Chuyên đề môn Kể chuyện lớp 2

Chuyên đề môn Kể chuyện lớp 2

* GIỚI THIỆU VỀ MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2:

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Phát triển kĩ năng nói và nghe cho HS, bao gồm:

1.1. Kĩ năng độc thoại: kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo những mức độ khác nhau. Cụ thể:

- Kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện.

- Kể theo lời lẽ trong văn bản và kể bằng lời của mình.

1.2. Kĩ năng đối thoại: tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau, bước đầu biết sử dụng ác yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ).

1.3. Kĩ năng nghe:

Theo dõi được câu chuyện bạn kể để kể tiếp hoặc nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.

 

doc 4 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2540Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề môn Kể chuyện lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT NÚI THÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐINH BỘ LĨNH ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
 * * * * * * *
CHUYÊN ĐỀ : 
KỂ CHUYỆN LỚP 2
GV: NGÔ THỊ HỒNG THU
 NĂM HỌC: 2010- 2011
* GIỚI THIỆU VỀ MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2:
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Phát triển kĩ năng nói và nghe cho HS, bao gồm:
Kĩ năng độc thoại: kể lại câu chuyện đã học hay đã được nghe theo những mức độ khác nhau. Cụ thể:
Kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện.
Kể theo lời lẽ trong văn bản và kể bằng lời của mình.
Kĩ năng đối thoại: tập dựng lại câu chuyện theo các vai khác nhau, bước đầu biết sử dụng ác yếu tố phụ trợ trong giao tiếp (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ ).
Kĩ năng nghe:
Theo dõi được câu chuyện bạn kể để kể tiếp hoặc nêu ý kiến bổ sung, nhận xét.
Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư duy lô gíc, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống thông qua nội dung câu chuyện.
Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hừng thú đọc và kể chuyện, đem lại niềm vui tuổi thơ trong hoạt động học tập.
NỘI DUNG DẠY HỌC:
Số bài, thời lượng học:
Trong 2 học kì, HS được học 31 tiết Kể chuyện.
Nội dung:
Nội dung kể chuyện ở lớp 2 là kể lại những câu chuyện đã học trong các bài tập đọc 2 tiết.
Hình thức kể:
Có 3 hình thức rèn luyện kĩ năng kể chuyện trong tiết kể chuyện là:
Kể theo tranh: Các tranh minh họa giúp HS nhớ lại nội dung bài tập đọc đã học, làm chỗ dựa để các em kể chuyện. Đôi khi, các tranh này được đảo lộn thứ tự so với nội dung câu chuyện đã học. Trong trường hợp này, trước hết, HS cần sắp xếp lại thứ tự các tranh cho đúng rồi mới kể. Đó cũng là một biện pháp giúp HS nhớ lại câu chuyện trước khi kể.
Kể teo dàn ý cho sẵn: Trong tiết Kể chuyện sau bài tập đọc, SGK có thể cung cấp cho HS dàn ý dưới dạng những câu hỏi hay những tên đoạn để làm chỗ dựa cho HS kể lại câu chuyện đã học. Đây là một hình thức rèn luyện trí nhớ cho HS, có yêu cầu cao hơn hình thức giúp đơ HS bằng tranh minh họa.
Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện: HS tiểu học rất thích đóng kịch, dù đó không phải là những vở kịch có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp. SGK sư dụng hình thức nàu để rèn kĩ năng nói, kĩ năng kể cho HS, đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tích cách, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học.
BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Sử dụng tranh minh họa (ở SGK) để gợi mở, hướng dẫn HS kể lại từng đoạn câu chuyện
Tranh sử dụng trong kể chuyện có hai loại: tranh kèm lời gợi ý (dùng trong những tuần đầu năm học) và tranh không kèm lời gợi ý ( dùng trong những tuần sau).
Áp dụng biện pháp này, GV có thể sử dụng tranh trong SGK hoặc vẽ tranh lớn treo trên bảng.
Sử dụng câu gợi ý hoặc dàn ý, hướng dẫn HS kể lại câu chuyện.
Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét, cảm nghĩ của HS về nhân vật hoặc về câu chuyện.
Hướng dẫn HS phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối thoại
Các hoạt động chính của GV là:
Lập nhóm HS dựng lại câu chuyện theo cá vai như yêu cầu trong SGK.
Theo dõi HS dựng lại câu chuyện, ghi lại những điểm tốt và chưa tốt để góp ý.
Hướng dẫn HS trong lớp góp ý cho các vai diễn.
Kết hợp ý kiến của HS trong lớp với những nhận xét riêng đã được ghi sổ để tổng kết.
* Chú ý:
GV cần tế nhị khi hướng dẫn HS kể chuyện.
Nếu có em đang kể bỗng lúng túng vì quên 1, 2 chi tiết trong câu chuyện, GV có thể nhắc một cách nhẹ nhàng để em đó nhớ lại câu chuyện.
Nếu có em kể thiếu chính xác, cũng không nên ngắt lời thô bạo. Chỉ nhận xét khi các em đã kể xong.
Nên động viên, khuyến khích để các em kể tự nhiên, hồn nhiên, như là đang kể cho anh, chị, em hay bạn bè ở nhà nghe.
GV cần quan niệm một cách đúng mức về kể sáng tạo
Đối với HS lớp 2, yêu cầu kể sáng tạo là:
Kể một cách tự nhiên, với giọng kể và điệu bộ thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên sống động.
Biết đưa vào câu chuyện trong chừng mực vừa phải một số câu chữ của bản thân, làm cho câu chuyện thêm cụ thể. Ví dụ, kể chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim, đoạn cậu bé gặp một bà cụ tay cầm thỏi sắt, mải miết mài vào tảng đá ven đường, HS có thể thêm những câu chữ tả bà cụ: vẻ mặt hiền từ, mái tóc bạc phơ.
Chúng ta không yêu cầu HS phải thêm thắt các tình tiết, các nhân vật không có trong nguyên bản; cũng không khuyến khích HS thay những từ đã được tác giả lựa chọn rất chính xác bằng những từ ngữ khác; không coi việc HS kể thuộc lòng câu chuyện là thiếu sáng tạo. Vấn đề đặt ra không phải là HS cần kể sao cho khác nguyên văn, mà là HS biết kể chuyện – kể mộ cách sinh động như sống với câu chuyện, chứ không kể như đọc văn bản truyện.
QUY TRÌNH GIẢNG DẠY:
Kiểm tra bài cũ: HS kể lại một đoạn câu chuyện đã học ở tiết Kể chuyện trước theo yêu cầu ở SGK. GV nhận xét, củng cố thêm về nội dung hoặc ý nghĩa câu chuyện.
Dạy bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn kể chuyện
Hướng dẫn HS thực hiện từng bài luyện tập về kể chuyện (độc thoại) theo SGK; khuyến khích HS kể bằng lời của bản thân, nghe và nhận xét lời kể của bạn.
Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện theo lối phân vai, hoặc kể có sáng tạo, nêu nhận xét, cảm nghĩ  (theo yêu cầu trong SGK).
Củng cố, dặn dò: Lưu ý về nội dung, ý nghĩ câu chuyện, về cách kể chuyện; nêu yêu cầu thực hành kể chuyện ở nhà.
* * * * * * * * * * * * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de KE CHUYEN lop 2.doc