Buổi 2 môn tiếng Việt lớp 2 học kỳ II tuần 19

Buổi 2 môn tiếng Việt lớp 2 học kỳ II tuần 19

Bài2:

Tập đọc

LÁ THƯ NHẦM ĐỊA CHỈ

I/ Mục đích, yêu cầu :

 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

 - Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giưã các cụm từ dài.

 - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.

 2) Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Nắm được một số kiến thức về thư từ :

+ Biết cách ghi địa chỉ trên bì thư. Hiểu : nếu ghi sai địa chỉ, thư sẽ bị thất lạc.

+ Nhớ:không được bóc thư, xem trộm thư của người khác (vì như vậy là không lịch sự

II/ Đồ dùng dạy - học :

 - Bảng phụ viết một vài câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 - Một phong bì thư đã dùng, có dán tem và dấu bưu điện.

 

doc 58 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Buổi 2 môn tiếng Việt lớp 2 học kỳ II tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi 2 môn tiếng việt lớp 2 học kỳ II
Tuần 19
Bài2:
Tập đọc
Lá thư nhầm địa chỉ
I/ Mục đích, yêu cầu :
 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giưã các cụm từ dài. 
 - Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật.
 2) Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài . Nắm được một số kiến thức về thư từ :
+ Biết cách ghi địa chỉ trên bì thư. Hiểu : nếu ghi sai địa chỉ, thư sẽ bị thất lạc.
+ Nhớ:không được bóc thư, xem trộm thư của người khác (vì như vậy là không lịch sự 
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Bảng phụ viết một vài câu cần hướng dẫn HS luyện đọc.
 - Một phong bì thư đã dùng, có dán tem và dấu bưu điện. 
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy 
 Các hoạt động học 
Bổ sung
A. Bài cũ : - Đọc truyện Chuyện bốn mùa.
- Các mùa đã nói về nhau như thế nào?
- Bà Đất nói về các mùa như thế nào?
- Nhận xét cho điểm .
B. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài :
 2) Luyện đọc :
- GV đọc mẫu, giọng đọc phù hợp với lời các nhân vật: giọng bác đưa thư gọi sốt sắng, giọng Mai và mẹ ngạc nhiên, lời mẹ dịu dàng, ôn tồn bảo Mai đi gặp bác tổ trưởng. Nhấn giọng các từ ngữ : chợt, ngạc nhiên, không nhỉ, làm gì, đúng là, đừng bóc thư, thầm mong
- Giới thiệu các từ cần luyện và yêu cầu HS luyện đọc
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các câu khó 
- HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài.
- HS đọc giải nghĩa từ bưu điện cuối bài đọc
- HS luyện đọc theo nhóm 
- Các nhóm thi đọc .
 3) Tìm hiểu bài :
- Nhận được phong thư, Mai ngạc nhiên về điều gì? 
- Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường?
- Trên phong bì thư cần ghi những gì? Ghi như vậy để làm gì?
Vì sao lá thư của ông Nhân không đến tay 
người nhận?
- Hướng dẫn HS tập viết tên người gửi, người nhận lên phong bì. Nhận xét cách viết của HS
 4) Luyện đọc lại
- Một số HS thi đọc lại bài văn. 
 4) Củng cố, dặn dò :
- Nêu cách viết một phong bì thư ? 
- Khi nhận được một phong bì thư không phải của mình em cần phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Thư Trung thu.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- Mở SGK tr 7
- HS luyện đọc các từ : Lạch Tray, Đà Nẵng, treo tranh, chuyển, xa xôi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết
- HS luyện đọc các câu:
+ Người gửi :/ Nguyễn Viết Nhân / hai mươi sáu / đường Lạch Tray / Hải Phòng.
+ Người nhận :/ Ông Tạ Văn Tường / năm mơi tám / đường Điện Biên Phủ / Đà Nẵng. 
- HS đọc từng đoạn theo yêu cầu.
- HS thực hiện yêu cầu.
- Mai ngạc nhiên về tên người nhận ghi ngoài bì thư là ông Tạ Văn Tường, nhà Mai không có ai mang tên đó, mặc dù địa chỉ đúng là gửi tới nhà Mai.
- Vì không được bóc thư của người khác. Bóc thư của người khác là không lịch sự, - HS lắng nghe.
- Trên phong bì thư cần ghi rõ họ tên, địa chỉ người gửi thư và họ tên, địa chỉ người nhận thư. 
- Ghi tên, địa chỉ người nhận để bưu điện biết cần chuyển thư đến tay ai, ở chỗ nào. 
- Ghi tên, địa chỉ người gửi để người nhận biết ai gửi thư cho mình và nếu không có người nhận, bưu điện sẽ trả về tận tay người nhận. 
- HS tập viết phong bì theo yêu cầu.
- HS thi đọc.
- HS trả lời các câu hỏi theo yêu cầu 
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009.
Bài 3:
 đọc- hiểu: Lá thư nhầm địa chỉ.
Luyện từ và câu.
I/ Mục tiêu:
Rèn kỹ năng đọc hiểu bài tập đọc: Lá thư nhầm địa chỉ.
Củng cố từ ngữ chỉ thời gian.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bổ sung
Tập đọc:
-Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn bài tđ: Lá thư nhầm địa chỉ.
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi để HS trả lời:
Câu1: Mai ngạc nhiên khi nhận được thư vì sao?
Câu2: Mai không bóc thư vì nguyên nhân gì?
Câu3: Người ta ghi tên và địa chỉ lên phong bì thư để làm gì?
2/ Luyện từ và câu:
Bài 1: Điền tên tháng vào từng ô trống cho phù hợp:
Nhận xét, cho điểm HS.
Có thể yêu cầu HS nêu lại đặc điểm của từng mùa.
Bài2: Gọi HS nêu yêu cầu.
Hướng dẫn HS tìm từ ngữ thích hợp thay thế từ chỉ thời gian “ khi nào”.
Nhận xét, sửa sai, nếu có.
Chấm một vài bài, nhận xét chung.
* Nhận xét tiết học, dặn về ôn bài.
 HS đọc 2,3 lượt.
HS trả lời miệng sau đó ghi các ý rẻa lời vào vở:
Vì bức thư ghi tên người nhận không phải là người trong nhà Mai.
Vì như vậy sẽ vi phạm luật thư tín.
Để thư đến đúng tay người nhận.
HS tự làm bài và đọc chữa bài: Mùa xuân: tháng1, tháng2, tháng3. Mùa hạ:
Một vài HS nêu.
1 HS đọc.
Suy nghĩ, làm bài, đọc chữa bài:
Khi nào chúng mình được nghỉ hè?
Bao giờ chúng mình được nghỉ hè?
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2009.
Bài 4: Tập đọc: Thư Trung thu.
Chính tả: Thư Trung thu
I/ Mục tiêu:
Rèn kỹ năng đọc- hiểu bài tđ: Thư Trung thu.
Nghe viết chính xác đoạn thơ trong bài tđ.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bổ sung
Tập đọc:
Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn bài: Thư Trung thu.
?1: Đoạn thơ nào diễn tả tình cảm yêu mến các cháu thiếu nhi của Bác?
?2: Bác khuyên các cháu làm những việc gì?
Gọi một vài HS đọc diễn cảm đoạn thơ.
Chính tả:
GV đọc đoạn thơ một lượt.
?: Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
Yêu cầu HS tìm những từ khó viết.
Đọc bài cho HS viết vào vở.
Đọc lại để HS soát lỗi.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 1: Điền l/ n
Yêu cầu hS tự làm bài sau đó đọc chữa bài.
Bài2: Điền dấu hỏi, dấu ngã.
Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
Chấm một vài bài, nhận xét chung.
* Nhận xét tiết học, dặn về ôn bài, Sửa những lỗi sai trong bài chính tả.
HS đọc 2,3 lượt.
Trả lời: Đoạn thứ nhất.
Bác khuyên các cháu thi đua học và hành, làm việc hợp với sức mình để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hoà bình.
3,4 HS đọc.
2 HS đọc lại.
Những chữ cái đầu câu và tên riêng.
Tự nêu.
Nghe viết bài vào vở.
Làm bài, đọc chữa bài: lá cây, nồi cơm, ăn no, quả lê.
Tổ chim, bãi đỗ xe, lửa cháy, lễ hội.
Tuần20
Bài2: Tập đọc: Mùa xuân đến
Luyện từ và câu.
I/ Mục tiêu:
Củng cố kỹ năng đọc- hiểu bài tđ: Mùa xuân đến.
Hệ thống hoá từ ngữ chỉ đặc điểm các mùa trong năm.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
1.Tập đọc:
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn bài: Mùa xuân đến.
?1: Điều gì báo ta biết mùa xuân sang?
?2: Nối từ ngữ ở bên trái với từ ngữ ở bên phải cho phù hợp.
?3: Nêu đặc điểm của các loài hoa và các loài chim?
2. Luyện từ và câu:
Bài 1: Nối tên từng mùa với từ chỉ hiện tượng thời tiết trong mùa đó?
-Yêu cầu HS tự làm bài rồi đọc chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài2: Chọn cụm từ cho trong ngoặc đơn để hỏi cho bộ phận gạch dưới trong mỗi câu sau.
?: Có thể thay cụm từ “tháng ba” bằng cụm từ nào?
Hướng dẫn tương tự với các câu còn lại.
Bài3: Điền dấu!,hay dấu. vào chỗ
? Vì sao em điền dấu! vào câu thứ hai?
Chấm một vài bài, nhận xét chung.
Nhận xét tiết học, dặn về ôn bài
Hoạt động học
-HS đọc 2,3 lượt.
Hoa mận tàn.
Tự làm bài rồi đọc chữa bài: Bầu trời ngày thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. 
Làm bài rồi đọc chữa bài: Hoa bưởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt.
Một HS đọc yêu cầu1.
Tự nối sau đọc chữa bài: Mùa xuân ấm áp. Mùa hạ nóng nực. Mùa thu mát mẻ.
Một HS đọc yêu cầu.
Một HS đọc câu1: Thán ba vừa qua, tôi được mẹ cho về quê thăm ông bà nội.
Thay bằng cụm từ: tháng nào?
Làm bài vào vở.
Chữa bài.
Nêu YC.
Một HS đọc đoạn văn. Lớp hoạt động nhóm đôi để làm bài sauchữa bài.
- Vì đó là câu tỏ ý khen.
Bổ sung
Thứ ngày tháng 1 năm 2009.
Tập đọc
Mùa nước nổi
I/ Mục đích, yêu cầu :
 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
 - Đọc trơn cả bài. Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đúng mức.
 - Biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
 2) Rèn kĩ năng đọc - hiểu :
 - Hiểu nghĩa của các từ ngữ : hiền hoà, lũ, phù sa.
 - Biết thực tế ở Nam Bộ hàng năm có mùa nước lụt. Nước ma hoà lẫn với nước sông Cửu Long dâng lên tràn ngập cả đồng ruộng ; khi nước rút để lại phù sa màu mỡ. 
II/ Đồ dùng dạy - học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III/ Các hoạt động dạy - học :
 Các hoạt động dạy
Các hoạt động học
Bổ sung
A. Bài cũ : 
- Đọc bài Mùa xuân đến và trả lời các câu hỏi :
- Dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
- Mùa xuân đến cảnh vật và chim chóc có gì thay đổi ?
- Nhận xét cho điểm .
B. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : Một năm có 4 mùa nhưng ở miền Nam và miền Bắc nước ta lại có những mùa khí hậu khác nhau. Bài đọc Mùa nước nổi hôm nay sẽ giúp các em thấy rõ điều đó. Ghi đầu bài .
 2) Luyện đọc 
a, Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ : (ma) dầm dề, (ma) sướt mướt, (nước) nhảy lên bờ, hoà lẫn, biết giữ lại.
b, Luyện đọc từng câu và phát âm .
- Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó dễ lẫn đã viết trên bảng .
- Gọi HS đọc từng câu .
c, Luyện đọc từng đoạn và ngắt câu dài .
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và đọc các câu dài .
- Gọi HS đọc từng đoạn .
- Yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài .
d,Đọc từng đoạn trong nhóm .
e,Thi đọc từng đoạn, cả bài giữa các nhóm .
6)	Tìm hiểu bài 
- Em hiểu thế nào là mùa nước nổi ?
- Bài văn tả mùa nước nổi ở vùng nào ?
+ Tháng bảy âm lịch (khoảng tháng tám dương lịch) đang là mùa nước ở Nam Bộ. Thời gian này, ma dài ngày, nước ma, nước từ trên nguồn đổ về làm cho nước sông Cửu Long dâng lên, tràn ngập ruộng đồng. Câu “Rằm tháng bảy nước nhảy lên bờ” hoặc “sống chung với lũ” nói về cảnh nước lên xảy ra hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long
- Tìm một vài hình ảnh về mùa nước nổi được tả trong bài ?
+ Nước từ sông Cửu Long đổ về rất đục vì mang theo những hạt đất nhỏ mịn. Nước trong dần là do những hạt đất đó đã lắng đọng lại trên đất đai, đồng ruộng, để lại một lớp đất mỏng rất màu mỡ được gọi là phù sa. 
 4) Luyện đọc lại 
- 3, 4 HS thi đọc lại truyện .
 5) Củng cố, dặn dò :
- Bài học giúp em hiểu điều gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Chim sơn ca và bông cúc trắng
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra .
- HS mở SGK tr 19 
- Lắng nghe và đọc thầm theo .
- HS luyện đọc các từ : nước nổi, mùa này, làng tôi, ma lũ, hoà lẫn, dâng lên
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài .
- HS luyện đọc các câu :
+ Mưa dầm dề, mưa sướt mướt / ngày này qua ngày khác.
+ Nước trong ao hồ, trong đồng ruộng của mùa mưa / hoà lẫn với nước dòng sông Cửu Long.
+ Ngồi trong nhà, ta thấ ... ểu nghĩa của các từ ngữ : khách sạn, tin đồn, quả quyết.
 - Hiểu tính hài hước của truyện : khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu, ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này ông làm cho khách càng khiếp sợ hơn. 
II/ Đồ dùng dạy – học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III/ Các hoạt động dạy – học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
Bổ sung
A. Bài cũ : 
- Đọc bài Sông Hương và trả lời các câu hỏi :
- Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hơng ?
- Vào mùa hè và những đêm trăng, sông Hương đổi màu như thế nào ? 
- Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế ? 
- Nhận xét cho điểm .
B. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : Yêu cầu HS quan sát tranh sgk và hỏi : Nội dung bức tranh nói gì ? Vì sao trong đầu họ lại hiện ra hai loại cá hung dữ, truyện vui Cá sấu sợ cá mập sẽ cho chúng ta biết điều đó. Ghi đầu bài.
 2) Luyện đọc 
a, Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc khẩn trương, nhịp dồn dập. Câu hỏi của những người khách bồn chồn, lo lắng. Câu trả lời của ông chủ quả quyết, câu giải thích của ông chủ bình thản, ôn tồn. Câu kết tả thái độ của các vị khách đọc nhấn giọng ở các từ ngữ : khiếp đảm, mắt cắt không còn một giọt máu.
b, Luyện đọc từng câu và phát âm.
- Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó dễ lẫn đã viết trên bảng.
- Gọi HS đọc từng câu.
c, Luyện đọc từng đoạn và ngắt câu dài.
- Gọi HS đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài.
d,Đọc từng đoạn trong nhóm.
e, Thi đọc từng đoạn, cả bài giữa các nhóm.
3) Tìm hiểu bài 
- Khách tắm biển lo lắng điều gì ?
- Ông chủ khách sạn nói thế nào ?
- Vì sao ông chủ quả quyết như vậy ?
- Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn ?
4) Luyện đọc lại 
- 2, 3 nhóm HS (mỗi nhóm 3HS) tự phân các vai (ngời dẫn chuyện, ông chủ khách sạn, khách du lịch) thi đọc lại truyện. Cả lớp nhận xét, bình chọn những cá nhân và nhóm đọc hay. 
 5) Củng cố, dặn dò :
- Câu chuyện này có điều gì khiến cho em buồn cười ?
- Nhận xét tiết học .
- Bài sau : Ôn tập
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- HS mở SGK tr 74
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc các từ : quả quyết, khiếp đảm
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc chú giải.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Khách lo lắng trước tin đồn : ở bãi tắm có cá sấu. 
- Ông chủ khách sạn quả quyết : “ở đây làm gì có cá sấu !”.
- Ông nói rằng :” Vùng biển ở đây sâu, có nhiều cá mập. Mà cá sấu thì rất sợ cá mập.”. 
- Vì các mập còn hung dữ, đáng sợ hơn cả các sấu.
- HS thi đọc.
- Ông chủ khách sạn muốn làm yên lòng những vị khách đang sợ bãi biển có cá sấu đã quả quyết vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông đã làm cho khách khiếp sợ hơn.
Bài 4: chính tả: sông hương.
Tập làm văn
I/ Mục tiêu:
Chép chính xác đoạn 1 bài tđ: Sông Hương.
Quan sát và trả lời câu hỏi bài tập đọc: Sông Hương.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bổ sung
1. Chính tả:
Đọc đoạn 2 bài: Sông Hương.
Gọi đọc lại.
YC nêu những từ khó.
Đọc bài cho HS viết
Hdẫn làm bài tập:
Gọi nêu YC sau đó cho HS tự làm bài.
Chấm 1 vài bài, nhận xét chung.
2. Tập làm văn:
YC quan sát tranh vẽ bài tập đọc: Sông Hương rồi trả lời các câu hỏi:
a/ Tranh vẽ cảnh gì?
b/ Trên dòng sông Hương có những gì?
c/ Trên bờ sông Hương có những gì?
d/ Bầu trời như thế nào, mặt sông như thế nào?
Nhận xét chốt câu trả lời đúng rồi YC HS ghi vào vở.
Nhận xét tiết học.
Dặn về ôn bài.
2 HS đọc lại.
1 vài HS nêu.
Nghe viết bài vào vở.
Nêu YC: Điền vào chỗ trống: a) rào/ dào.
 b) gianh/danh/ ranh:
Làm bài tập:
Mưa rào, hàng rào, dồi dào, dạt dào.
nhà gianh, địa danh, ranh giới, danh tiếng.
Quan sát tranh và trả lời miệng sau đó ghi vào vở các câu trả lời.
Tuần 28
Thứ ngày tháng 3 năm 2009.
Bài 1: đọc- hiểu + chính tả: kho báu.
I/ Mục tiêu:
Rèn kỹ năng đọc- hiểu bài tập đọc: Kho báu.
Chép chính xác đoạn 1 bài tđ trên.
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bổ sung
1.Tập đọc:
 Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn bài tập đọc: Kho báu.
?1: Hai vợ chồng người nông dân đã xây dựng được 1 cơ ngơi đàng hoàng là nhờ đâu?
?2: Hai đứa con của ông bà vốn là những đứa trẻ như thế nào?
?3:Vì sao mấy vụ lúa liền hai người con trồng lại bội thu?
?4: Người cha dặn dò như thế là mong muốn ở các con điều gì?
2. Chính tả:
Đọc đoạn 1 truyện.
Gọi đọc lại.
YC nêu những từ khó.
Đọc bài cho HS viết
Hdẫn làm bài tập:
Gọi nêu YC sau đó cho HS tự làm bài.
Bài2: Điền vào chõ trống uô hay ua:
Bài3: Điền l/n:
Chấm 1 vài bài, nhận xét chung.
Nhận xét tiết học.
Dặn về ôn bài.
HS đọc 2,3 lượt.
Nhờ lao động chuyên cần.
Ngại làm ruộng chỉ mơ chuyện hão huyền.
Vì họ làm đất kỹ.
Mong muốn các con phải chăm chỉ làm ăn.
2 HS đọc lại.
1 vài HS nêu.
Nghe viết bài vào vở.
Nêu Yc rồi tự làm bài và chữa bài:
 Bài 2: bánh cuốn, nô đùa.
 ý muốn, ca múa.
Bài3: Quê em đồng lúa, nương dâu
 Dừa xanh toả mát đường làng
Tập đọc:
Bạn có biết ?
I/ Mục đích, yêu cầu :
 1) Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : 
 - Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ phiên âm, đại lượng thời gian, độ cao ... (xê-côi-a, bao-báp, xăng-ti-met)
 - Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu
 - Đọc đúng giọng bản tin, rành mạch, rõ ràng. 
 2) Rèn kĩ năng đọc – hiểu :
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài.
 - Hiểu nội dung bài: cung cấp thông tin về 5 loài cây lạ trên thế giới (cây lâu năm nhất, cây cao nhất, cây gỗ thấp nhất, cây to nhất, cây đoàn kết nhất). Biết về mục Bạn có biết ?, từ đó có ý thức tìm đọc.
II/ Đồ dùng dạy – học :
 - Tranh minh hoạ bài đọc sgk
 - Một số sách báo su tầm có mục Bạn có biết ?
III/ Các hoạt động dạy – học :
 Các hoạt động dạy
 Các hoạt động học 
A. Bài cũ : 
- Gọi đọc bài Kho báu và trả lời các câu hỏi :
- Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân ?
- Trớc khi mất, người cha cho các con biết điều gì ? Theo lời cha, hai người con làm gì ?
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì ?
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : Giới thiệu mục Bạn có biết ? trên một số báo và nêu : Chuyên mục này có rất nhiều điều lạ và hấp dẫn. Bài học hôm nay, các em sẽ biết một số điều lạ về thế giới loài cây. Ghi đầu bài.
 2) Luyện đọc 
a, Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu toàn bài, giọng đọc rõ ràng, rành mạch, ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, nghỉ hơi dài sau các tiêu đề của bản tin, nhấn giọng các từ ngữ gợi tả để gây ấn tượng về thông tin.
b, Luyện đọc từng câu và phát âm .
- Yêu cầu HS luyện đọc các từ khó dễ lẫn đã viết trên bảng.
- Gọi HS đọc từng câu.
c, Luyện đọc từng đoạn và ngắt câu dài.
- Yêu cầu HS tìm cách ngắt giọng và đọc các câu dài
- Gọi HS đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài .
d, Đọc từng đoạn trong nhóm .
e, Thi đọc từng đoạn, cả bài giữa các nhóm .
6)	Tìm hiểu bài 
- Nhờ bài viết trên em biết đợc những điều gì mới ?
- Vì sao bài viết đợc đặt tên Bạn có biết ? 
- Hãy nói về cây cối ở làng, phố, trường em : cây cao nhất, cây thấp nhất, cây to nhất ? 
4) Luyện đọc lại 
- Từng nhóm HS, mỗi nhóm 5 em, mỗi em đọc một tin tiếp nối nhau, sau đó 1, 2 HS đọc lại toàn bài, GV và cả lớp nhận xét, khen những em đọc tốt.
