Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 4

Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 4

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ ngữ: Loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu

- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.

- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật (người dẫn chuyện, các bạn gái, Tuấn, Hà, thầy giáo).

2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài: Bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn . Rút ra được bài học. Cần đối xử tốt với các bạn gái.

 

doc 33 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1023Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 4:
 Thứ hai, ngày tháng 9 năm 2006
Tiết 4:
Chào cờ
Hoạt động tập thể
Tập đọc
Tiết 13+ 14:
Bím tóc đuôi sam
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ: Loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu
- Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, hai chấm, chấm cảm, chấm hỏi.
- Biết đọc phân biệt giọng người kể chuyện và giọng nhân vật (người dẫn chuyện, các bạn gái, Tuấn, Hà, thầy giáo).
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong bài: Bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Không nên nghịch ác với bạn . Rút ra được bài học. Cần đối xử tốt với các bạn gái.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần đọc đúng.
III. hoạt động dạy học.
Tiết 1:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ gọi bạn và TLCH.
- Bài thơ giúp em hiểu gì về tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Bài học mới.
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
- Đọc nối tiếp mỗi em 1 câu
+ GV uốn nắn theo dõi HS đọc
+ Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc nối tiếp từng đoạn.
 (GV Hướng dẫn cách đọc trên bảng phụ)
- Kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc chú giải SGK.
- Giảng thêm: Đầm đìa nước mắt
 Đối xử tốt
- Khóc nhiều nước mắt ướt đẫm mặt.
- Nói và làm điều tốt với người khác.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc trong nhóm 3
d. Thi đọc giữa các nhóm
- HS thi đọcgiữa các nhóm CN, bàn , tổ 
e. Cả lớp đọc đồng thanh 1, 2 đoạn
Tiết 2
3. Hướng dãn tìm hiểu bài:
Câu hỏi 1:
- HS đọc thầm đoạn 1 và 2
- Các bạn gái khen Hà như thế nào ?
- 1 em đọc câu hỏi 1
- ái chà chà - Bím tóc đẹp quá.
Câu hỏi 2:
- 1 em đọc câu hỏi.
- Vì sao Hà khóc ?
- Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà làm cho Hà bị ngã
- Em nghĩ như thế nào về trò đùa nghịch của Tuấn ?
- HS nêu.
- Đó là trò nghịch ác, không tốt với bạn, thiếu tôn trọng bạn.
Câu hỏi 3:
- Đọc thầm Đ3.
- Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào ?
- Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp.
- Vì sao lời khen của thầy làm Hà nín khóc và cười ngay.
- Vì nghe thầy khen Hà rất vui mừng và tự hào.
Câu hỏi 4:
+ HS đọc thầm đoạn 4
- Nghe lời thầy Tuấn đã làm gì ?
- Đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn.
4. Luyện đọc lại.
- Đọc phân vai theo nhóm.
- Đọc theo nhóm tự phân vai người dẫn chuyện, Tuấn, thầy giáo, Hà mấy bạn gái nói câu: ái chà chà ! Bím tóc đẹp quá.
5. Củng cố dặn dò:
- Qua câu chuyện này em thấy bạn Tuấn có điểm nào đúng chê và điểm nào đáng khen.
- Đáng chê vì đùa nghịch ác quá
- Đáng khen vì khixin lỗi bạn.
Toán
Tiết 16:
29 + 5
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:
- biết cách thực hiện phép cộng dạng 29 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ).
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.
II. Đồ dùng dạy học.
- 3 bó 1 chục que tính và 14 que tính rời.
- Bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách tính nhẩm
- 2, 3 em đọc bảng cộng 9 cộng với một số.
- HS làm vào bảng con.
9 + 4 + 2 =
9 + 9 + 1 =
B. Bài mới
1. Giới thiệu phép cộng 29+5:
- GV đưa ra 2 bó mỗi bó 1 chục que tính và 9 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính ?
- Thêm 5 que tính rời. Hỏi có bao nhiêu que tính.
- Có 29 que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- HS cùng lấy số que tính.
- GV lấy 9 que tính rời bó thêm 1 que tính rời thành 1 chục que tính còn 4 que rời - được 3 bó (3 chục) 3 chục que tính thêm 4 que tính được 34 que tính.
- HS nêu 29 + 5 = 34
29 + 5 = 20 + 9 + 5
 = 20 + 9 + 1 + 4
= 20 + 10 + 4
= 30 + 4
= 34
- Hướng dẫn cách đặt tính 29
 5
 34
- 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
- Nêu cách đặt tính.
- Chữ số hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục.
- Nêu cách thực hiện phép tính.
- Thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái.
