Chuyên đề Tập đọc lớp 2 - Trường Tiểu học Thường Tân

Chuyên đề Tập đọc lớp 2 - Trường Tiểu học Thường Tân

Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương tình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu của học sinh ở bậchọc đầu tiên trong trường phổ thông.

 

doc 31 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3520Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tập đọc lớp 2 - Trường Tiểu học Thường Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mờ đầu
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động, tương ứng với chúng là bốn kĩ năng : nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình môn Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương tình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu của học sinh ở bậchọc đầu tiên trong trường phổ thông.
“Đọc” một đòi hỏi cơ bản đối với người đi học .Đầu tiên,trẻ em phải học đọc đọc ,sau đó các em phải đọc để học .đọc là một công cụ để học tâp các môn khác.Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập.Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thàn học tạp cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của con nguời thời đại văn minh.Chính vì vậy,trường Tiểu học nói chung , giáo viên dạy lớp nói riêng có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch có hệ thống.Tập đọc với tư cách làmột phân môn của Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này-đó là “Hình thành va ørèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh”.
 Năng lực đọc được cụ thể hoá thành các kĩ năng đọc chỉ được hình thành khi học sinh thực hiện hai hình thức đọc :đọc thành tiếg và đọc thầm (mà mục đích là đọc hiểu ).Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo hai hình thức đọc này mới đươc xem là biết đọc .Vì vậïy tổ chức dạy học tâp đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc này. Chính vì thế để hình thành và luyện kĩ năng đọc cho học sinh chúng ta cùng tiến hành tìm hiểu chương trình,SGK , tìm hiểu về tổ chức dạy -học tập đọc, đồng thời vận dụng vào giảng dạy .Từ đó rút kinh nghiệm cho việc rèn đọc.
.
PHẦN THỨ NHẤT
NGHIÊN CỨU CHƯƠNG TRÌNH , SGK, BIỆN PHÁP , HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC TẬP ĐỌC LỚP 2 
I. CẤU TRÚC CHUNG CỦA SÁCH GIÁO KHOA:
Sách giáo khoa được xây dựng theo 2 trục là trục chủ điểm và trục kĩ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học.
Ở lớp 2, mỗi tuần có 4 tiết tập đọc. Sách giáo khoa chia làm 15 đơn vị học , mỗi đơn vị được thực hiện trong 2 tuần, gắn với một chủ điểm, riêng chủ điểm cuối học trong 3 tuần.
Tập I 
Các chủ điểm có tên gọi như sau :
- Em là học sinh
- Bạn bè
- Trường học 
- Thầy cô
- Cha mẹ
- Anh em
- Ông bà
- Bạn trong nhà
Tập II 
Các chủ điểm có tên gọi như sau:
- Bốn mùa
- Chim chóc
- Muông thú
- Sông biển
- Cây cối
- Bác Hồ
- Nhân dân
* Sự phân bố các bài tập đọc ở mỗi đơn vị học ( 2 tuần )
Tuần 1 : Một truyện kể ( 2 tiết )
Một văn bản thông thường ( 1 tiết )
Một văn bản thư ( 1 tiết )
Tuần 2 : Một truyện kể (2 tiết )
Một văn bản miêu tả ( 1 tiết )
Một truyện vui ( 1 tiết )
*Nội dung các bài tập đọc :
- Văn bản Văn học : là những đoạn trích ( có thể biên soạn lại ) từ các tác phẩm trong kho tàng văn học Việt Nam và văn học nước ngoài miêu tả thiên nhiên, xã hội đặc biệt là cuộc sống của trẻ ở gia đình, nhà trường và xã hội.
- Các văn bản khác : là những văn bản thuộc phong cách báo chí, khoa học, hành chính  nói về thiên nhiên, môi trường văn hóa, khoa học phù hợp với học sinh lớp 2.
- Văn bản học 2 tiết: có độ dài khác với văn bản học một tiết (văn bản truyện kể có độ dài khoảng 100 – 250 chữ, các văn bản khác có độ dài khoảng 100-120 chữ )
* Cấu trúc thông thường của bài tập đọc :
- Đầu bài
- Tranh minh họa nội dung ( có hầu hết ở các bài tập đọc ).
- Nội dung bài đọc.
- Chú giải ( kí hiệu bằng dấu:).
- Câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài ( kí hiệu bằng dấu ? ).
= Văn bản tập đọc là truyện kể có ghi số ( 1,2,3  ) ở từng đoạn truyện, nhằm giúp học sinh nắm được bố cục, đọc hiểu nội dung để trả lời câu hỏi, đồng thời chuẩn bị cho yêu cầu luyện nói trong giờ kể chuyện sau.
= Bài Tập đọc 2 tiết có nhiều nhất 5 câu hỏi, bài tập đọc 1 tiết có nhiều nhất 4 câu hỏi. Các câu hỏi thường xấp xếp theo trình tự nội dung bài đọc gồm :
+ Câu hỏi : Tái hiện ; gợi mở ; bộc lộ ý kiến cá nhân.
+ Chủ yếu ở dạng gì?  nào ?  ra sao ?
+ Ít câu hỏi dạng : Vì sao  ? ; Tại sao  ?
II. BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU 
1. Đọc mẫu của giáo viên bao gồm :
-Đọc toàn bài :thường nhằm giới thiệu , gây xúc cảm , tạo tâm thế học đọc cho học sinh 
-Đọc câu , đoạn :nhằm hướng dẫn , gợi ý hoặc” tạo tình huống “ cho ho c5 sinh nhận xét , giải thích nội dung bài đọc .
-Đọc từ , cụm từ: nhằm sửa phát âm sai và rèn cách đọc đúng cho học sinh 
2. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài , tìm hiểu nội dung bài đọc .
2.1. Hướng dẫn tìm hiểu nghĩa của từ ngữ trong bài 
a. Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa :
-Từ ngữ khó đối với học sinh được chú giải ở sau bài học 
-Từ ngữ phổ thông mà học sinh địa phương chưa quen 
-Từ ngữ đóng vai trò quan trọng để giúp người đọc hiểu nội dung bài .
Đối với các từ còn lại , nếu có học sinh nào chưa biết , giáo viên giải 
thích riêng cho 
học sinh đó hoặc tạo điều kiện cho học sinh khác giải thích giúp , không 
nhất thiết phải đưa ra giảng chung cho cả lớp .
b. Cách hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu nghĩa của từ ngữ :
Giáo viên có thể giải nghĩa , nêu ví dụ cho học sinh hiểu , hoặc gợi y ù cho
học sinh làm những bài tập nhỏ để tự nắm nghĩa của từ ngữ bằng một số 
biện pháp như sau:
-Đặt câu với từ ngữ cần giải nghĩa
-Tìm từ đồng nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa 
-Tìm từ trái nghĩa với từ ngữ cần giải nghĩa
-Mêu tả sự vật , đặc điểm được biểu thị ở từ ngữ cần giải nghĩa .
Ngoài ra , cũng có thể giúp học sinh nắm nghĩa của từ bằng đồ dúng 
dạy học ( hiện vật , tranh vẽ , mô hình ...)
Điều cần chú ý là dù giải nghĩa từ ngữ theo cách nào cũng chỉ nên giới 
hạn trong phạm vi nghĩa cụ thể ở bài đọc , không mở rộng ra những nghĩa 
khác , nhất là những nghĩa xa lạ với học sinh lớp 2 .
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài :
a/Phạm vi nội dung cần tìm hiểu :
-Nhân vật ( số lượng , tên , đặc điểm ) tình tiết của câu chuyện ; nghĩa
 đen và những nghĩa bóng dễ nhận ra của các câu văn , câu thơ .
-ý nghĩa của câu chuyện , của bài văn , bài thơ .
b/ Cách tìm hiểu nội dung bài đọc :
Phương pháp và trình tự tìm hiểu nội dung bài đọc thể hiện ở những câu
 hỏi đặt sau mỗi bài . Dựa vào hệ thống câu hỏi đó , giáo viên tổ chức sau 
cho mỗi học sinh đều được làm việc để tự mình nắm đước nội dung bài .
Tuy nhiên , do yêu cầu hạn chế số chữ ở các câu hỏi cho phù hợp với 
khả năng đọc của học sinh lớp 2 , SGK chỉ có thể nêu những vần đề chính
 cần thảo luận . Đe å giúp học sinh hiểu bài , giáo viên cần có thêm những câu 
hỏi phụ , những yêu , những lời giảng bổ sung .
Sau khi học sinh nêu ý kiến , giáo viên sơ kết , nhấn mạnh ý chính và 
ghi bảng (nếu cần).
-Trong quá trình tìm hiểu bài , giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách 
trả lời câu hỏi , diễn đạt ý bằng câu văn gọn , rõ .
3 . Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng :
a. Luyện đọc thành tiếng :
Luyện đọc thành tiếng bao gồm các hình thức : Từng học sinh , cá nhân ,
một nhóm ( cả bàn , cả to å ) đọc đồng thanh , cả lớp đọc đồng thanh , một 
nhóm học sinh đọc theo phân vai .
Trong việc luyện đọc cho học sinh , giáo viên cần biết nghe học sinh đọc 
 để có cách hướng dẫn thích hợp với từng em và cần khuyến khích học 
sinh trong lớp trao đổi , nhận xét về chỗ được , chổ chưa được của bạn , 
nhằm giúp học sinh rút kinh nghiệm để đọc tốt hơn...
b. Luyện đọc thầm :
Dựa vào SGK giáo viên giao nhiệm vu ï cụ thể cho học sinh nhằm 
định hướng việc đọc , hiểu (Đọc câu , đoạn hay khổ thơ nào ? đọc để biết , hiểu , nhớ điều gì ?...).Có đoạn văn ,(thơ ) cần cho học sinh đọc thầm 2,3 lượt với thời gian nhanh dần và thực hiện nhiệm vụ , yêu cầu từ dễ đến khó , nhắm trao dồi kĩ năng đọc –hiểu.Cần khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức , giáo viên không nắm được kết quả đọc –hiểu của học sinh để sử lý trong quá trình dạy đọc .
c. Luyện học thuộc lòng :
Ở những bài dạy có yêu cầu học thuộc lòng , giáo viên cần chú ý cho học sinh luyện đọc kĩ hơn ( bước đầu diễn cảm ); có thể ghi bảng một số từ làm “điểm tựa” cho học sinh dễ nhớ và đọc thuộc , sau đó xoá dần hết “từ điểm tựa” để học sinh tự nhớ và đọc thuộc toàn bộ ; hoặc tổ chức cuộc thi hya trò chơi luyện học thuộc lòng một cách nhẹ nhàng gây hứng thú cho học sinh ...
4. Ghi bảng 
Nội dung ghi bảng nói chung cần ngắn gọn , xúc tích đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm .Hình thức trình bày bảng cần mang tính thẩm mĩ , có tác dụng giáo dục cho học sinh .Việc ghi bảng cần được kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học nhắm đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất .
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC:
Có thể lựa chọn một số hình thức tổ chức: 
- Hocï sinh hoạt động c ... û để biểu dương học sinh đọc tốt .
 *HS lần lượt tham gia chơi theo từng cặp .GV hướng dẫn HS trong lớp lắng nghe ,kiểm tra ,đánh giá và ghi điểm cho từng người .Kết thúc cuộc chơi ,GV nhận xét chung và biểu dương những học sinh đọc tốt .
 *Đối với các bài khác cũng hướng dận tương tự :
 - Tự thuật 9Tiếng Việt 2 ,tập 1, tr. 7): HS A nêu nội dung ghi ở cột bên trái (Họ và tên ; Nam, nữ ; Ngày sinh ...),HS B đọc tự thuật ở cột bên phải (Bùi Thanh Hà ; nữ ; 23-4-1996...).
 -Bài Mục lục sách (Tiếng Việt 2 , tập I ,tr.43):HS A nêu số thứ tự (hoặc số trang ...),HS B đọc nội dung còn lại ở dòng mục lục có số thứ tự (số trang ...)HS B đọc nội dung còn lại ở dòng mục lục có số thứ tự (số trang ...)đó .