 5) Củng cố, dặn dò :
- Trò chơi : Tìm tin nhanh : 1 HS đọc tiêu đề tin, HS khác tìm nhanh và đọc nội dung tin đó
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau : Cây dừa.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu kiểm tra.
- HS mở SGK tr 85
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc các từ : xê-côi-a, bao-báp, xăng-ti-met, nổi rễ, lâu năm.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu cho đến hết bài.
- HS luyện đọc câu :
+ 2.// Cây to nhất// Cây xê-côi-a 6000 tuổi ở Mĩ to đến mức / người ta đặt
được cả một tiệm giải khát trong gốc cây.// Cây bao- báp 4000 tuổi ở châu Phi cũng to không kém :/ cả một lớp 40 học sinh nắm tay nhau / mới ôm được hết thân của nó.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Đọc chú giải.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
- Các nhóm thi đọc.
- Nhờ bài viết trên em biết đợc trên thế giới có những cây nào sống lâu năm nhất, cây nào to nhất, cây nào cao nhất, cây gỗ nào thấp nhất, cây nào đoàn kết nhất, các cây đó mọc ở vùng nào ... 
- Vì đó là tin lạ mà nhiều ngời cha biết. / Vì đó là những tin tức sẽ gây ngạc nhiên cho mọi ngời. / Vì đặt tên nh thế sẽ gợi đợc trí tò mò của ngời đọc, khiến họ muốn đọc ngay.
- HS tự nói theo hiểu biết của mình. 
- HS luyện đọc lại theo yêu cầu của GV.
.
Thứ ngày tháng 3 năm 2009.
Bài 3: luyện từ và câu + đọc- hiểu : cây dừa.
I/ Mục tiêu:
Rèn kỹ năng đọc- hiểu bài tập đọc: Cây dừa.
Củng cố từ ngữ chỉ cây cối..
II/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bổ sung
1.Tập đọc:
 Yêu cầu HS đọc tiếp nối theo đoạn bài tập đọc: Cây dừa.
?1: Các bộ phận của cây dừa được miêu tả như thế nào?
?2: Tìm các câu thơ nói về quan hệ gắn bó của cây dừa với gió, trăng, mây xanh, nắng trưa?
?3: ở 2 câu thơ cuối bài, cây dừa được miêu tả giống với ai?
 2. Luyện từ và câu:
Bài1: Nối từ ở cột A với từ thích hợp ở cột B
YC HS tự làm bài rồi đọc chữa bài.
Bài2: Kể tên các cây hoa, cây rau mà em biết:
A/ Cây hoa:
B/ Cây rau: 
Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét bài trên bảng ròi tự chữa bài ở vở.
Bài3: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào các ô trống cho phù hợp:
YC HS tự làm bài sau đọc chữa bài.
Chấm 1 vài bài, nhận xét chung.
HS đọc 2,3 lượt.
Thân dừa: bạc phếch tháng năm.
Quả dừa: đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dừa: chiếc lược chải vào mây xanh.
Với gió trăng: Dang tay đón gió, 
Với mây xanh: Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.
Với nắng trưa: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa.
Giống chú bộ đội.
Làm bài rồi chữa bài:
Đậu tương, lạc, đỗ xanh là cây thực phẩm.
Lúa, ngô, khoai, sắn là cây lương thực.
Bàng, phượng vĩ, bằng lăng là cây: bóng mát.
Mít, dừa, bưởi, xoài là cây ăn quả.
2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở, nhận xét bài trên bảng.
Làm bài rồi chữa bài:
 Theo lời cha ă hai người con đào .. đâu ă Vụ mừa đến ă họ đành trồng lúa ă Nhờ làm đất kỹ ă vụ ấy lúa bội thu

Tài liệu đính kèm:

  • doctieng viet lop 2 buoi 2.doc