3. Thực hành:
Bài 1:
Đọc yêu cầu của bài.
- Tính.
- HS làm vào bảng con
59
19
39
5
8
7
64
27
46
- GV sửa sai cho học sinh 
Bài 2: Hướng dẫn HS làm BT vào vở
-1HS lên bảng lớp làm vào vở.
*Lưu ý: Cách đặt tính và cách thực hiện phép tính có nhớ
- Củng cố tên gọi số hạng, tổng.
59
 6
65
 19
 7
26
 69
 8
77
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS dùng bút và thước nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng.
- Nêu tên từng hình vuông
- Hình vuông ABCD, MNPQ
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Đạo đức
Tiết 4:
Biết nhận lỗi và sửa lỗi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Giúp HS lựa chọn và thực hành hành vi nhận và sửa lỗi.
- Giúp HS hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là làm việc làm cần thiết.
 2. Kỹ năng.
- Giúp HS đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
3. Thái độ.
- Học sinh có thái độ đồng tình với các bạn biết học tập sinh hoạt đúng giờ.
II. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bãi cũ:
- Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
b. Bài mới:
Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
*Mục tiêu: HS lựa chọn và thực hành vi nhận và sửa lỗi.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm cho HS và phát phiếu giao việc
- HS TLN4
- TH1: Lan đang trách Tuấn
"Sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình"
- Tuấn xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích lí do.
- Em sẽ làm gì nếu em là Tuấn ?
TH2: Nhà cửa đang bừa bãi chưa dọn dẹp. Bà mẹ đang hỏi Châu "Con đã dọn dẹp nhà cho mẹ chưa" em sẽ làm gì nếu em là Châu ?
- Châu cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa.
TH3: Tuyết mếu máo cần quyển sách "Bắt đền Trường đấy, làm rách sách tờ rời "nếu là Trường em sẽ làm gì ?
- Trường cần xin lỗi bạn và dán lại sách cho bạn.
TH4: Xuân quên không làm bài tập TV sáng nay đến lớp các bạn KT bài ở nhà. Em sẽ làm gì nếu em là Xuân.
- Xuân nhận lỗi với cô giáo với các bạn và làm bài tập ở nhà.
*Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
Hoạt động 2: Thảo luận
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu việc bày tỏ ý kiến và thái độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc làm cần thiết, là quyền của từng cá nhân.
*Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và phát phiếu giao việc
- TLN
- Các nhóm tiến hành trình bày kết quả của nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
* Kết luận: 
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm.
- Nên lắng nghe để hiểu người khác không trách lỗi nhầm cho bạn.
- Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi như vậy mời là bạn tốt.
Hoạt động 3: Tự liên hệ.
*Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
*Cách tiến hành:
- GV mời một số em lên kể những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi.
- Khen những em biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- HS trình bày.
- Phân tích tìm hướng giải quyết đúng.
- GV nhận xét những học sinh trong lớp biết nhận lỗi.
*Kết luận chung: Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
 Thứ ba, ngày tháng 9 năm 2006
Thể dục
Tiết 7:
Động tác chân: Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Ôn 2 động tác vươn thở và tay.
- Học động tác chân
- Ôn trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
2. Kỹ năng:
- Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
- Yêu cầu thực hiện được động tác chân ở mức độ tương đối đúng.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong khi tập tham gia chơi nhiệt tình.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi.
III. Nội dung phương pháp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 D
1. Nhận lớp.
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
1 - 2'
2. Khởi động:
1 - 2'
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc
50-60m
- Đi theo vòng và hít thở sâu
1 - 2'
3. Kiểm tra bài cũ:
- 1, 2 em lên kiểm tra 2 động tác TD đã học.
B. Phần cơ bản:
+ Ôn 2 động tác vươn thở.
1 – 2 lần 
2 x 8
- GV vừa làm mẫu HS tập theo.
+ Động tác chân 
4 - 5 lần
- GV nêu tên động tác làm mẫu hướng dẫn cách tập.
+ Ôn 3 ĐT vươn thở, tay chân.
2 lần
- Thi tập 3 động tác. 
2 x 8
L1: GV tập mẫu
L3, 4: GV chỉ hô không tập.
L5: Thi theo tổ.
+ Trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ"
- GV nêu tên trò chơi.
- Nhắc lại cách chơi.
- 1, 2 cặp lên làm mẫu sau đó chia tổ để chơi.
3. Phần kết thúc. 
- Cúi người thả lỏng 
5 - 6 lần
- Cúi lắc người thả lỏng
 5 - 10
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét giờ học.
Kể chuyện
Tiết 4:
Bím tóc đuôi sam
I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể được nội dung đoạn 1, 2 của câu chuyện.
- Nhớ và kể lại được nội dung đoạn 3 bằng lời của mình có sáng tạo riêng về từ ngữ, có giọng kể, điệu bộ phù hợp.
- Biết tham gia cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo vai (người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thấy giáo).
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Lắng nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của các bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tranh minh hoạ phóng to.
- Mảnh bìa ghi tên nhân vật: Hà, Tuấn, thầy giáo, người dẫn chuyện.
III. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 em kể lại chuyện theo cách phân vai.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh minh hoạ).
- GV hướng dẫn HS quan sát
- HS quan sát SGK kể lại đoạn 1, 2.
- Tranh 1: Hà có hai bím tóc ra sao ? Khi Hà đến trường các bạn gái reo lên như thế nào ?
- Có hai bím nhỏ, mỗi bên buộc 1 cái nhỏ.
- ái ! chà chà ! búi tóc đẹp quá.
- Tranh 2: Tuấn đã chêu chọc Hà như thế nào ? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì ?
- Tuấn nắm bím tóc Hà cuối cùng làm Hà ngã phịch.
- 2, 3 em kể tranh 1.
- 2, 3 em kể tranh 2.
- GV & HS nhận xét. 
b. Kể lại đoạn 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà và thầy giáo của em.
- Hà chạy đi tìm thầy, em vừa mách tội Tuấn và khóc thầy giáo nhìn hai bím tóc xinh xinh của Hà vui vẻ khen tóc Hà đẹp lắm.
+ Kể trong nhóm.
+ Tập kể trong nhóm. 
- Đại diện nhóm thi kể đoạn 3.
- HS kể
- GV và cả lớp nhận xét.
c. Phân vai (  ...  mỗi lần giơ bảng 
- HS nêu lại.
Bài 3: Tính nhẩm
- 1 HS nêu cách tính nhẩm.
- GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm
- Cả lớp làm bài trong SGK
- HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả.
- GV nhận xét 
8+5 =13
8+2+3=13
9+5 =14
9+1+4=15
8+6 =14
8+2+4=14
9+8 =17
9+1+7=17
8+9 =17
8+2+7=17
9+6 =15
9+1+5=15
Bài 4: 
- 1 HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải bài toán.
Tóm tắt:
Hà có : 8 tem
Mai có : 7 tem
 Cả hai bạn:tem ?
Bài giải:
Cả hai bạn có số tem là:
8 + 7 = 15 (tem)
ĐS: 15 tem
- GV nhận xét, chữa bài.
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng 8 cộng với một số.
Tự nhiên xã hội
Tiết 4:
Làm gì để cơ và xương phát triển tốt
I. Mục tiêu:
- Nêu được những việc vần làm để xương và cơ phát triển tốt.
- Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
- Biết nhấc (nâng) một vật đúng cách.
- HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt.
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh bộ đồ dùng dạy học (bài 4).
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Nói tên một số cơ của cơ thể ?
- Chúng ta lên làm gì để cơ đương săn chắc ?
B. Bài mới:
Khởi động: Trò chơi "Xem ai khéo"
*Mục tiêu: HS thấy cần được phải đi và đứng đúng tư thế để không bị cong vẹo cột sống.
*Cách chơi: HS xếp thành 2 hàng dọc ở giữa lớp học. Mỗi em đội trên dầy 1 cuốn sách. Các hàng đi xung quanh lớp về chỗ phải đi thẳng người, giữ đầu và cơ thẳng sao cho quyển sách trên đầu không bị rơi xuống.
- Khi nào thì quyển sách bị rơi xuống: - Khi tư thế đầu, cổ hoặc mình.
+ Đây là một trong các bài tập để rèn luyện tư thế đi, đứng đúng.
Hoạt động 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt.
*Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác vật quá nặng.
*Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo cặp
- TLN2
- Quan sát tranh trang 10 và 11.
- Kể tên những món ăn mà bạn đang ăn (h1).
- Những món ăn này có tác dụng gì?
- Giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
- Hãy kể những món ăn hàng ngày của gia đình em ?
- Thịt, cá, rau, canh, chuối
- H2: Bạn trong tranh ngồi học như thế nào ? Nơi học có ánh sáng không ?
- Ngồi sai tư thế.
- Lưng của bạn ngồi như thế nào ?
- Ngồi học như thế nào là ngồi đúng tư thế ?
- Ngồi thẳng lưng, nơi học tập phải có đủ ánh sáng.
- H3: Bạn đang làm gì ?
- Bạn đang bơi.
Bơi là 1 môn thể thao rất có lợi cho việc phát triển xương và cơ giúp ta cao lên, thân hình cân đối hơn.
- H4, 5: Bạn nào xách vật nặng.
- HS quan sát so sánh.
- Tại sao chúng ta không nên xách vật nặng ?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 vài em ở các cặp trình bày và nêu ý kiến của mình sau khi quan sát các hình.
- HS nêu
- Các nhóm khác bổ xung.
Hoạt động 2:
- Trò chơi "Nhấc một vật"
*Mục tiêu: Biết được cách nhắc một vật sao cho phù hợp lí để không đau lưng và cong vẹo cột sống.
*Cách tiến hành:
Bước 1: GV làm mẫu và phổ biến cách chơi.
- HS quan sát.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi (dùng sức của cả hai chân và tay chứ không dùng sức của cột sống).
- 1 vài em nhấc mẫu
- Chia 2 đội chơi.
- Thi xem đội nào thắng.
*Chú ý: Khi nhấc vật nặng lưng phải thẳng dùng sức ở 2 chân để co đầu gối và đứng thẳng dậy để nhắc vật. Không đứng thẳng chân và không dùng sức ở lưng sẽ bị đau lưng.
c. Củng cố dặn dò:
- Nêu những việc cần làm để cơ và xương phát triển tốt.
- Có ý thức thực hiện các biện pháp để cơ và xương phát triển tốt.
- Nhận xét giờ học.
 Thứ sáu, ngày tháng 9 năm 2006
Tiết 4:
Âm nhạc
Học hát bài: xoè hoa
I. Mục tiêu:
Biết: Xoè Hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
- Hát đúng giai điệu lời ca.
- Hát đều giọng, hát êm ái, nhẹ nhàng.
- HS biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
II. giáo viên chuẩn bị:
- Nhạc cụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS hát bài: Thật là hay
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
Dạy bài hát: "Xoè hoa"
a. Giáo viên giới thiệu bài hát:
b. Giáo viên hát mẫu
- HS nghe
c. Đọc lời ca:
- GV viên dạy hát từng câu.
- HS hát từng câu.
- Hát cả bài.
- Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- GV vừa hát vừa gõ theo phách.
- HS thực hiện theo giáo viên
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo nhịp
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x
- Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca.
- Học sinh thực hiện
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang
 x x x x x x x x x x
4. Củng cố, dặn dò
 - Cho cả lớp hát lại toàn bài.
 - Về nhà tập hát thuộc lời ca.
Chính tả: (Nghe viết)
Tiết 8:
Trên chiếc bè
I. Mục đích yêu cầu:
1. Nghe viết chính xác một đoạn trong bài: Trên chiếc bè. Biết trình bày bài: Viết hoa chữ cái của đầu bài, đầu câu, đầu đoạn, tên nhân vật (Dế Trũi), xuống dòng khi hết đoạn.
2. Củng cố quy tắc chính tả với iê/yê; làm đúng bài tập phân biệt cách viết các phụ âm đầu hoặc vần (d/r/gi; ân/âng).
II. đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập 3a.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- niên học, giúp đỡ, bờ rào.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn nghe – viết.
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài 1 lần lượt.
- HS nghe
- 2 HS đọc lại bài.
- Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi đâu?
- Đi ngao du thiên hạ, dạo chơi khắp đó đây.
- Đôi bạn đi chơi xa bằng cách nào ?
- Ghép 3, 4 lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông.
- Bài chính tả có những chữ nào viết hoa ? Vì sao ?
- Trên, Tôi, Dế Trũi, Chúng, Ngày, Bè, Mùa.
- Vì đó là những chữ đầu bài, đầu câu hoặc là tên riêng.
- Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Viết hoa lùi vào một ô.
- GV đọc, HS viết trên bảng con.
- Dễ Trũi, say ngắm, bèo sen, trong vắt, rủ nhau.
- GV đọc
- HS viết bài vào vở.
- GV đọc HS soát bài.
- Chấm chữa bài ( 5 đến 7 bài ).
3. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Tìm 3 chữ có iê/yê 
- HS làm bảng con
- Nhận xét chữa bài.
VD: tiếng, hiền, biếu, chiếu, khuyên chuyển, truyện, yến
Bài 3(a):
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho biết khi nào viết dỗ/giỗ ?
- HS làm vào vở.
- Chấm 5 – 7 bài. 
- Nhận xét chữa bài.
VD: - gỗ (dỗ dành)
 - giỗ (giỗ tổ)
 - dòng (dòng nước).
 - ròng ( ròng rã)
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét chung giờ học.
- Về nhà viết lại những chỗ viết sai.
Tập làm văn
Tiết 4:
Cảm ơn – xin lỗi
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Biết nói lời cảm ơn xin lỗi, phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Biết nói 3, 4 về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
2. Rèn kĩ năng viết.
- Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ BT3.
III. các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- 1 HS đọc bài tập 1, sắp xếp lại thứ tự các tranh. Dựa theo tranh kể lại câu chuyện "Gọi bạn".
- 1 HS kể chuyện.
- 2, 3 HS đọc danh sách, một nhóm trong tổ học tập.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Miệng
- Nói lời cảm ơn
- HS thảo luận nhóm 2
a. Với bạn cho đi chung áo mưa 
- Cảm ơn bạn !
- Mình cảm ơn bạn !
b. Với cô giáo cho mượn sách
- Em cảm ơn cô ạ !
c. Với em bé nhặt hộ chiếc bút 
- Chị (anh) cảm ơn em 
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS thực hiện nhóm 2
a. Với người bạn bị em lỡ giẫm vào chân.
- Ôi, xin lỗi cậu !
b. Với mẹ vì em quên làm việc mẹ dặn
- Ôi, con xin lỗi mẹ !
c. Với cụ già bị em va phải 
- Cháu xin lỗi cụ !
Bài 3: (Miệng)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV nêu yêu cầu 
- HS quan sát tranh.
- Kể lại sự việc trong mỗi tranh (nhớ dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp).
- Tranh 1: Bạn gái được mẹ (cô, bác, dì) cho một con gấu bông, bạn cảm ơn mẹ.
- Cảm ơn mẹ (con cảm ơn mẹ ạ !)
- Bạn trai làm vỡ lọ hoa
- Xin lỗi mẹ (con xin lỗi mẹ ạ !)
Bài 4: Viết
- GV nêu yêu cầu bài.
- Nhớ lại những điều em đã học hoặc bạn em đã kể khi làm bài, viết lại.
- HS làm bài vào vở.
- Nhiều HS đọc bài. Cả lớp và GV nhận xét góp ý.
- GV chấm 4, 5 bài viết hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét, tiết học.
- Thực hành những điều đã học.
Toán
Tiết 20:
28+5
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 28+5 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết).
II. Đồ dùng dạy học:
- 2 bó mỗi bó một chục que tính và 13 que tính dời.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- 2 HS lên bảng
8 + 9
6 + 8
- Đọc bảng cộng 8 cộng với một số 
- 2, 3 em đọc
B. bài mới:
1. Giới thiệu phép cộng 28+5
- Có 28 que tính thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính.
- Bảng gài
- HS thao tác trên que tính (gộp 8 que tính với 2 que tính) ở 5 que tính được 1 chục que tính (bó lại thành 1 bó) và còn 3 que tính rời, 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính, lại thêm 3 que tính rời, như vậy có tất cả là 33 que tính. Vởy 28+5=33.
- Hướng dẫn HS đặt tính viết và tính từ phải sang trái.
28
5
33
- 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1
- 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
3. Thực hành.
Bài 1: Tính
- 1 HS đọc yêu cầu bài.
- Dòng 1 HS làm bảng con 
18
38
58
28
48
+ 3
 4
 5 
 6
 8
 21
42
63
34
56
- Dòng 2 HS làm SGK, 5 em lên chữa.
38
79
19
40
29
9
2
4
6
7
- GV nhận xét sửa sai
47
81
23
46
36
Bài 2: Mỗi số 51, 43, 47, 25 là kết quả của của phép tính nào 
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm SGK
- GV nhận xét sửa sai 
48 + 3 = 51
38 + 5 = 43
39 + 8 = 47
18 + 7 = 25
Bài 3: 
- Một HS đọc yêu cầu đề bài
- Nêu kế hoạch giải
- Lớp làm vào vở
- 1 em tóm tắt, 1 em giải
- GV nhận xét sửa sai 
Tóm tắt:
Gà : 18 con
Vịt : 5 con
Tất cả: con ?
Bài giải:
Cả gà và vịt có là:
18 + 5 = 23 (con)
ĐS: 23 (con)
Bài 4:
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm
- HS đọc đề bài.
- GV hướng dẫn HS vẽ
- HS tự đặt thước tìm trên vạch chia cm để vẽ được đoạn thẳng dài 5 cm.
- Đặt thước, đánh dấu điểm ở vạch 0cm và vạch 5cm.
- Nhận xét chữa bài.
- Dựa vào thước, dùng bút nối hai điểm đó ta được đoạn thẳng dài 5cm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Dặn dò: Về nhà làm bài tập trong VBTT
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt lớp
Tiết 4:
Nhận xét chung kết quả học tập trong tuần

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc