Giáo án bài dạy Tuần 10 - Lớp 2

Giáo án bài dạy Tuần 10 - Lớp 2

TIẾT 10 Thủ công

GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (TIẾT 2)

I. MỤC TIÊU:

Kiến thức:

HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui

HS nắm được quy trình gấp

Kỹ năng:

Gấp được thuyền phẳng đáy có mui với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.

Thái độ:

HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.

NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :

II. CHUẨN BỊ:

 

doc 46 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1145Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bài dạy Tuần 10 - Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 10	Thủ công
GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
HS biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui
HS nắm được quy trình gấp
Kỹ năng: 
Gấp được thuyền phẳng đáy có mui với các nếp gấp phẳng đều, đẹp.
Thái độ: 
HS hứng thú, yêu thích môn gấp thuyền.
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ :
II. CHUẨN BỊ:
GV: 
Tranh minh họa, mẫu thuyền phẳng đáy có mui
Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui
HS: 
Giấy thủ công, keo, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Khởi động: (1’) Hát
Kiểm tra bài cũ: (4’) “Gấp thuyền phẳng đáy có mui (T1)”
Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp.
GV nhận xét, tuyên dương
Bài mới: (30’) “Gấp thuyền phẳng đáy có mui (T2)”
“Tiết trước chúng ta đã nắm được cách gấp và quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. Trong tiết thực hành hôm nay cô sẽ cùng các em gấp và sử dụng thuyền phẳng đáy có mui.”
GV ghi bảng tựa bài
Hoạt động 1: Thực hành gấp (20’)
Phương pháp: Quan sát – Giảng bài
Bước 1: HS làm mẫu
Cho HS lên thực hiện lại các thao tác
Cho lớp nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, sửa chữa
Bước 2: Thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui
GV tổ chức cho HS thực hành gấp thuyền
Yêu cầu mỗi em lấy ra 1 tờ giấy thủ công hình chữ nhật
GV lưu ý một số việc khi gấp
Hoạt động 2: Hướng dẫn trang trí (5’)
Phương pháp: Thực hành
Bước 1: Hướng dẫn trang trí
GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm, dùng bút màu vẽ thêm (hoa, lá) vào 2 bên mạn thuyền hay dùng giấy thủ công cắt nhỏ dán vào.
Bước 2: Trang trí
Cho HS thực hành trang trí
GV đến từng nhóm để quan sát. Chú ý uốn nắn giúp đỡ những HS còn yếu, lúng túng.
Hoạt động 3: Củng cố (5’)
Phương pháp: Trò chơi
GV cho HS thi đua trình bày sản phẩm theo nhóm để khích lệ khả năng sáng tạo của từng nhóm.
GV chọn ra sản phẩm đẹp của 1 số cá nhân, nhóm để tuyên dương trước lớp. 
Đánh giá sản phẩm của HS
Tổng kết – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: “Kiểm tra chương I: Kỹ thuật gấp hình”
Về nhà: Tập gấp nhiều lần cho thành thạo
4 bước:
Gấp tạo mui thuyền
Gấp các nếp gấp cách đều
Gấp tạo thân và mũi thuyền
Tạo thuyền phẳng đáy có mui
HS nhắc lại
HS thực hiện
Lớp nhận xét
HS lắng nghe, theo dõi
HS thực hành
6 nhóm thi đua
Trưng bày sản phẩm lên bàn
TIẾT 37+ 38	Tập đọc 
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: - Hiểu ý nghĩa của các từ mới và những từ quan trọng: cây sáng kiến, lập đông, chúc thọ
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
Kỹ năng: - Đọc trơn toàn bài
Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ
Biết đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật (Hà, ông, bà) 
Thái độ: Biết thể hiện lòng kính yêu đối với ông bà trong gia đình
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh minh họa, băng giấy ghi sẳn câu cần luyện đọc, SGK.
HS: - SGK 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Khởi động: (1’) Hát
2. Giới thiệu bài: (1’)
Phát triển các hoạt động: (32’)
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài (16’) 
Bé Hà có sáng kiến gì?
Thấy bố ngạc nhiên, Hà giải thích như thế nào?
Hai bố con chọn ngày nào làm “ngày ông bà”? Vì sao?
GV chốt:“Trên thế giới người ta đã lấy ngày 1/10 làm ngày Quốc tế người cao tuổi”
Bé Hà còn băn khoăn chuyện gì?
Hà đã tặng ông bà món quà gì?
GV hỏi:
Món quà của Hà có được ông bà thích không?
Bé Hà trong câu chuyện là 1 cô bé như thế nào?
Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức “ngày ông bà”?
GV liên hệ, giáo dục.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại (15’) 
Đại diện nhóm lên bốc thăm (1,2,3,4)
- Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc hay nhất
Hoạt động 3: (1’) Củng cố
Yêu cầu 1 HS nêu nội dung bài
Þ Nhận xét – Dặn dò: (1’)
Nhận xét tiết học
Yêu cầu HS đọc lại bài kỹ để có ý kể lại câu chuyện cho mạch lạc dựa theo các yêu cầu kể trong SGK.
Chuẩn bị: Bưu thiếp.
Hát
Mở SGK trang 78
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà
HS nêu
HS nêu
 - Chưa biết chuẩn bị quà gì biếu ông bà.
HS nêu
- Chùm điểm mười của Hà là món quà ông bà thích nhất.
Bé Hà là 1 cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà
HS nêu
Đại diện 4 nhóm lên bốc thăm và tự phân vai đọc theo thứ tự số thăm đã bốc
Nhận xét
HS nêu
TIẾT 46	Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố cách tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng.
Phép trừ trong phạm vi 10ø.
Giải toán có lời văn
Kỹ năng: HS biết tìm số hạng chưa biết trong 1 tổng
HS biết trừ có nhớ trong phạm vi 10
Thái độ: Tính cẩn thận, chính xác, khoa học
II. CHUẨN BỊ: 	GV: - Bảng phụ ghi BT 3
HS: - SGK, BTT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Ổn định: (1’)
Bài cũ: Tìm 1 số hạng trong 1 tổng (4’) 
Nhận xét, tuyên dương
Bài mới: Luyện tập (30’) 
Hoạt động 1: Tìm số hạng chưa biết (10’)
	* Bài 1: Tìm x
 x + 8 = 10
 x + 7 = 10
+ x = 58
Ị “Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết”
Hoạt động 2: Tính (10’)
	* Bài 3: Yêu cầu nhẩm, ghi kết quả
Vì sao 10 – 1 – 2 và 10 – 3 có kết quả bằng nhau?
	* Bài 2: Tính nhẩm
Hoạt động 3: Giải toán (10’)
	* Bài 4: Hướng dẫn phân tích đề
Tóm tắt:
Có tất cả	: 45 quả
Trong đó	: 25 quả cam
Có	: quả quýt?
GV chốt: “Muốn tìm số quả quýt ta làm thế nào?”
* Bài 5: tự giải
Khoanh tròn vào chữ số có kết quả đúng
Ị Muốn tìm số hạng chưa biết, chúng ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
Dặn dò:
Xem lại bài
Chuẩn bị “Số tròn chục, trừ đi một số”
Hát
- 3 HS lên bảng thực hiện 
- 1 HS nhắc lại.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS nêu yêu cầu
3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở và nêu:
x là số hạng chưa biết
Nêu quy tắc 
HS nhắc lại
Nêu yêu cầu, cách làm, làm vào vở BTT
Vì 3 = 1 + 2
Nêu cách nhẩm và điền kết quả, giơ bảng Đ,S
2 HS đọc đề
Nêu miệng: “lấy tổng số quả trừ đi số quả cam”
HS nêu:
x + 5 = 5
 x = 5 – 5
 x = 0
Cả lớp nhắc lại
 TIẾT 19	Chính tả
NGÀY LỄ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Nắm đoạn viết, nội dung đoạn viết: Nói về các ngày lễ lớn trong năm.
Nắm được luật viết hoa.
Kỹ năng: Chép lại chính xác bài chính tả: Ngày lễ
Làm đúng các bài tập phân biệt c/k, l/n, thanh hỏi, thanh ngã.
Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận
II. CHUẨN BỊ: GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài viết
HS: - Vở, bảng con
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: “Kiểm tra” (4’) 
GV nhận xét bài làm của của HS
Bài mới: (34’) “Ngày lễ”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép (20’) 
GV đọc đoạn chép trên bảng phụ
Đoạn chép nói về ngày gì?
Những chữ nào trong các ngày lễ được viết hoa?
GV chốt: Viết hoa vào chữ đầu của mỗi bộ phận tên
Hướng dẫn viết từ dễ lẫn: hằng năm, Quốc tế Lao động, Quốc tế Thiếu nhi.
GV nhận xét, sửa chữa
GV hướng dẫn chép bài vào vở:
Lưu ý: Đầu đoạn phải lùi vào 2 ô, chú ý viết hoa chữ đầu của mỗi bộ phận tên.
Yêu cầu chép nội dung bài vào vở
Đọc cho HS dò lỗi
Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra
Chấm, nhận xét
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả(10’) 
Bài 2: Điền vào chỗ trống c/k
GV tổ chức trò chơi tiếp sức. Mỗi tổ chọn 4 bạn, mỗi bạn điền 1 chữ ® Đội nào xong trước và đúng thì thắng.Khi nào viết k?
Bài 3: Điền vào chỗ trống l/n,nghỉ hay nghĩ
Tổng kết, nhận xét
Củng cố, dặn dò (4’)
Khen những em chép bài chính tả đúng, đẹp, làm bài tập đúng nhanh
Em nào chép chưa đạt về nhà chép lại
Chuẩn bị: “Ông và cháu”
Hát
HS nêu
3 HS đọc lại
Những ngày lễ
HS nêu: Ngày Quốc tế Phụ nữ, 
HS viết bảng con
HS chép nội dung bài vào vở
HS dò lỗi
Đổi vở kiểm tra
HS đọc yêu cầu bài
4 tổ thi đua
con cá, con kiến
cây cầu, dòng kênh
Khi đứng trước e, ê, I
HS đọc yêu cầu bài
HS làm vở bài tập
lo sợ, ăn no, hoa lan, thuyền nan
nghỉ học, lo nghĩ , nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ
TIẾT 10	Kể chuyện
SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: 
Nắm vững nội dung câu chuyện.
Kỹ năng: 
Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện 1 cách tự nhiên, phối hợp lời kể với nét mặt, điệu bộ.
Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
Có khả năng tập trung nghe bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng.
Thái độ: 
Giáo dục HS luôn quan tâm đến ông bà, biết thể hiện lòng kính yêu ông bà.
II. CHUẨN BỊ:
GV: - Bảng phụ ghi ý chính của từng đoạn
HS: - Đọc kỹ câu chuyện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: “Kiểm tra định kỳ” (4’) 
GV nhận xét bài làm của của HS
3. Bài mới: “Sáng kiến của bé Hà”
“Trong tiết kể chuyện hôm nay chúng ta cùng nhau kể lại câu chuyện “Sáng kiến của bé Hà” nhé.”
GV ghi tựa bài
Hoạt động 1: Kể từng đoạn câu chuyện (17’) 
Phương pháp: Kể chuyện, gợi mở
	* Câu 1:
Hướng dẫn HS kể đoạn 
Lưu ý: GV đặt câu hỏi gợi ý (nếu HS lúng túng)
Bé Hà vốn là 1 cô bé như thế nào?
Bé Hà có sáng kiến gì?
Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
Hai bố con chọn ngày nào làm ngày lễ của ông bà? Vì sao?
Kể theo nhóm.
Kể trước lớp.
GV có thể chỉ định hoặc các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp
Nhận xét về n ... i tựa.
Ø Hoạt động 1 : Tìm hiểu nội dung bài viết (6’)
Phương pháp : Hỏi đáp.
_ GV đọc toàn bài một lần.
_ Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không ?
Ø Hoạt động 2 : Hướng dẫn nghe viết (15’)
Phương pháp : Hỏi đáp, gợi mở, thực hành.
_ Hãy tìm các chữ viết hoa trong bài ?
_ Trong bài, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép được viết ở những câu nào ?
à 	+ Dấu hai chấm được viết trước câu nói của cháu và trước câu nói của ông. 
	+ Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu câu nói của cháu và câu nói của ông.
_ Yêu cầu HS gạch dưới các tiếng khó viết.
_ GV ghi bảng từ khó viết : cháu, vật, keo, thua, khoẻ, hoan hô, nhiều à GV hướng dẫn HS viết từ khó.
_ Đọc từng từ khó viết.
_ Hướng dẫn HS trình bày vở.
_ Đọc bài cho HS viết.
_ Hướng dẫn sửa lỗi, chấm điểm.
Ị Lưu ý kỹ những phần khó viết có trong bài để tránh sai nhiều lỗi chính tả.
Ø Hoạt động 3 : Củng cố (4’)
Phương pháp : Thi đua, hỏi đáp.
	* Bài 2 :
_ Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
_ Yêu cầu 2 dãy cử đại diện lên thi đua tiếp sức, tìm những từ có âm c / k. Đội nào tìm được đúng nhiều từ và nhanh 
à Thắng.
_ Gọi HS đọc những từ vừa tìm được.
_ GV nêu quy tắc viết chính tả với âm c / k.
	* Bài 3 : 
_ GV đính băng giấy ghi sẵn bài tập lên bảng.
	a) Lên on mới biết on cao.
	uôi con mới biết công ao mẹ thầy.
	b) Điền dấu û hay ~ :
	dạy bao – cơn bao
	mạnh me – sức me
	lặng le – số le
	áo vai – vương vai
à Sửa bài tập 3, tổng kết thi đua.
4. Dặn dò : (1’)
_ Viết lại những lỗi sai (1 từ viết 1 dòng)
_ Chuẩn bị : Mẹ
_ Nhận xét tiết học.
_ Hát.
_ HS viết bảng con.
_ 1 HS nhắc lại.
_ 1 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
_ Ông nhường cháu, giả vờ thua cho cháu vui. 
_ Ông, Keo, Cháu, Bế.
_ HS tìm và trả lời.
_ HS nêu.
_ HS viết bảng con.
_ HS đọc tư thế ngồi.
_ HS viết bài.
_ Sửa lỗi chéo vở.
_ HS đọc yêu cầu.
_ Mỗi dãy cử 2 HS lên thi đua.
_ HS đọc.
_ 4 - 5 HS nhắc lại.
_ HS đọc yêu cầu.
_ Mỗi dãy nhận 1 băng giấy điền vào chỗ trống à đính lên bảng. 
TIẾT 24	Thể dục
TIẾT 24
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
_ Điểm số: 1 – 2 ; 1 – 2 ;  theo đội hình vòng tròn. Yêu cầu điểm số đúng.
_ Học trò chơi Bỏ khăn. Yêu cầu biết cách chơi ở mức độ ban đầu, chưa chủ động. 
NHẬN XÉT CHỨNG CỨ 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN.
	_ Sân trường rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
	_ Còi, khăn.
III. NỘI DUNG
Nội dung
Định lượng
Tổ chức luyện tập
	1. Phần mở đầu :
_ GV tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
_ Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
_ Xoay các khớp cổ, chân, đầu gối.
_ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
	2. Phần cơ bản:
_ Điểm số 1 – 2, 1 – 2 ,và điểm số từ 1 đến hết theo đội hình hàng ngang.
_ Điểm số 1 – 2, 1 – 2 ,theo đội hình vòng tròn.
_ Trò chơi : Bỏ khăn.
_ Đi đều theo 4 hàng dọc.
	3. Phần kết thúc :
_ Cúi người thả lỏng.
_ Nhảy thả lỏng : 5 – 6 lần.
_ GV cùng HS hệ thống bài.
_ GV nhận xét, giao bài tập về nhà.
5’
1’
1’
2’
1’
25’
6’
6’
8’
5’
5’
1’
2’
1’
1’
_ Theo đội hình hàng ngang.
_ Theo đội hình hàng dọc. Sau đó chuyển thành đội hình hàng ngang. Cán sự lớp điều khiển.
_ Lần 1: Thực hiện tương tự như bài 18.
_ Lần 2 : GV tổ chức thi xem tổ nào điểm số đúng, rõ ràng, động tác quay đầu hợp lý. Tập xong, GV cho HS chuyển thành đội hình vòng tròn.
_ Lần 1 – 2: Cán sự điều khiển.
_ Lần 3: GV điều khiển và kiểm tra.
_ GV nêu tên trò chơi vừa giải thích vừa làm mẫu. Sau đó cho 3 HS lên chơi thử Ị GV tổ chức cho của lớp cùng chơi. Sau khi kết thúc trò chơi, GV cho chuyển thành đội hình 4 hàng dọc.
_ Do GV và cán sự điều khiển.
_ Theo đội hình 4 hàng ngang.
_ HS tập theo sự điều khiển của GV.
_ Về nhà tập điểm số và đi đều.
TIẾT 10	Tập làm văn
KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức :
_ HS biết kể về ông, bà hoặc một người thân, thể hiện tình cảm với ông, bà, người thân.
_ Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (3 – 5 câu).
Kỹ năng :
_ Rèn HS kể rõ ràng, rành mạch. Viết theo lời kể đầy đủ nội dung.
Thái độ :
_ Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Tranh minh hoạ bài tập 1.
HS : Vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
Ổn định : (1’)
Bài cũ : Kiểm tra viết (4’)
_GV nhận xét bài kiểm tra của HS.
Bài mới : Kể về người thân
_ Hôm nay, các em sẽ tập kể về ông bà, người thân của mình và viết thành một đoạn văn ngắn à Ghi tựa.
 Ø Hoạt động 1: Kể về người thân (16’)
Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, thảo luận nhóm
	* Bài 1: (miệng)
+ GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
+ Treo tranh lên bảng .
GV khơi gợi tình cảm với ông bà, người thân ở HS.
	* Chú ý : câu hỏi trong bài tập chỉ là gợi ý. Yêu cầu của bài tập là kể chứ không phải trả lời câu hỏi. 
_ Mời 1 em HS khá giỏi kể mẫu trước lớp.
_ Yêu cầu HS kể trong nhóm.
_ Mời đại diện nhóm thi kể.
_ GV theo dõi, giúp đỡ.
_ Nhận xét, sửa lỗi.
Ø Hoạt động 2 : Viết thành đoạn (20’)
Phương pháp : Thực hành.
	* Bài 2 : (Viết)
_ Gọi 1 HS đọc đề bài.
	* Chú ý : Cần viết rõ ràng, dùng từ đặt câu cho đúng. Đầu câu phải viết hoa, cuối câu có dấu chấm. 
_ Gọi 1 vài HS đọc lại bài viết của mình. 
Ị Nhận xét.
Ø Hoạt động 3 : Củng cố (4’) 
Phương pháp : Hỏi đáp.
_ Khi kể về ông bà, người thân, chúng ta lưu ý điều gì ?
_ Khi sắp xếp câu thành đoạn, em phải viết như thế nào ?
_ GV đọc bài viết hay cho HS nghe.
4. Dặn dò : (1’)
_ Về nhà hoàn thành bài viết.
_ Chuẩn bị : Chia buồn, an ủi.
_ Nhận xét tiết học. 
_ Hát
_ Hoạt động lớp, nhóm đôi.
_ 1 HS đọc.
_ HS quan sát tranh.
_ HS cả lớp suy nghĩ chọn đối tượng kể, 1 vài em nói trước lớp sẽ chọn kể về ai. 
_ HS tiến hành kể trong nhóm.
_ Đại diện nhóm thi kể.
_ Nhận xét, bổ sung.
_ 1 HS đọc.
_ HS làm bài vào vở.
_ HS đọc bài viết, cả lớp nghe, nhận xét.
_ HS nêu.
TIẾT 50	Toán
51 – 15
I . MỤC TIÊU:
Kiến thức :
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ dạng 51 - 15.
- Củng cố cách gọi tên thành phần và kết quả trong phép trừ, biểu tượng về hình tam giác.
	Kỹ năng :
- Rèn HS làm đúng các phép trừ đã học.
	Thái độ : 
- Rèn tính khoa học, chính xác khi giải toán.
II. CHUẨN BỊ:
GV : Que tính, bảng gài.
HS : Que tính, bảng con.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: 11 trừ đi một số : 11 – 5 (4’)
_ Gọi 2 HS lên thực hiện phép tính :
	71 – 6 , 41 – 5.
	x + 7 = 51
_ Nêu cách thực hiện các phép tính.
_ Nhận xét, chấm điểm.
3. Bài mới : 51 – 15
_ Tiết trước chúng ta đã học phép trừ dạng 31 – 5. Hôm nay, chúng ta sẽ học phép trừ dạng 51 –15 và giải các bài toán có liên quan à Ghi tựa.
Ø Hoạt động 1 : Giới thiệu phép tính (10’)
Phương pháp : Trực quan, thực hành.
_ GV nêu đề toán : Có 51 que tính, bớt đi 15 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính ?
à Ghi : 51 – 15 = ?
_ Hướng dẫn HS tự đặt phép tính trừ 51 – 15 theo cột dọc rồi hướng dẫn HS trừ theo thứ tự từ phải sang trái .
_ Yêu cầu HS nêu lại cách tính ?
_ Muốn thực hiện phép trừ dạng 51 – 15 ta làm sao ? 
­ Hoạt động 2 : Thực hành ( 15’) 
Phương pháp : Thực hành.
Bài 1 :
_ Yêu cầu HS tự làm sau đó nêu cách tính của một số phép tính .
Bài 2 :
_ Muốn tìm hiệu ta làm thế nào ?
_ GV yêu cầu HS làm bài vào vở, HS nào làm xong thì lên làm vào bảng con.
_ GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và tính.
à Nhận xét, tuyên dương .
Bài 3 :
_ GV yêu cầu HS nêu cách tìm số hạng trong 1 tổng.
_ Yêu cầu HS làm bài, 3 HS lên làm ở bảng phụ.
_ GV nhận xét.
Ø Hoạt động 3 : Củng cố (4’)
Phương pháp : Trò chơi.
_ GV đính hình và nội dung của bài lên bảng, yêu cầu các dãy lên điền chữ thích hợp vào chỗ chấm.
_ Nhận xét, tuyên dương.
4. Dặn dò : ( 1’)
_ Về làm bài 2, 3 / 50.
_ Chuẩn bị : Luyện tập.
_ Nhận xét tiết học.
_ Hát.
_2 HS lên bảng làm theo yêu cầu của GV.
_ 1 HS nhắc lại.
_ HS thao tác trên que tính để tìm ra kết quả
 51 – 15 = 36
51
_ 1 5
36
_ HS nêu :
+ 1 không trừ được 5, lấy 11 – 5 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
+ 5 trừ 1 bằng 3 viết 3 .
_ Học sinh nêu.
_ HS đọc yêu cầu
_ Cả lớp làm vào vở. Sau đó nêu miệng.
 61 81 31 51 71
_ 1 9 _ 34 _ 16 _ 27 _ 45 
 42 47 15 24 27	
_ HS đọc yêu cầu bài
_ Lấy số bị trừ, trừ đi hiệu.
 71 61 91 51 
_ 48 _ 49 _ 65 _ 44 
 23 12 26 64 
_ HS nêu.
_ HS đọc yêu cầu.
_ Muốn tìm số hạng trong một tổng, ta lấy tông trừ đi số hạng còn lại.
_ 3 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
a) x + 26 =61	
	x = 61 – 26
	x = 35
b) x + 47 =81
	x = 81 – 47
	x = 34
c) 18 + x =41
	x = 41 – 18
	x = 23
_ Các tổ cử đại diện lên thi đua.
HOẠT LỚP( TUẦN 10)
I/ MỤC TIÊU:
Đánh giá được ưu tồn trong tuần
Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới
II/ NỘI DUNG:
Đánh gía các hoạt động của tuần:
GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
GV nhận xét chung.
Kế hoạch:
Duy trì nề nếp sẵn có
Học bài và làm bài trước khi đến lớp
Truy bài đầu giờ
Phát huy phong trào tự học của lớp
Rèn chữ viết thường xuyên
Sinh hoạt văn nghệ
****************************************************************************
TỔ KHỐI
CHUYÊN MÔN
NGUYỄN THỊ HIỀN

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2 T 10.doc