 -Bài Thời khoá biểu 9Tiếng Việt 2 ,tập 1 .tr.58):HS A có thể nêu một trong hai yêu cầu sau cho HS B tìm đọc :
 +Đọc thời khoá biểu 1 buổi (sáng hoặc chiều )trong 1 ngày .VD : Thời khoá biểu sáng thứ tư ;thời khoá biể chiều thứ năm ,...
 +Đọc thời khoá biể tiết 1 ,hoặc tiết 2,...(sáng hoặc chiều )trong các ngày trong tuần ;thời khoá biểu tiết 2 buổi chiều của các ngày trong tuần ,...
 -Bài Thời gian biểu (Tiếng Việt 2 ,tập I ,tr.132);HS A yêu cầu đọc thời gian biểu buổi sáng (hoặc trưa ,chiều ,tối ),hoặc chỉ nêu thời gian (VD : Từ 6 giờ 30 đến 7 giờ )Ø.HS B phải tìm và đọc đúng theo nội dung bài .
Bài Thông báo của thư viện vườn chim (Tiếng Việt 2 tập 2 ,tr.26):HS A yêu cầu đọc giờ mở cửa (hoặc S ách mới về ,thông báo Cấp thẻ mượn sách ) .HS B phải tìm và đọc đúng theo nội dung bài .
 -Bài Nội quy Đảo Khỉ (Tiếng Việt 2 ,tập II,tr. 44):HS A yêu cầu đọc điều 1(hoặc điều 2,điều 3,điều 4 ).HS B phải tìm và đọc đúng điều đó trong bài .
 -Bạn có biết ?(Tiếng Việt II ,tập 2,tr.85,86):HS A yêu cầu đọc thông tin về cây lâu năm nhất (hoặc cây to nhất ,cây cao nhất ,cây gỗ thấp nhất ,cây đoàn kết nhất ). HS B tìm và đọc đúng theo nội dung bài .
 7.NGHE ĐỌC ĐOẠN, ĐOÁN TÊN BÀI 
a.Mục đích 
 -Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng một đoạn văn trong các truyện kể (đối với những bài tậïp đọc được dạy trong 2 tiết )trong SGK Tiếng Việt 2.
 -Luyện kĩ năng nghe hiểu và 2nhớ tên truyện kể đã học .
b.Chuẩn bị 
 -Yêu cầu HS đọc ôn lại các bài tập đọc được học đầu tuần trong SGK Tiếng Việt 2
 -Chia HS trong lớp thàng 4 nhóm :2 nhóm chơi (1 nhóm đọc đoạn văn ,1 nhóm đoán tên truyện –sau đó đổi lại ),2 nhóm làm trọng tài (nghe và xác nhận kết quả dưới sự hỗ trợ của GV;nếu còn thời gian ,cho 2 nhóm nghe chơi tiếp (2 nhóm đã chơi sẽ làm trọng tài ).
c.Cách tiến hành 
 *GV nêu yêu cầu chơi :
 -2 nhóm tham gia chơi ngồi đối diện với nhau 
 -Nhóm đọc trước (A) được mở SGK Tiếng Việt 2 để lựa chọn đoạn văn (trong số các truyện kể do giáo viên nêu ra )và cử nguời đứng lên đọc cho nhóm B nghe để đoán tên truyện (có đoạn văn do nhóm A đọc ).Sau đó đến lượt nhóm B đọc đoạn văn ,nhóm A đoán tên truyện .Mỗi nhóm thực hiện 3 lần đọc và 3 lần đoán tên truyện 
 -Khi đoán tên truyện ,cả nhóm không đươc mở SGK và nghe đọc hết doạn văn mới được đoán .
 -Hai nhóm còn lại làm trọng tài cổ vũ ,xác nhận kết quả (hô Đúng hoặc Sai )và ghi lại để tính điểm cho từng nhóm 
VD :
(Đọc đoạn văn
(Đoán )tên bài
Nhóm A
(1)Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán .Mỗi khi cầm quyển sách , cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài ,rồi bỏ dở.Nhưnõg lúc tập viết ,câïu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu ,rồi lại viết nguệch ngoạc ,trông rất xấu .
Nhóm B
CÓ CÔNG MÀI SẮT , CÓ NGÀY NÊN KIM 
Nhóm B
-Một lần khác ,chúng con đang đi dọc ở bờ sông tìm nước uống thì thấy lão Hỗ hung dữ đang rình sau bụi cây .Bạn con đã nhanh trí kéo con chạy như bay .
-Bạn con thật thông minh và nhanh nhẹn .Nhưng cha vẫn còn lo.
Nhóm A
BẠN CỦA NAI NHỎ
Nhóm A
Tan học ,Tuấn đến trước mặt Hà ,gãi đầu ngượng nghịu :
-Tớ xin lỗi vì lúc nãy kéo bín tóc của bạn . Thầy giáo đã phê bình tớ .Thầy bảo phải đối xử tốt với bạn gái .
Nhóm B
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
Nhóm B
Sáng hôm ấy ,cô giáo gọi Lan lên bàn cô lấy mực .Mai hồi hộp nhìn cô ,mhư cô chẳng nói gì .Mai buồn lắm .Thế là trong lớp chỉ còn mình em viết bút chì .
Nhóm A
CHIÊC BÚT MỰC
Nhóm A
Bỗng một em gái dứng dậy ,tiến tới chỗ mẩu giấy ,nhặt lên rồi bỏ vào sọt rác .Xong xuôi em mới nói :
-Em có nghe thấy ạ. Mẩu giấy bảo “Các bạn ơi !Hãy bỏ tôi vào sọt rác !”
Cả lớp rộ lên thích thú .Buổi học hôm ấy vui quá !
Nhóm B
MẢU GIẤY VỤN 
Nhóm B
Bỗng có tiếng cô giáo :
-Bác nhẹ tay kẻo cháu đau .Cháu này là học sinh lớp tôi .
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy .Cô phủi đất cát lắm lem trên người Nam và đưa em về lớp .
Nhóm A
NGƯỜI MẸ HIỀN 
 8.THI ĐỌC TRUYỆ THEO VAI 
a.Mục đích
 -Rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng lời người kể chuyện ;đọc đúng ngữ điệu lời nhân vật trong các truyện kể (bài Tập đọc 2 tiết ),truyện vui (bài Tập đọc 1 tiết ) ở SGK Tiếng Việt 2.
 -Luyện kĩ năng đọc thầm ; tập trung chú ý theo dõi người khác đọc để phối hợp nhịp nhàng khi đọc lời nhân vật trong truyện .
b.Chuẩn bị 
 -GVxác định câu chuyện sẽ thi đọc theo vai (như đã nêu ở trên )
 -Hướng dẫn HS các nhóm thi đọc theo vai (mỗi nhóm có một HS đọc lời dẫn câu chuyện ,cácHS khác đọc lời từng nhân vật trong câu chuyện ).Mỗi HS trong nhóm có 1 cuốn SGK Tiếng Việt 2 để thi đọc .-Cử đại diện 3 HS tham gia Ban giám khảo để theo dõi ,đánh giá xếp loại (A,B C)từng nhóm thi đọc 
Mỗi Ban giám khảo có 3 tấm bảng :1 tấm ghi chữ cái A ;một tấm ghi chữ cái B ; một tấm ghi chữ cái C .
c.Cách tiến hành 
 *GV nêu yêu càu chơi :
 -Từng nhóm thi đọc sẽ lần lượt lên đứng trước các bạn ,mõi em đọc đúng nội dung được phân công trong nhóm (d0ọc lời dẫn chuyện ,lờinhân vật cụ thể ).
 - Ban giám khảo nhận xét sau mỗi lần từng nhóm đọc bằng cách giơ bảng con có ghi A hoặêc B hoặc C .Tiêu chuẩn xếp loại các nhóm thi đọc như sau 
 .Loại A:Ngắt nghỉ hơi đúng ,diễn tả ngữ điệu lời nói của từng nhân vật trong truyện ;cả nhóm phối hợp với nhau đọc một cách nhịp nhàng .
 .Loại B:Ngắt nghỉ hơi đúng ,diễn tả ngữ diệu lời nói của từng nhân vật trong truyện 
 .Loại C: Đọc lời dẫn câu chuyện và lời các nhân vật đều chưa rõ ràng , chưa rành mạch .
 *.Từng nhóm tham gia thi đọc truyện theo vai 
 VD:Truyện vui Mít làm thơ (Tiếng Việt 2 ,tập I, tr. 18,19)
 -Phânvai (nhóm 3 HS):HS 1 (đọc lời người dẫn chuyện );HS 2 (đọc lời thi sĩ Hoa Giấy );HS 3 (đọc lời nhân vật Mít ).
 +HS 1 :Ở thành phố Tí Hon ,/nổi tiếng nhất /là Mít .//Người ta gọi cậu như vậy /vì cậu chẳng biết gì .//
Tuy thế , /dạo này/Mít lại ham học hỏi .//Một lần ,/ cậu đến thi sĩ Hoa Giấy /để học làmthơ .//Hoa Giấy hỏi ://
 +HS 2:-Cậu có biết /thế nào là vần thơ không ?//
 +HS 3:Vần thơ là cái gì ?
 +HS 2 :Hai từ có phần cuối giống nhau /thì gọi là vần.//
 Ví dụ :vịt –thịt / cáo –gáo .//Bây giờ /cậu hãy tìm một từ vần với bé .//
 +HS 3:-Phé !//
 +HS 1:Mít đáp .//
 +HS 2 :-Phé là gì ?//Vần thì vần nhưng phải có nghĩa chứ .//
 _HS 3 : Mình hiểu rồi .//Thật kỳ diệu!//
 +HS 1:Mít kêu lên .//
Về đến nhà ,Mít bắt tay ngay vào việc .//Cậu đi đi lại lại ,//vò đầu bứt tai.//Đến tối thì bài thơ hoàn thành .//
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
 1. Để luyện kĩ năng đọc cho học sinh , trước hết giáo viên phải xác định được đặc điểm và trình độ học sinh.Từ đó giáo viên có biện pháp rèn kĩ năng đọc riêng cho từng em .
 2. Chuẩn bị thật kĩ bài dạy như :tranh ảnh ,phiếu bài tập,...
 3. Phân bố thời gian hợp lý để hoàn thành đặc trưng bộ môn : luyện đọc thành tiếng -đọc hiểu văn bản .
 4. Chọn nhiều hình thức hoạt động trong lớp phù hợp với khả năng hiện có của học sinh .Từ đó phát huy tối đa hoạt động của nỗi cá nhân .Giúp từng cá nhân đều tham gia ,hứng thú trong khi học tập.
 Người viết 
 Nguyễn Thị Chậm
xem lại ( có thể chèn vào giữa )
Để Không phải đến khi soạn một bài cụ thể chúng ta mới tiến hành tìm hiểu học sinh .Việc tìm hiểu học sinh là một quá trình lâu dài , đã được tiến hành trước đó .Để tiến hành dạy học tập đọc , chúng ta phải hiểu rõ học sinh của mình , đặc điểm và trình độ đọc của học sinh , các em đã có những kiến thức , kĩ năng đọc gì .Để luyện đọc hiểu , chúng ta cần nắm được học sinh của mình chưa hiểu , khó hiểu những từ ngữ nào , nội dung nào trong bài ...Sự hiểu biết nầy sẽ giúp chúng ta xác định tính vừa sức và kĩ năng dạy đọc .Chẳng hạn những lỗi phát âm lệch chuẩn của học sinh sẽ giúp giáo viên xác định được những từ ngữ trong bài cần luyện đọc đúng chính âm.
Đồng thời với việc nắm trình độ đọc chung của cả lớp giáo,viên phải biết rằng mỗi học sinh là một cá thể hoá trong dạy học tập đọc .Giáo viên cần biết rõ giọng đọc của em nào có những lợi thế để đọc hay bài tập đọc nầy , những câu hỏi nào sẽ được những em nào thích thú và dễ dàng trả lời được , với những em nào yêu cầu như thế là quá khó ... Như vậy giáo viên để phân háo nội dung dạy học , tạo điều kiện cho việc phát triển năng lực đọc của tứng cá thể học sinh .

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de tap doc lop 2.doc