Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 22

Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

Học sinh hiểu:

- Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp các tình huống khác nhau.

- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.

- Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.

- HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh tình huống cho hoạt động 1.

- Bộ tranh nhỏ thảo luận nhóm.

- Phiếu học tập.

 

doc 27 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn tổng hợp lớp 2 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22:
Ngày soạn:08/02/2009
Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009
Đạo đức
Biết nói lời yêu cầu đề nghị (T2)
I. Mục tiêu:
Học sinh hiểu:
- Cần nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp các tình huống khác nhau.
- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác.
- Học sinh biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
- HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu.
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh tình huống cho hoạt động 1.
- Bộ tranh nhỏ thảo luận nhóm.
- Phiếu học tập.
II. hoạt động dạy học:
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Biết nói lời yêu cầu đề nghị có phải là tôn trọng và tự trọng người khác không ?
- 2 HS trả lời
- Biết nói lời yêu cầu đề nghị là sự tôn trọng và tự trọng người khác.
b. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: HS tự liên hệ 
* Mục tiêu: HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu, đề nghị của bản thân.
* Cách tiến hành 
- Em nào đã biết nói lời yêu cầu đề nghị ?
- HS tự liên hệ
- Hãy kể lại một vài trường hợp cụ thể ?
*VD: - Mời các bạn ngồi xuống.
 - Đề nghị cả lớp mình trật tự
Hoạt động 2: Đóng vai
* Mục tiêu : HS thực hành nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ 
* Cách tiến hành
- GV nêu tình huống
- HS thảo luận đóng vai theo từng cặp.
1) Em muốn được bố mẹ đưa đi chơi vào ngày chủ nhật ?
- 1 vài cặp lên đóng vai trước lớp.
2) Em muốn hỏi thăm chú công an đường đến nhà một người quen.
- VD: Cháu chào chú ạ ! Chú làm ơn cho cháu hỏi thăm nhà bác Hoà
3) Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút ?
- Em lấy hộ chị chiếc bút.
*Kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp.
Hoạt động 3: 
* Mục tiêu: HS thực hành nói lời đề nghị lịch với các bạn trong lớp và biết phân biệt lời nói lịch sự và chưa lịch sự
* Cách tiến hành 
Trò chơi: Văn minh lịch sự
- GV phổ biến luật chơi
- HS nghe và thực hiện trò chơi.
- GV nhận xét đánh giá.
*Kết luận: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày là tự trọng và tôn trọng người khác.
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị trong giao tiếp hàng ngày.
Toán
Kiểm tra (1 tiết)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiểm tra về kiến thức, phép nhân.
Biết làm toán bằng lời văn 
II. Đồ dùng dạy học
III. Các hoạt động dạy học
Đề bài
Bài 1: 
2 cm x 5 = 	4 x 9 + 5
3 dm x 8 =	2 x 9 - 2
Bài 2: Số 
a. 3, 6, 9,., .,,
b. 10, 12, 14,.,.., .,
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:
Thừa số
2
2
2
2
2
2
Thừa số
4
5
7
9
10
2
Tích
Bài 4: Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 8 con gà có bao nhêu chân
__________________________________________________
Tập đọc
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc tương đối lưu loát toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: ngẫm, cuống quýt, đắn đo, coi thường, trốn đằng trời.
- Hiểu nghĩa chuyện: khó khăn, hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự hình thành của mỗi người, chớ kiêu căng, hơn mình xem thường người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc.
III. các hoạt động dạy học:
Tiết 1
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài: Vè chim
- 2 HS đọc
- Em thích loài chim nào trong vườn vì sao ?
- 1 HS trả lời.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV mẫu toàn bài.
- HS nghe.
2.2. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn cách đọc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm CN đọc tốt nhất.
