Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 15 - Trường Tiểu Học Vân Tảo

Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 15 - Trường Tiểu Học Vân Tảo

ĐẠO ĐỨC

GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 2)

DẠY PS BÀI 1: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RĂNG

I./ MỤC TIÊU:

1. HS biết :

- Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

- Lý do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

2. HS biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

3. HS có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.

4. Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.

II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Giáo viên: - Bảng phụ.

- Phiếu giao việc.

- Bộ tranh nhỏ minh hoạ gồm 5 tờ.

- Tiểu phẩm.

 

doc 38 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn Tổng hợp các môn lớp 2 - Tuần 15 - Trường Tiểu Học Vân Tảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
 Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2009.
ĐẠO ĐỨC
GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP (Tiết 2)
DẠY PS BÀI 1: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RĂNG
I./ MỤC TIÊU:
HS biết :
Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Lý do vì sao cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
HS biết làm một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
HS có thái độ đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II./ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên:	- Bảng phụ.
- Phiếu giao việc.
- Bộ tranh nhỏ minh hoạ gồm 5 tờ.
- Tiểu phẩm.
III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1.	Khởi động :	1’
Bài cũ : 4’
Ích lợi của việc vứt rác đúng nơi qui định ?
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của ai ?
Bài mới :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10’ 1. Hoạt động 1 : Đóng vai xử lý tình huống.
 Mục tiêu : Giúp HS biết ứng xử trong các tình huống cụ thể.
 Cách tiến hành :
 - GV giao cho mỗi nhóm thực hiện đóng vai xử lý một tình huống, (treo bảng phụ).
 + Tình huống 1: Tổ 1.
 + Tình huống 2: Tổ 2.
 + Tình huống 3: Tổ 3.
 - GV mời các tổ lên trình bày tiểu phẩm.
 - Đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận.
 - Em thích nhân vật nào nhất ? Tại sao ?
 - GV kết luận từng tình huống (SGV)
10’ 2. Họat động 2 : Thực hành làm sạch, làm đẹp lớp học.
Mục tiêu : Giúp các em biết được các việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Cách tiến hành :
- GV tổ chức cho HS quan sát xung quanh lớp và nhận xét xem lớp mình đã sạch, đẹp chưa ?
- Yêu cầu HS quan sát lớp học sau khi đã thu dọn và phát biểu cảm tưởng.
- Kết luận chung (SGV).
5’ 3. Họat động 3 : Trò chơi “Tìm đôi”.
Mục tiêu : 
Giúp HS biết được phải làm gì trong các tình huống cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 Cách tiến hành :
- GV phổ biến luật chơi. Mời HS trong lớp tham gia chơi. Các em bốc ngẫu nhiên mỗi em 1 phiế. Mỗi phiếu là 1 câu hỏi hoặc câu trả lời về chủ đề bài học (SGV).
- Kết luận chung (SGV)
 4. Họat động 4 : Dạy PS bài 1 theo sách hướng dẫn trang 1
 Củng cố – dặn dò
 - HS phải biết giữ gìn trường lớp ?
 - Nhận xét tiết học.
- Các tổ theo dõi tình huống thực hiện đóng vai xử lý các tình huống đó.
- HS thảo luận trả lời câu hỏi.
- HS quan sát nêu nhận xét.
- Thực hành xếp gọn lại lớp học cho sạch, đẹp.
- Nhận xét phát biểu cảm tưởng.
- HS tham gia chơi.
HƯỚNG DẪN HỌC
MỤC TIÊU :
Giúp HS: 
Hoàn thành nốt bài tập buổi sáng.
Luyện cách thực hiện các phép trừ có nhớ dạng 100 trừ đi một số (100 trừ đi số có 2 chữ số, số có một chữ số ) .
Tính nhẩm 100 trừ đi một số tròn chục .
Áp dụng để giải các bài toán có liên .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
* Hoàn thành bài tập3(Sách toán2)Trang 71
1.Giới thiệu bài : 
Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách thực hiện các phép trừ có dạng 100 trừ đi một số .
2. Luyện tập – thực hành :
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm bài. Gọi 2 HS làm bài trên bảng lớp .
- Yêu cầu HS nêu rõ cách thực hiện các phép tính : 100 – 4; 100 – 69 .
- Nhận xét và cho điểm HS .
- HS làm bài. Nhận xét bài bạn trên bảng, tự kiểm tra bài của mình .
- 2 HS lần lượt trả lời .
Bài 2 :
- Hỏi : Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Viết lên bảng :
 Mẫu : 100 – 20 = ?
 10 chục – 2 chục = 8 chục
 100 – 20 = 80
- Yêu cầu HS đọc phép tính mẫu ?
- 100 là bao nhiêu chục ?
- 20 là mấy chục ?
- 10 chục trừ đi 2 chục là mấy chục ?
- Vậy 100 trừ 20 bằng bao nhiêu ?
- Tương tự như vậy hãy làm tiếp bài tập .
- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm của từng phép tính .
- Nhận xét và cho điểm HS .
- Tính nhẩm . 
- Đọc : 100 – 20 .
- Là 10 chục .
- 2 chục .
- Là 8 chục .
- 100 trừ 20 bằng 80 .
- HS làm bài .
 100 – 70 = 30 100 – 40 = 60
 100 – 10 = 90
- Nêu cách nhẩm. Chẳng hạn : 10 chục trừ 7 chục bằng 3 chục, vậy 100 trừ 70 bằng 30 .
Bài 3 :
- Gọi HS đọc đề bài .
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Để giải bài toán này chúng ta phải thực hiện phép tính gì ? Vì sao ?
2.4 Củng cố, dặn dò :
-Học sinh đặt tính rồi tính :100- 25
- Nhận xét tiết học .
- Đọc đề bài .
- Bài toán về ít hơn .
- 100 trừ 24. Vì 100 hộp là số sữa buổi sáng bán. Buổi chiều bán ít hơn 24 hộp sữa nên muốn tìm buổi chiều ta phải lấy số sữa buổi sáng trừ đi phần hơn .
- Làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp .
Tóm tắt 
 100 hộp
Buổi sáng 
Buổi chiều 24 hộp
 ? hộp
Bài giải 
Số hộp sữa buổi chiều bán là :
100 – 24 = 76 ( hộp )
 Đáp số : 76 hộp
THỂ DỤC
Tiết 29 : TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN”.
I/ Mục Tiêu 
_Tiếp tục học trò chơi “Vòng Tròn” . Yêu cầu biết cách chơi và kết hợp vần điệu và tham gia chơi ở mức ban đầu theo đội hình di động.
_Rèn kĩ năng chơi trật tự biết nhảy nhanh từ vòng tròn này sang vòng tròn khác.
II/ Địa Điểm Và Phương Tiện : Sân bãi và còi
III/ Nội Dung Và Phương Pháp
Nội Dung
Định Lượng
Pp Tổ Chức
Phần Mở Đầu
_GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
_Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
_Xoay khớp cổ chân ,sau xoay ngược lại (tt)
_Đi dắt tay nhau chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn 
_Oân bài TD phát triển chung
 2.Phần Cơ Bản
Trò chơi: Vòng tròn
_ Nêu tên trò chơi cho hs đứng mật quay vào theo vòng tròn và thực hiện 
_ Đọc kết hợp vỗ tay nghiêng người theo nhịp ,nhảy chuyển đội hình vòng tròn từ 1 thành 2 vòng tròn và ngược lại.
_Đi theo vòng tròn và thực hiện đọc vần điệu ,vỗ tay nhảy chuyển đội hình.
 3.Phần Kết Thúc
_Đi đều và hát 
_Cúi người thả lỏng 
_Hệ thống bài 
_Nhận xét giờ học 
_Giao bài về nhà
1’
2’
3 vòng
1 lần
10-15’
4-5 lần
3-4 lần
4-5 lần
3-4 lần
1’
1’
2’
Í Í Í Í Í
Í Í Í Í Í
 Thứ. ba ngày 15 tháng 12 năm 2009
HOẠT ĐỘNG TT
MÚA HÁT TẬP THỂ: chiÕn sÜ tý hon 
I/ Mục tiêu :
- Giúp HS hát thuộc lời ca đúng giai điệu bài hát "chiến sĩ tý hon".
- Biết cách thực hiện cách gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca.
- Biết tác giả bài hát của nhạc Anh
II/ Chuẩn bị :
1, Giáo viên: 
- Đàn hát thuần thục các bài "chiến sĩ tý hon".
- Đàn organ, bảng phụ, băng đỉa nhạc, tranh minh hoạ, thanh gõ phách ...
2, Học sinh:
- Sách GK, vở ghi, thanh gõ phách .
III/ Phương pháp giảng dạy :
- Gợi ý, phát vấn, hướng dẫn....
IV/ Các hoạt động dạy học:
1, ổn định lớp : Nhắc HS tư thế ngồi học ngay ngắn .
2, Kiểm tra bài cũ : Em hãy hát kết hợp vận động phụ hoạ bài hát sắp đến tết rồi 
3, Bài mới :
 Giảng bài mới.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của học sinh
 * Nội dung: Học bài hát "chiến sĩ tý hon".
 * Hoạt động1: Dạy hát bài "chiến sĩ tý hon".Theo bài cùng nhau đi hồng binh, nhạc: Đinh Nhu, lời mới Việt Anh.
 - Bài hát này được sáng tác trong thời kỳ trước cách mạng tháng tám năm 1945. Bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon, vai mang song bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng
 - Hát mẫu bài bài "chiến sĩ tý hon".
 - GV chia câu và hướng dẫn hs đọc lời ca, sau mỗi câu cần lấy hơi.
 - Luyện thanh theo mẫu "la"
 - Đàn giai điệu câu 1
 - Yêu cầu hs hát 2-3 lần - GV đánh nốt nhạc. Lưu ý cuối câu ngân dài 1, 5 phách.
 - Nhận xét	
 - Hướng dẫn những chỗ hát chưa chính xác. 
 - Đàn giai điệu câu 2
 - Yêu cầu hs hát 2-3 lần - GV đánh nốt nhạc
 (Hướng dẫn những chỗ hát chưa chính xác). Cuối câu ngân dài 1, 5 phách.
 - Nhận xét.
 - Ghép từ câu 1 sang câu 2. sau mỗi câu chú ý lấy hơi
 - Câu 3, 4 thực hiện tương tự.
 - Ghép toàn bài (sửa sai nếu cós). Sau mỗi câu chú ý lấy hơi.
 - Ghép toàn bài trên nền nhạc đệm
 - Nhận xét
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
 - Chú ý đối với bài hát này gõ đệm theo nhịp 3 là 1 phách mạnh và 2 phách nhẹ
 - Hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV gõ mẫu sau đó hs thực hiện lại
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x x
 - nhận xét.
 - Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. GV gõ mẫu sau đó hs thực hiện lại
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x 
 - nhận xét
 - Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. GV gõ mẫu sau đó hs thực hiện lại
 Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x x 
 - nhận xét.
4 Củng cố bài học:
 - Hôm nay các em học hát kết hợp gõ đệm gì?
 - Bài hát này nhạc và lời của ai?
 - Về nhà ôn lại bài hát đó.
 *Nhận xét: - Ưu điểm 
 - Nhược điểm
-Lắng nghe và ghi bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe và nhẩm theo
- Đọc lời ca
- Luyện thanh
- Lắng nghe và nhẫm theo
- Cả lớp hát, dãy bàn thực hiện
- Cá nhân hát 
- Nhận xét
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Lắng nghe và nhẫm theo
- Cả lớp hát theo hướng dẫn của GV
- Từng bàn hát . Cá nhân hát
- Nhận xét
- Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV. Cá nhân thực hiện
- Thực hiện tương tự
- Cả lớp hát toàn bài
- Dãy bàn hát.Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
- Lắng nghe và nhẩm theo
- Cả lớp thực hiện. Nhóm thực hiện
- Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
- Lắng nghe và thực hiện
- Lớp thực hiện. Dãy bàn thực hiện
- Nhận xét
- Lắng nghe và thực hiện
- Lớp thực hiện. Cá nhân thực hiện
- Nhận xét
- Gõ đệm theophách, nhịp, tiết tấu
- Nhạc: Đinh Nhu - Lời mới: Việt Anh
- Lắng nghe và ghi nhớ 
HƯỚNG DẪN HỌ ...  và sửa chửa hoàn chỉnh con vật.
+ Nặn con vật từ một thỏi đất để nặn các bộ phận chính, sau đó thêm một số chi tiết nhỏ cho con vật thêm phần sinh động.
- Nặn một số con vật vừa với khả năng của mình.
- Giáo viên gợi ý học sinh nặn một số con vật quen thuộc.
Hoạt động 3: Thực hành. 
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách nặn và nặn được con vật quen thuộc.
- Giáo viên cho học hinh quan sát hình và nặn bài. 
- Nên chọn con vật gần gủi mà mình yêu thích để nặn.
- Cho học sinh làm bài và trình bày theo nhóm.
- Nhớ lại thật kỷ con vật mà mình định nặn.
- Khi nặn cần cố gắng giữ vệ sinh lớp học, nặn xong rửa tay, lau tay sạch sẽ.
- Giáo viên quan sát lớp hướng cho học sinh tìm được hình,
- Cho học sinh khi làm xong trình bày theo nhóm.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
* Mục tiêu: Giúp học sinh quan sát và tìm ra được bài đẹp qua đó thêm yêu mến các con vật.
- Giáo viên cho học sinh chọn bài, học sinh nhận xét.
H. Bạn nặn đã giống con vật chưa?
H. Em có nhận xét gì về hình của bạn?
H. Trong các bài này em thích bài nào nhất?
- Giáo viên dựa vào bài của học sinh nhận xét thêm và xếp loại bài cho học sinh.
- Nhận xét chung tiết học.
- Học sinh tìm hiểu nội dung.
- