.
 - GV nhận xét, sửa sai. 
 + Khi đã biết 2 x 3 = 6, có thể ghi ngay kết quả của 6 : 2 và 6 : 3 hay không, vì sao ?
*Bài 2(cột 2) : Tính nhẩm 
 - GV giới thiệu cách nhẩm :
 + 20 còn gọi là mấy chục ?
 - Để thực hiện 20 x 2 ta có thể tính 
 2 chục x 2 = 4 chục, 4 chục là 40 
 Vậy 20 x 2 = 40.
 - Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại của BT
 - GV nhận xét, sửa sai. 
*Bài 3. Tìm x :
 - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân và số bị chia chưa biết trong phép chia.
 - GV nhận xét, sửa sai. 
3. Củng cố, dặn dò :
+ Muốn tìm thừa số chia biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia biết ta làm như thế nào?
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập ở vở bài tập. 
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
- 2 – 3 HS
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Vì khi lấy tích chia cho thừa số này ta sẽ được thừa số kia.
- 2 chục.
30 x 3 = 90 60 : 2 = 30
20 x 3 = 60 80 : 2 = 40
 20 x 4 = 80 40 x 2 = 80
 90 : 3 = 30
 - HS đọc yêu cầu.
 - Gọi HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở bài tập. 
X x 3 = 15 X x 3 = 15 
 X = 15 : 3 X = 15 : 3 
 X = 5 X = 5 
Y: 2 = 2 Y : 5 = 3 
 Y = 2 x 2 Y = 5 x 3 
 Y = 4 Y = 15 
Thứ sáu ngày 19 tháng 3 năm 2010
Tập làm văn
Tiết 27: Kiểm tra (viết)
I. Mục tiêu:
 Kiểm tra (viết) theo mức độ yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì II:
 - Nghe - viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 45 chữ/phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày sạch sẽ, đúng hình thức thơ (hoặc văn xuôi).
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) theo câu hỏi gợi ý, nói về 1 con vật yêu thích. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 Đề kiểm tra (Tiết 10 trang 81 SGK TV2 tập 2)
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở ghi của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài - ghi bảng
a. Chính tả:
- GV đọc bài Con Vện 1 lần và giới thiệu cách trình bày bài thơ.
- GV đọc cho HS viết chính tả bài “Con Vện”
b. Tập làm văn:
- GV ghi đề bài lên bảng: Dựa vào những câu hỏi gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn(khoảng 4 đến 5 câu) để nói về một con vật mà em yêu thích.
1. Đó là con gì, ở đâu?
2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?
3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu?
- Y/c HS suy nghĩ làm bài. 
c. GV thu vở về chấm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS về ôn bài.
- HS lấy vở ghi để làm bài.
- Cả lớp lắng nghe, ghi nhớ.
- Cả lớp viết bài.
- HS đọc thầm đề bài và câu hỏi gợi ý.
- Cả lớp làm bài.
- Nộp vở.
Toán
Tiết 135: LUYệN TậP CHUNG
I. Mục tiêu : 
 - Thuộc bảng nhân, bảng chia đã học.
 - Biết thực hiện phép nhân, phép chia có số đơn vị kèm theo.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính (trong đó có 1 dấu nhân hoặc chia; nhân chia trong bảng tính đã học).
 - Biết giải bài toán có 1 phép chia.
 - Làm được BT 1 (cột 1, 2, 3 câu a; cột 1, 2 câu b), BT 2, BT 3b
 II. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Thu một số vở bài tập để chấm. 
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện tập :
*Bài 1a (cột 1, 2, 3); b(cột 1, 2): Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 + Khi đã biết 2 x 4 = 8, có thể ghi ngay kết quả của 8 : 2 hay không? Vì sao ?
b. Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. 
- GV nhận xét, sửa sai 
*Bài 2: Tính 
 - Gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 - GV nhận xét, sửa sai.
*Bài 3 : Yêu cầu HS đọc bài toán 
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
b.	Tóm tắt
 Có tất cả : 12 học sinh
 1 nhóm :3 học sinh 
Có: .nhóm?
 - GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai. 
3. Nhận xét, dặn dò :
 - Về nhà ôn lại bài tiết sau kiểm tra.
 - Nhận xét tiết học.
- 5 HS 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- Có thể ghi ngay kết quả, vì lấy tích chia cho thừa số này ta được thừa số kia.
- 2 em đọc.
- 1 HS làm bảng, lớp làm vào vở.
Bài giải
Mỗi nhóm có số học sinh là :
12 : 4 = 3 (học sinh)
Đáp số : 3 học sinh
- 2 HS đọc bài toán.
Bài giải
Số nhóm học sinh là :
12 : 3 = 4 (nhóm)
Đáp số : 4 nhóm
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 27: LOàI VậT SốNG ở ĐÂU ?
I. Mục tiêu : 
 - Biết được động vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
 - Nêu được sự khác nhau về cách di chuyển trên cạn, trên không, dưới nước của 1 số động vật.
II. Đồ dùng dạy- học : 
 Tranh trong SGK, các tranh ảnh về các loài vật.
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :	
 + Hãy kể tên các loài cây sống dưới nước mà em biết ?
 + Hãy chỉ vào hình vẽ SGK nói tên các loài cây và nêu ích lợi của chúng ?
 - GV nhận xét, đánh giá. 
 2. Bài mới : Giới thiệu bài 
a. Hoạt động 1: Kể tên các con vật.
 + Hãy kể tên các con vật mà em biết ?
b. Hoạt động 2 : Loài vật sống ở đâu ?
 - Hoạt động nhóm:
 - Quan sát hình trong SGK cho biết tên các con vật trong từng hình.
+Trong những loài vật này loài nào sống trên mặt đất ?
 + Loài nào sống dưới nước ?
 + Loài nào sống trên không trung ?
*Kết luận: Loài vật có thể sống khắp nơi trên can, dưới nước, trên không.
c. Hoạt động 3 : Triễn lãm tranh 
 *Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
 - Yêu cầu HS tập trung tranh ảnh sưu tầm của các thành viên trong tổ để dán và trang trí vào một tờ giấy to, và ghi tên và nơi sống của con vật.
 *Bước 2 : Trình bày sản phẩm.
 - GV yêu cầu các nhóm lên treo sản phẩm của nhóm mình trên bảng.
 - GV yêu cầu các nhóm đọc to tên các con vật mà nhóm mình sưu tầm được theo 3 nhóm: Trên mặt đất nhóm sống dưới nước và nhóm bay trên không.
*Kết luận : Trong tự nhiên có rất nhiều loài vật, Chúng có thể sống được khắp nơi : Trên cạn, dưới nướcvà trên không trung. Chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ chúng.
3. Củng cố, dặn dò: 
 + Loài vật sống được ở đâu ? 
 + Kể tên một số loài vật sống trên cạn, dưới nuớc, trên không.
- Về nhà học bài cũ, xem trước bài sau.
 - 2 HS lên bảng trình bày. 
- 2 HS nhắc lại tên bài.
- HS kể : chó, mèo, khỉ, chim chào mào, chích choè, cá, tôm, cua... 
- H1: Đàn chim đang bay trên bầu trời 
- H2 : Đàn voi đang đi trên đồng cỏ, một chú voi đi bên cạnh mẹ thật dễ thương.
- H3:Một chú dê bị lạc đàn đang ngơ ngác.
- H4 : Những chú vịt đang thảnh thơi bơi lội trên mặt hồ.
- H5 Dưới biển có nhiều loài cá, tôm cua 
 - Voi, dê 
 - Tôm, cá, cua, vịt.
 - Chim.
 - 2 HS nhắc lại.
- HS tập trung tranh ảnh ; phân công người dán, người trang trí. 
 - Các nhóm lên treo tranh lên bảng. 
- Đại diện các nhóm đọc tên các con vật đã sưu tầm và phân nhóm theo nơi sống.
 - 2 HS trả lời.
- HS kể.
Thủ công 
Làm đồng hồ đeo tay (tiết 1)
I. Mục tiêu :
- HS biết cách làm đồng hồ đeo tay.
- Làm đợc đồng hồ đeo tay.
- Với HS khéo tay làm được đồng hồ đeo tay. Đồng hồ cân đối.
II. Đồ dùng dạy học :
Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.
Quy trình làm đồng hồ đeo tay, giấy, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học :
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Nêu lại cách làm đồng hồ.
B1 : Làm mặt đồng hồ.
B2 : Làm dây đeo, đai cài.
B3 : Vẽ mặt đồng hồ.
2. Thực hành.
 3. Nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS quan sát nêu lại quy trình làm.
- HS quan sát quy trình nêu cách làm.
- GV theo dõi uốn nắn thêm.
- GV cho HS trng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét tuyên dơng nhóm làm tốt.
- GV cho HS nêu lại cách làm.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- HS nêu cách làm.
- HS quan sát đếm số ô của nan giấy : Dài 25 ô, rộng 3 ô cắt và dán nối thành 1 cái nan khác màu dài 30 ô rộng gần 3ô cắt vát 2 đầu của nan.Cắt 1 nan dài 8ô rộng 1 ô để làm đai.
- HS làm đồng hồ bằng giấy.
- Trng bày sản phẩm, nhận xét bình chọn sản phẩm đẹp.
Xác nhận của BAN GIáM HIệU:

Tài liệu đính kèm:

  • docBuoi 1 lop 2 tuan 27.doc