Đề tài Một vài kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường Tiểu học Hồng Quang

Đề tài Một vài kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường Tiểu học Hồng Quang

Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là chủ trương, mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch rõ: “Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong mội trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức,.”. Trong Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã qui định rõ tại Điều 65 như sau: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ”. Nhằm thể chế hoá đường lối của Đảng và cụ thể hoá Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về nghĩa vụ của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển năng khiếu, vui chơi lành mạnh, cũng như nghĩa vụ giáo dục trẻ em sống có đạo đức, có ý chí vươn lên trở thành người có ích cho đất nước.

 Mục 1 Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ghi: “Trong mọi hành động đối với trẻ em, dù là cơ quan phúc lợi xã hội của Nhà nước hay của tư nhân, là toà án, nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là mối quan tâm hàng đầu ”. Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có ghi rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”.

 Một trong những quyền cơ bản của trẻ em là Quyền được học tập (Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Phù hợp với quy định đó, Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 đã cụ thể hoá quyền được học tập của trẻ em. Theo đó; học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập.

 

doc 19 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 856Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường Tiểu học Hồng Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài:
	Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là chủ trương, mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch rõ: “Thúc đẩy phong trào toàn xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong mội trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ và đạo đức,...”. Trong Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã qui định rõ tại Điều 65 như sau: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục ”. Nhằm thể chế hoá đường lối của Đảng và cụ thể hoá Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về nghĩa vụ của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc bảo vệ trẻ em, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được học hành, phát triển năng khiếu, vui chơi lành mạnh, cũng như nghĩa vụ giáo dục trẻ em sống có đạo đức, có ý chí vươn lên trở thành người có ích cho đất nước.
 Mục 1 Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em có ghi: “Trong mọi hành động đối với trẻ em, dù là cơ quan phúc lợi xã hội của Nhà nước hay của tư nhân, là toà án, nhà chức trách hành chính hay cơ quan lập pháp, những lợi ích tốt nhất của đứa trẻ phải là mối quan tâm hàng đầu ”. Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có ghi rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu”.
	Một trong những quyền cơ bản của trẻ em là Quyền được học tập (Điều 16 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004). Phù hợp với quy định đó, Điều 10 Luật giáo dục năm 2005 đã cụ thể hoá quyền được học tập của trẻ em. Theo đó; học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập... 
	Để thực hiện được các nội dung trên, đặc biệt là việc ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học tập tốt thì công tác xã hội hoá giáo dục phải được đặt lên hàng đầu. 
Trước hết, cần hiểu rõ khái niệm xã hội hoá giáo dục. Các quốc gia khác nhau có quan niệm khác nhau về xã hội hoá giáo dục. Nhưng nét chung là các quan niệm đều khẳng định sự cần thiết có sự tham gia của xã hội vào phát triển giáo dục với nội dung là sự hưởng thụ cơ hội giáo dục của mọi người và sự tham gia dưới hình thức đóng góp vào sự phát triển giáo dục. Việt Nam ta quan niệm: Xã hội hoá các hoạt động giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục của nhân dân.
Một trong những vấn đề cơ bản của xã hội hoá giáo dục phổ thông là: Tạo cơ hội, môi trường học tập cho mọi trẻ em; Tham gia đóng góp cho giáo dục về tài chính.
Với những lý do như nêu trên và nhằm góp phần trong việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung và học sinh tại Trường Tiểu học Hồng Quang nói riêng nên tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một vài kinh nghiệm trong việc hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường Tiểu học Hồng Quang”.
Với tình hình thực tế tại địa phương ( Đà Sơn và Khánh Sơn thuộc phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ), tôi tin tưởng chắc chắn rằng đề tài này là thiết thực, phù hợp thực tế sẽ được tất cả các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức, cá nhân đều ủng hộ tối đa và giúp tôi hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.
II. Mục đích đề tài:
Đề tài này đã được tôi ấp ủ và thực hiện trong hơn 2 năm qua. Mục đích là tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ thiết thực cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường như bao trẻ em bình thường khác; góp phần nâng cao chất lượng học tập cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học tại Trường Tiểu học Hồng Quang.
III. Giới hạn, phạm vi của đề tài:	
 Do điều kiện công tác như hiện nay là hiệu trưởng của một trường tiểu học nên tôi chỉ có khả năng thực hiện đề tài trong phạm vi nhà trường đang công tác ( Trường Tiểu học Hồng Quang thuộc phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng ). 
B. NỘI DUNG :
I. Thực trạng tình hình:
Trường Tiểu học Hồng Quang thuộc phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng (Gần Khu vực Bãi rác Khánh Sơn), quản lý học sinh địa bàn dân cư Đà Sơn và Khánh Sơn, là một trường tiểu học thuộc vùng ven thành phố, đời sống của đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều phụ huynh học sinh phải sinh sống bằng “nghề” thu lượm rác, nhiều phụ huynh có việc làm không ổn định, buôn bán nhỏ lẻ; số lượng học sinh mồ côi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật của nhà trường nhiều nên điều kiện đến trường của các em đã gặp không ít khó khăn.
 Để thực hiện tốt đề tài này, tôi đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp, nội dung hoạt động giáo dục cần thiết.
II. Một số biện pháp thực hiện :
Công tác vận động, tuyên truyền :
Việc hỗ trợ cho học có hoàn cảnh khó khăn là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với Trường Tiểu học Hồng Quang. 
Nhà trường đã có các văn bản chỉ đạo cho giáo viên triển khai trong phiên họp cha mẹ học sinh đầu năm học để lấy thông tin; tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ, công chức nhà trường và thành Nghị quyết của Hội nghị Cán bộ - Công chức đầu mỗi năm học. Bên cạnh, nhà trường thường xuyên vận động, kêu gọi và đặt vấn đề trực tiếp đối với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức nhân đạo từ thiện, các tộc họ... trong và ngoài địa bàn về việc hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (Đây là công việc cực kỳ quan trọng và rất khó ). 
Thu thập thông tin, điều tra khảo sát :
Vào đầu mỗi năm học, ngoài những công việc như sắp xếp, biên chế công tác tổ chức của nhà trường, điều tra các số liệu cần thiết phục vụ cho nhà trường thì một việc tôi luôn đặt lên trước tiên, đó là tổ chức điều tra tình hình học sinh có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời hỗ trợ cho các em đến trường như bao trẻ em khác. Công tác điều tra này giao cho giáo viên chủ nhiệm trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về thông tin (Yêu cầu thông tin về học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải đầy đủ, chính xác); sau khi giáo viên chủ nhiệm thực hiện xong thì nộp lại cho Tổng phụ trách Đội để tổng hợp, phân loại và báo cáo với hiệu trưởng nhà trường. Các thông tin cơ bản đã đầy đủ, hiệu trưởng giao hồ sơ này cho Chi hội khuyến học nhà trường quản lý và xây dựng kế hoạch hỗ trợ cụ thể khi có nhà tài trợ. Tổ chức điều tra theo mẫu :
TRƯỜNG T.H HỒNG QUANG
LỚP :................ DANH SÁCH HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
 NĂM HỌC : 200...- 200... 
TT 
Họ và tên HS
Năm sinh
Chỗ ở (Tổ, phường)
Họ, tên cha và mẹ
Hoàn cảnh gia đình
Ghi chú
1
2
 Giáo viên chủ nhiệm
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
Trong mẫu này yêu cầu giáo viên chủ nhiệm thực hiện chính xác và xếp theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống để tiện việc xét chọn sau này.
	Thực tế kết quả khảo sát, điều tra hàng năm cho thấy số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường rất nhiều, trung bình số học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường bằng một phần tư tổng số học sinh toàn trường. Nhưng trong thực tế số học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể có nhiều hơn khi có thiên tai, địch hoạ và các sự cố khác ( như sau Cơn bão số 6 năm 2006 ). 
III. Kết quả đạt được : 
	Hầu hết những học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ (cả tinh thần lẫn vật chất) đều có những kết quả như mong đợi, đó là:
	- Những học sinh có dấu hiệu nguy cơ bỏ học đều đã được đến trường. Tính đến nay nhà trường không có học sinh bỏ học.
	- Tất cả học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường đều có đủ trang phục, sách vở, đồ dùng học tập... theo qui định và đóng góp cơ bản đầy đủ các khoản theo qui định ngay từ đầu năm học, hạn chế tình trạng thất thu trong học sinh.
	- Chất lượng đại trà của học sinh được nâng lên rõ rệt sau mỗi học kỳ, mỗi năm học.
Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hoà Khánh nên tôi rất hiểu, thông cảm và chia sẻ với những khó khăn của học sinh ở đây. Để có được những kết quả như nêu trên, tôi đã xác định rõ công việc, tâm huyết, nỗ lực và cố gắng hết sức để kêu gọi nhiều tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể :
Hỗ trợ thường xuyên cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn :
a) Học bổng của Hội Từ thiện Phổ Hiền: (Địa chỉ của Hội Từ thiện Phổ Hiền: Web: WWW.hoituthienphohien.com 
 E-mail: hoituthienphohien@yahoo.com)
Từ tháng 10 năm 2006, chúng tôi được Tổ chức Hội Từ thiện Phổ Hiền đồng ý nhận đỡ đầu và trao học bổng lâu dài cho 20 học sinh ( Từ lúc bắt đầu nhận học bổng cho đến khi hoàn thành chương trình học phổ thông ), mỗi suất học bổng là 10 USD / tháng ( tương đương 160.000 đ / tháng ) và được trao hàng tháng. 
Tiêu chí để nhận được học bổng này là học sinh phải thuộc diện gia đình thật sự khó khăn, có học lực từ khá trở lên. 
Để đảm bảo công khai, công bằng khi xét chọn học sinh, tôi đã thông báo rộng rãi cho phụ huynh, học sinh biết và làm đơn xin và nộp lại cho văn phòng nhà trường. Sau khi nhận được nhiều đơn xin của phụ huynh, tôi đã tham mưu với UBND phường Hoà Khánh Nam tổ chức một cuộc họp xét, thành phần gồm: Phó chủ tịch UBND phường chủ trì, cùng đại diện các ban ngành đoàn thể, các đồng chí Bí thư Chi bộ Đà Sơn, Khánh Sơn và Ban giám hiệu nhà trường. Nhờ thực hiện tốt việc xét chọn nên không có phụ huynh nào có ý kiến (Kể cả trường hợp không xét được).
Ngoài số tiền qui định hàng tháng cho mỗi học sinh, Hội Từ thiện Phổ Hiền còn tặng thêm cho một số học sinh trong diện này khi bị tai nạn giao thông, ốm đau nặng, dịp Tết Nguyên Đán..., tính đến tháng 12 năm 2008 thì tổng số tiền học sinh đã nhận được của Hội Từ thiện Phổ Hiền lên đến 100.000.000đ ( ... hời gian trao quà : Trong Lễ Khai giảng năm học 2008-2009.
	Số lượng và giá trị quà : Tổng số có 50 suất quà, mỗi suất gồm 200.000đ và 20 tập vở. Tổng trị giá của chương trình là 12.000.000đ (Mười hai triệu đồng).
Đối tượng : Là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường (Không xét kết quả học tập của năm học trước).
Để thực hiện tốt chương trình, dựa trên cơ sở danh sách thuộc diện này đã có sẵn, tôi giao cho các bộ phận có liên quan tiếp tục điều tra thật chính xác để chọn đúng 50 học sinh được nhận quà trong Lễ Khai giảng. Với món quà này, đã giúp một số học sinh có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập, đóng tiền bảo hiểm...
- Ngoài ra, tôi đã tham mưu và kêu gọi nhiều tổ chức để hỗ trợ không thường xuyên cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, như của Hội Khuyến học phường Hoà Khánh Nam; các Chi hội khuyến học Làng Đà Sơn, chi hội khuyến học tộc Phan, tộc Nguyễn làng Đà Sơn...Với những tổ chức này thì quà tặng chủ yếu là khích lệ, động viên là chính; đã góp phần tạo mối quan hệ, hợp tác trong công tác xã hội hoá giáo dục tại địa phương ngày một phát triển.
Hỗ trợ đột xuất cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai :
Cơn bão số 6 vào tháng 10 năm 2006 là cơn bão lịch sử đã gây thiệt hại vô cùng lớn tại thành phố Đà Nẵng, trong đó khu vực Đà Sơn, Khánh Sơn thuộc phường Hoà Khánh Nam, quận Liên Chiểu là một trong những địa bàn bị thiệt hại nặng nề. Đối với học sinh nhà trường, qua công tác điều tra nắm tình hình cho thấy: số gia đình học sinh bị thiệt hại như sập nhà, trốc mái rất nhiều, nhiều học sinh đã hư hỏng toàn bộ sách vở, dụng cụ học tập, không nơi trú...
Trong lúc này, cơ sở vật chất của nhà trường và nhiều nhà cửa của CB.CC cũng bị thiệt hại nặng nhưng lãnh đạo nhà trường cũng đã nỗ lực để cùng lúc khắc phục hậu quả trên. (Do phạm vi, giới hạn của đề tài nên tôi không nêu việc khắc phục hậu quả cơn bão số 6 của nhà trường và của CB.CC). 
Để khắc phục nhanh chóng, hỗ trợ kịp thời cho những học sinh bị ảnh hưởng, thiệt hại trong cơn bão số 6, tôi đã tìm mọi cách để thực hiện như kêu gọi, thông tin rộng rãi để nhận tài trợ:
- Thông qua anh Lê Văn Ngọt, Hội Từ thiện quận Liên Chiểu là người Đà Sơn, tôi được giới thiệu để làm việc với Hội Phật giáo và chùa ở tỉnh Đồng Nai về việc trao quà cho học sinh bị thiệt hại trong bão số 6. Tổng số học sinh được nhận là 40 em, mỗi suất quà gồm: áo quần, cặp sách, vở... và tiền mặt, trị giá 200.000đ / suất. Tổng số quà trị giá 8.000.000 đồng.
- Thông qua cô giáo Nguyễn Trần Lê Hồng Trinh ( là người Đà sơn và là giáo viên của nhà trường ) đã giới thiệu cho tôi về Công ty Dược số 6 thành phố Hồ Chí Minh ( nơi người nhà cô làm việc và đang có chuyến thăm, tặng quà tại thành phố Đà Nẵng ). Sau khi làm việc, chúng tôi cùng thống nhất hỗ trợ và tặng quà cho 50 người ( có 10 CB.CC và 40 học sinh ), mỗi suất gồm: thuốc chữa bệnh, quần áo và tiền mặt, trị giá mỗi suất trên 200.000đ. Tổng quà trị giá 10.000.000 đồng.
- Thông qua anh Phạm Hồng Quang - quận Đoàn Liên Chiểu, học sinh nhà trường đã được tham gia Chương trình khám chữa bệnh miễn phí và được nhận thuốc chữa bệnh của Trường Đại học Dược thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Trường Tiểu học Hồng Quang.
- Ngoài các chương trình trên, nhiều học sinh còn được giới thiệu để nhận quà của “Bút bị Thiên Long”, “Sữa Cô gái Hà Lan”...thông qua Phòng GD&ĐT, Hội Đồng Đội quận Liên Chiểu.
* Nhờ có nhiều biện pháp tích cực nên đã đạt được những kết quả như mong đợi, tôi chỉ đơn cử một vài trường hợp nổi bật. Đó là trường hợp em Phạm Đoàn Ngọc Anh ở tổ 15 Đà Sơn, khi vào học lớp Một năm học 2006-2007 chỉ được 1 tuần thì phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình hết sức thương tâm: mẹ bỏ đi để lại Ngọc Anh cùng em nhỏ và người cha bị bệnh thần kinh nhẹ, không có việc làm. Sau khi tìm hiểu, có đầy đủ thông tin và từ khi nhận được học bổng của Hội Từ thiện Phổ Hiền em đã được đến trường trở lại và có kết quả học tập ngày một tiến bộ rõ rệt. Ngoài mức trợ cấp như những học sinh khác, Ngọc Anh còn được Tổ chức Từ thiện Phổ Hiền rất quan tâm, thường xuyên đến thăm tặng quà gia đình và có nhiều hỗ trợ đặc biệt.
Trường hợp em Nguyễn Ngọc Phương ở Tổ 8 Đà Sơn, năm học 2005-2006 Phương học lớp Ba, là một học sinh cá biệt, có hoàn cảnh rất khó khăn. Bố mất sớm do tai nạn lao động, mẹ làm nghề “lượm rác” ở bãi rác Khánh Sơn, nhà lại đông anh em, Phương học rất yếu (do nhiều yếu tố). Phương được nhà trường xét và cho nhận nhiều lần các suất học bổng, quà tặng của các tổ chức, cá nhân tài trợ...Đến cuối năm học 2007-2008 Phương đã có kết quả học tập tiến bộ rõ rệt và đặc biệt Phương đã mang về nhiều thành tích cho trường trong phong trào Hội khoẻ Phù Đổng như : Huy chương đồng Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc môn Bóng đá; Hội khoẻ Phù Đổng cấp quận: Cúp vàng vô địch môn bóng đá, giải nhất môn Ném bóng, giải nhì môn chạy 60 mét. 
Hay trường hợp khác, em Phạm Thị Minh Hằng ở tổ 14 Đà Sơn, là học sinh lớp Năm năm học 2007-2008 cũng có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Trong lần bị tai nạn giao thông tưởng chừng em không thể hoàn thành chương trình tiểu học, cũng chính nhờ Tổ chức Từ Thiện Phổ Hiền mà gia đình và em đã may mắn vượt qua; đến nay em đang theo học tại Trường THCS Ngô Thì Nhậm và kết quả học tập ngày một tiến bộ nhờ tiếp tục nhận được học bổng của Tổ chức Từ thiện Phổ Hiền.
Và nhiều trường hợp khác cũng đã vựơt qua nhiều khó khăn trong đời thường và có được niềm vui đến trường như bao học sinh bình thường nhờ có những chương trình hỗ trợ kịp thời.
IV. Những kinh nghiệm rút ra :
Việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn nói chung là hết sức cần thiết, nói riêng đối với Trường Tiểu học Hồng Quang đây là công việc đặc biệt quan trọng, phải được quan tâm hàng đầu và luôn được ưu tiên thực hiện trước. 
Để thực hiện có hiệu quả và đạt được những mục đích đã đề ra, tôi rút ra những kinh nghiệm cơ bản, cần thiết như sau :
- Trước hết, người hiệu trưởng nhà trường phải là người hiểu, biết chia sẻ và nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình thực trạng; luôn gắn bó, tâm huyết và nỗ lực hết sức mình; xác định rõ vai trò, trách nhiệm của người hiệu trưởng; không để người khác thay thế chủ trì, chỉ đạo công việc này.
- Công việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải được mọi thành viên trong nhà trường đồng tình ủng hộ; Hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể quan tâm...
- Để việc hỗ trợ đảm bảo công bằng, chính xác, công khai thì ngay đầu mỗi năm học nhà trường phải có Ban chỉ đạo, phân công cụ thể cho từng thành viên của Ban chỉ đạo, đồng thời tổ chức quán triệt trong đội cán bộ-công chức cũng như trong cha mẹ học sinh về công việc này.
C. KẾT LUẬN :
I. Kết luận rút ra :
 	Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, của mọi người, của toàn xã hội và của cả cộng đồng. 
 Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các nhà trường thì cần được quan tâm, có chương trình hỗ trợ cụ thể để tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ thiết thực cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường như bao trẻ em bình thường khác; góp phần nâng cao chất lượng học tập cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và không để xảy ra tình trạng học sinh bỏ học tại trường.
Làm tốt việc hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ mang lại nhiều lợi ích không những cho bản thân đứa trẻ mà cho cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 
II. Kiến nghị, đề nghị :
	Để đạt được mục đích trong việc hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Trường Tiểu học Hồng Quang mà tôi đã đề ra trong thời gian qua cũng như thời gian đến, tôi có những kiến nghị và đề nghị sau đây :
- Trường Tiêủ học Hồng Quang là một địa bàn còn nhiều khó khăn (như nêu ở phần thực trạng) luôn cần được sự chia sẻ, quan tâm và hỗ trợ của tất cả các tổ chức, cá nhân đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Hãy dành những gì tốt đẹp, những gì chúng ta đang có cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn!
- Do phải bố trí, bổ nhiệm cán bộ năm 2009 của UBND quận Liên Chiểu nên tôi không được tiếp tục công tác tại Trường Tiểu học Hồng Quang, do đó tôi đề nghị người hiệu trưởng mới cần tiếp tục xác định, duy trì và quan tâm đặc biệt đến công tác này tại Trường Tiêủ học Hồng Quang./.
 NGƯỜI THỰC HIỆN
 Nguyễn Hỷ
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 
************
 Hội Từ thiện Phổ Hiền tặng quà và học bổng cho 
20 học sinh nhân dịp kết thúc Học kỳ I Năm học 2006-2007.
Hội Từ thiện Phổ Hiền tặng học bổng 
cho học sinh nhân dịp Khai giảng Năm học 2008-2009.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
************
Công ty KeyHingeToys (Đồ chơi trẻ em) chuẩn bị cho buổi
tặng quà cho học sinh đầu Năm học 2008-2009.
Công ty KeyHingeToys (Đồ chơi trẻ em) tặng quà cho 
20 học sinh nghèo đầu Năm học 2008-2009.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
************
Đại diện lãnh đạo nhà trường phát biểu cảm ơn Công ty 
KeyHingeToys (Đồ chơi trẻ em) đã tặng quà cho học sinh nghèo.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn SCB tặng quà cho 
50 học sinh nghèo nhân dịp Lễ Khai giảng Năm học 2008-2009.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
************
Nhiều tổ chức cùng trao học bổng cho 20 học sinh trong 
Đêm văn nghệ Hội trại “Thiếu nhi làm theo lời Bác” tháng 3/2007.
Hội Từ thiện Phổ Hiền trao học bổng và gặp mặt 
20 học sinh sau hơn 2 năm thực hiện chương trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nhà xuất bản Lao động - xã hội Năm 2006.
Tác giả: Dương Bạch Long, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Văn Hiển; Tìm hiểu pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Nhà xuất bản chính trị quốc gia và Nhà xuất bản giáo dục Năm 2007.
Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
 Tác giả: PGS,TS Lê Ngọc Lan, Xã hội học giáo dục của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Năm 2003.
---------------------------------
MỤC LỤC
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trang 1-3
 I. Lý do chọn đề tài
Trang 1
 II. Mục đích chọn đề tài
Trang 2
 III. Giới hạn, phạm vi đề tài
Trang 3
 B. NỘI DUNG 
Trang 4-11
 I. Thực trạng tình hình
Trang 4
 II. Một số biện pháp thực hiện
Trang 4
 III. Kết quả đạt được 
Trang 5-10
 IV. Những kinh nghiệm rút ra
 Trang 11
 C. KẾT LUẬN: 
Trang 12 
 I. Kết luận rút ra
Trang 12
 II. Kiến nghị, đề nghị 
Trang 12
 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Trang 13-16
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 17
 MỤC LỤC
Trang 18

Tài liệu đính kèm:

  • docMot vai kinh nghiem trong viec ho tro cho hoc sinhcohoan canh kho khan.doc