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: Tìm những câu nói lên thái độ của chồn coi thường gà rừng ?
- Chồn vẫn ngầm coi thường bạn ít thế sao ? Mình thì có hàng trăm.
Câu 2: Khi gặp nạn chồn như thế nào ?
- Khi gặp nạn, chồn rất sợ hãi và chẳng nghĩ ra được điều gì ?
- 
Câu 3: Gà rừng nghĩ ra điều gì ? để cả hai thoát nạn ? 
- Gà rừng giả chết rồi bỏ chạy để đánh lạc hướng người thợ săn tạo thời cơ cho chồn vọt ra khỏi hang.
Câu 4: Thái độ của chồn đối với gà rừng thay đổi ra sao ?
- Chồn thay đổi hẳn thái độ. Nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình.
Câu 5: Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý ?
- Chọn gà rừng thông minh vì đó là tên của nhân vật đang được ca ngợi.
4. Luyện đọc lại:
- Trong chuyện có những nhân vật nào ?
- Người dẫn chuyện, gà rừng, chồn.
- Các nhóm đọc theo phân vai 
- 3, 4 em đọc lại chuyện
 C. Củng cố - dặn dò:
- Em thích nhân vật nào trong truyện ? vì sao ?
- Thích gà rừng vì nó bình tĩnh, thông minh có thể thích chồn vì đã hiểu ra sai lầm của mình.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà kể lại cho người thân nghe câu chuyện này.
Kèm học sinh
Môn toán:
Học sinh vào vở: 2x 6= 12 3x 3 = 9 4x 5 = 20 5x 7 = 35
Môn tiếng việt: 
Đọc: Học sinh đọc hai câu trong bài tập đọc một trí khôn hơn trăm trí khôn.
Viết : Giáo viên đọc học sinh viết vở.
Gà rừng và Chồn là đôi bạn thân nhưng Chồn vẫn ngầm coi thường bạn. Một hôm, Chồn hỏi Gà rừng: 
...................................................................................................................................
Ngàysoạn:9/2/2009
Ngày giảng
Thứ ba ngày 10 tháng 2năm 2009
Toán
Phép chia
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Bước đầu nhận biết phép chia trong mỗi quan hệ với phép nhân.
- Biết đọc, tính kết quả của phép chia.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài kiểm tra một tiết.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Nhắc lại phép nhân 2 x 3 = 6
- Mỗi phần có 3 ô. Hỏi hai phần có mấy ô ?
- Có 6 ô.
- Viết phép tính
2 x 3 = 6
2. Giới thiệu phép chia cho 2:
- GV kẻ một vạch ngang (như hình vẽ)
- 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau. Mỗi phần có mấy ô ?
- Có 3 ô
- Ta đã thực hiện một phép tính mới đó là phép chia ?
- Vậy là 6 : 2 = 3, dấu ( : ) gọi là dấu chia.
- HS nhắc lại 
3. Giới thiệu phép chia cho 3:
- Vẫn dùng 6 ô như trên.
- 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3 ô ?
- 6 ô chia thành 2 phần.
- Ta có phép chia ?
- Sáu chia ba bằng hai viết 6 : 3 = 2
4. Nêu nhận xét quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có 6 ô.
2 x 3 = 6
- 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có 3 ô.
6 : 2 = 3
- Từ phép nhân ta có thể lập được mấy phép chia
- 2 phép chia
 6 : 2 = 3
3 x 2 = 6 
 6 : 3 = 2
5. Thực hành:
Bài 1: Viết 2 phép chia tương ứng 
- HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài 
a)
- HS làm bài vào SGK và nối tiếp nhau đọc bài của mình
3 x 5 = 15
15 : 3 = 5
15 : 5 = 3
b)
4 x 3 = 12
12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
- Nhận xét chữa bài
c)
2 x 5 = 10
10 : 2 = 5
10 : 5 = 2
Bài 2: Tính
- HS làm bài
- Yêu cầu HS làm vào bảng con
- Gọi 2 HS lên bảng làm 
3 x 4 = 12
12 : 3 = 4
12 : 4 = 3
4 x 5 = 20
20 : 4 = 5
20 : 5 = 4
- Nhận xét chữa bài
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Kể chuyện
Một trí khôn hơn trăm trí khôn
I. Mục tiêu:
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng phù hợp.
- Tập trung theo dõi bạn kể nhận xét được ý kiến của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mặt nạ chồn và gà rừng.
iII. hoạt động dạy học:
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại câu chuyện: Chim sơn ca và bông cúc trắng
- 2HS kể
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- 1 HS nêu
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
Bài 1: Đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu
- Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện
- Yêu cầu HS suy nghĩ trao đổi cặp để đặt tên cho từng đoạn câu chuyện.
- HS thảo luận nhóm 2,
- Nhiều HS tiếp nối nhau phát biểu.
Đoạn 1: Chú chồn kiêu ngạo
Đoạn 2: Trí khôn của Chồn
Đoạn 3: Trí khôn của Gà rừng
Đoạn 4: Gặp lại nhau
2.2. Kể toàn bộ câu chuyện
- HS đọc yêu cầu
- Dựa vào tên các đoạn yêu cầu HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện
- HS kể chuyện trong nhóm
- Mỗi HS trong nhóm tập kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. Thi kể toàn bộ câu chuyện
- Đại diện các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét nhóm kể hay nhất.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Mĩ thuật
 Vẽ trang trí 
Trang trí đường diềm 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết đường diềm cách sử dụng đường diềm để trang trí.
- Biết cách trang trí đường diềm.
- Trang trí được đường diềm và vẽ được màu theo ý thích.
- Yêu thích môn học, cảm nhận được cái đẹp
II. Chuẩn bị:
GV: 	- Chuẩn bị một số đồ vật có trang trí đường diềm
- Hình minh họa cách vẽ đường diềm.
HS: 	- Bút chì, màu vẽ, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy học.
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: 
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giới thiệu đồ vật trang trí đường diềm.
- HS quan sát
- Đường diềm dùng để làm gì ?
- Trang trí đồ vật.
- Trang trí đồ vật làm cho đồ vật thế nào ?
- Làm cho đồ vật thêm đẹp.
- Tìm các đồ vật trang trí đường diềm.
- Cổ áo, tà áo.
- GV đưa tranh vẽ trên bộ ĐDĐH
- HS quan sát tiếp
- Họa tiết ở đường diềm thường là hình tròn.
- Hình hoa, lá, quả, chim thú được sắp xếp nối tiếp nhau.
*Hoạt động 2: Cách vẽ trang trí
- Yêu cầu HS quan sát tiếp ở bộ ĐDDH
- HS quan sát.
- Cách trang trí ?
- Hình tròn, hình vuông, hình chiếc lá, hình bông hoa.
- Cách vẽ màu ?
- Có đậm có nhạt (theo ý thích)
- Hoạ tiết giống nhau vẽ cùng màu.
*Hoạt động 3: Thực hành
- HS thực hành vẽ
- GV quan sát HS vẽ
*Hoạt động 4: Thực hành
- Nhận xét đánh giá
C. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá
- Dặn dò: Về nhà tìm đường diềm trang trí ở các đồ vật.
- Sưu tầm tranh ảnh về mẹ và cô giáo.
Ch ... o vạch kẻ thẳng 2 tay dang ngang.
- Đi kiễng gót hai tay chống hông.
- Trò chơi: Nhảy ô
c. Phần kết thúc:
5'
- Đi đều 2 – 4 hàng dọc và hát
0 0 0 0 0
0 0 0 0 0
r
- Một số động tác thả lỏng
- Nhận xét giao bài
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Múa hát tập thể- Ae robic
Ngàysoạn12/2/2009
Ngày giảng 
Thứ sáu ngày13 tháng 2 năm 2009
Tập làm văn
Đáp lời xin lỗi. tả ngắn về loài chim
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản.
2. Rèn kỹ năng viết đoạn: Biết sắp sếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lý
II. đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập 1
- 3 bộ băng giấy mỗi bộ gồm 4 băng, mỗi băng viết sẵn, 1 câu a, b, c.
III. các hoạt động dạy học: 
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Thực hành nói lời cảm ơn đáp lại lời cảm ơn ở bài tập 2.
- 2 cặp HS thực hành
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Đọc lời các nhân vật trong tranh
- Cả lớp quan sát tranh và đọc thầm lời các nhân vật.
- 1 HS nói về nội dung tranh (bạn ngồi bên phải đánh rơi vở của bạn ngồi bên trái. Vội nhặt ở và xin lỗi bạn. Bạn này trả lời "không sao".
- Yêu cầu 2 cặp HS thực hành
- HS thực hành nói lời xin lỗi và đáp lại.
- Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi ?
- Khi làm điều gì sai trái.
- Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào ?
- Tuỳ theo lỗi có thể nói lời đáp khác nhau.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mỗi cặp HS làm mẫu
- HS làm mẫu
HS1: Xin lỗi cho tớ đi trước một chút.
HS 2: Mời bạn.
- Tương tự phần trên cho nhiều HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp.
- Nhiều HS thực hành
Bài 3:
- 2 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS làm
- Câu b: Câu mở đầu
- Xắp xếp lại thứ tự các câu thành đoạn văn
- Câu a: Tả hình dáng
- Câu d: Tả hoạt động 
- Câu c: Câu kết
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS học thuộc bảng chia 2 và rèn kỹ năng vận dụng bảng chia 2.
II. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
8 : 2 = 4
14 : 2 = 7
- HS đọc nối tiếp.
16 : 2 = 8
20 : 2 = 10
10 : 2 = 5
18 : 2 = 9
6 : 2 = 3
12 : 2 = 6
- Nhận xét chữa bài
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con.
- HS làm bài 
2 x 6 = 12
2 x 2 = 4
12 : 2 = 6
4 : 2 = 2
2 x 8 = 16
2 x 1 = 2
16 : 2 = 8
2 : 2 = 1
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3: 
- HS đọc đề toán
- Bài toán cho biết gì ?
Tóm tắt:
- Gọi HS lên bảng chữa bài
- Một em tóm tắt 
- Một em giải
Có : 18 lá cờ
Chia đều : 2 tổ
Mỗi tổ : . Lá cờ ?
Bài giải:
- Nhận xét chữa bài 
Mỗi tổ có số lá cờ là.
18 : 2 = 9 (lá cờ)
ĐS: 9 lá cờ
Bài 5: 
Hình nào có số con chim đang bay ?
- Nhận xét chữa bài
- Học sinh quan sát hình. 
- Hình a. có 4 con chim đang bay và 4 con chim đang đậu.
Có số con chim đang bay.
- Hinh c. có 3 con chim đang đậu có số con chim đang bay.
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Âm nhạc
ôn tập bài hát hoa lá mùa xuân
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Tập hát giọng tiếng, rõ lời, thể hiện tính chất vui tươi trong sáng của bài.
- Hát kết hợp vận động (hoặc múa đơn giản).
II. Đồ dùng - dạy học:
- Nhạc cụ quen dùng 
- Một vài động tác phụ hoạ cho bài hát
III. Các hoạt động dạy học:
Các hoạt động của giáo viên Các hoạt động của học sinh
b. Bài mới:
a. Kiểm tra bài cũ:
1. Giới thiệu bài:
*Hoạt động 1: Ôn tập hát bài Hoa lá mùa xuân
- GV hát lại bài hát
- HS nghe sau đó hát lại bài hát.
- GV sửa chữa những sai sót.
- Hướng dẫn HS phát âm gọn tiếng, rõ lời.
- Tập hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2.
- HS thực hiện
- Tập hát đối đáp theo các câu hát.
- Chia 2 nhóm
- Nhóm 1 hát: Tôi là lámùa xuân
- Nhóm 2 hát: Tôi cùng múamừng xuân.
- N1: Xuân vừa đếnđẹp tươi.
- N2: Cho nhựa mới cho đời vui.
- Cho cả hai nhóm cùng hát và đệm theo phách.
- Cho người muôn tiếng ca rộn vang nơi nơi.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- HS thực hiện.
- GV hướng dẫn 1 vài động tác múa đơn giản.
- HS chia nhóm thực hiện động tác.
- Trò chơi: Đố vui
- GV vỗ tay hoặc gõ thanh phách theo tiết tấu lời ca.
- HS đoán xem đó là câu nào ?
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học
_______________________________________________________________
Sinh hoạt lớp
1.Nội dung;
-Tỉ lệ chuyên cần tương đối tốt
-Mồt số em đi học muộn như bạn Giao.Mỷ.
-Lao động vệ sinh sạch sẽ.
-Hoạt động ngoại khoá thực hiện tương đối
2.Phương hướng tuần sau;
-Duy trì tỷ lệ chuyên cần
-Lao động vệ sinh sạch sẽ.
-Nâng cao chât lươg day và học.
...............................................................................................................................
Ngàysoạn:7/3/2008
Ngày giảng Thứ bảy ngày 8 tháng 3 năm 2008
Đạo đức
Lịch sự khi gọi điện thoại (t1)
I. Mục tiêu:
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy nhẹ nhàng.
- Thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.
- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thoại.
- Tôn trọng, từ tốn, lễ phép khi nói điện thoại.
II. đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ chơi điện thoại.
IIi. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:ko kt
b. Bài mới:
*Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận lớp 
- Mời 2 HS đóng vai hai bạn đang nói chuyện trên điện thoại.
- 2 HS đóng vai
- Cho HS quan sát tranh SGK.
- HS quan sát
- Khi gọi điện thoại reo Vinh
 làm gì ?
- Bạn Vinh nhấc máy, giới thiệu tên chào bạn.
- Bạn Nam hỏi thăm Vinh qua điện thoại thế nào ?
- Chân bạn đã hết đâu chưa.
- Em có thích cách nói chuyện của hai bạn không ? vì sao ?
- Có vì rất tiện.
- Em học điều gì qua hội thoại trên?
Hoạt động 2: Sắp sếp câu thành đoạn hội thoại
- GV viết câu hội thoại lên tấm bìa
- 4 HS cầm tấm bìa đó đúng thành hàng, đọc các câu trên tấm bìa.
- 1 HS sắp xếp lại tấm bìa hợp lí
Hoạt động 3: 
- Nêu những việc cần làm khi nhận và gọi điện thoại ?
- Khi gọi điện và nhận điện thoại cần chào hỏi lễ phép.
- Nhấc và đặt ống nghe nhẹ nhàng, không nói to, không nói trống không.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ?
-  thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Toán
Số Bị CHIA – Số CHIA – THƯƠNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Giúp HS biết tên gọi theo vị trí thành phần và kết quả của phép chia.
- Củng cố cách tìm kết quả của phép chia.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Một phần hai hình vuông còn gọi là gì ?
- Một phần hai hình vuôn còn lại một nửa.
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
- Giới thiệu thành phần, kết quả của phép chia.
6 : 2 = 3
- Nêu tên gọi thành phần kết quả của phép chia ?
+ 6 là số bị chia
+ 2 số chia
+ 3 là thương 
- Cho HS nêu VD về phép chia
8 : 2 = 4
10: 5 = 5
- Gọi tên từng số trong phép chia đó.
3. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS tự tính nhẩm 
- HS làm
3 x 3 = 9
2 x 5 = 10
2 x 4 = 8
10 : 2 = 5
8 : 2 = 4
12 : 2 = 6
- Nhận xét chữa bài
Bài 2: Tính rồi điền số thích hợp vào ô trống
- 1 HS đọc yêu cầu
Phép chia
SBC
Số chia
Thương
8 : 2 = 4
8
2
4
10: 2 = 5
10
2
5
14 : 2 = 7
14
2
7
18 : 2 = 9
18
2
9
20 : 2 = 10
20
2
10
- Nhận xét, chữa bài
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Bác sĩ sói
I. mục đích yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng đúng sau các dấu câu, giữa các cụm trường từ dài.
- Biết đọc phân biệt giọng kể với giọng các nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ khó: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc
- Hiểu nội dung bài: Sói gian ngoan bày mưu định lừa ngựa ăn thịt, không ngờ bị ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa bài đọc SGK
III. các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài: Cò và Cuốc
- 2 HS đọc
- Câu trả lời của Cò chứa một lời khuyên, lời khuyên ấy là gì ?
- Phải chịu khó lao động mới có lúc thảnh thơi sung sướng.
- Nhận xét, cho điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Đưa tranh minh hoạ chủ điểm muông thú cho HS quan sát
- Bức tranh vẽ gì ?
- Vẽ cảnh các con vật
- Kể tên các con vật có trong tranh ?
- HS kể: Gấu, hổ, báo, hươu, sóc, khỉ
- Đây chính là chủ điểm muông thú nói về thế giới loài thú. Mở đầu chủ điểm là truyện đọc. Bác sĩ Sói (HS quan sát tranh minh hoạ SGK). Xem tranh minh hoạ các em đã đoán được phần nào, kết cục của câu chuyện.
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
2.2. GV hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV theo dõi uốn nắn HS đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- GV hướng dẫn cách đọc ngắt giọng, nghỉ hơi 1 số câu trên bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Giảng từ: 
+ Khoan thai
- Thong thả, không vội vã
+ Phát hiện
- Tìm ra, nhân ra
+ Bình tĩnh
- Không sợ hãi nóng vội
+ Làm phúc
- Giúp người khác không lấy tiền
+ Đá một cú trời giáng
- Đá một cái rất mạnh
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- HS đọc theo nhóm 3
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm CN đọc tốt nhất.
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: Từ ngữ nào tả sự thèm thuồng của Sói khi thấy ngựa ?
- Thèm rỏ dãi
Câu 2: Sói làm gì để lừa ngựa ?
- Nó giả làm bác sĩ khám bệnh cho ngựa.
Câu 3: Ngựa đã bình tính giả đau như thế nào ?
- Biết mưu của Sói, Ngựa nói mình đau ở chân sau.
Câu 4: Tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá ?
- Sói tưởng đánh lừa được Ngựa mon men ra phía sau Ngựa, lựa miếng đớp vào đùi Ngựa
Câu 5: Chọn tên khác cho truyện theo gợi ý.
- GV ghi sẵn 3 tên truyện
- HS thảo luận tên truyện
4. Luyện đọc lại:
- Trong chuyện có những nhân vật nào ?
- Người dẫn chuyện, Sói, Ngựa.
- Các nhóm đọc theo phân vai 
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài kể chuyện.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét chung tuần 22
- Tỉ lệ chuyên cần cao.
- HS có ý thức học bài và làm bài
- Vệ sinh cá nhân còn bẩn (Nính) 
-Tổ 2 trực nhật đổ rác đúng khu vực được phân công.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc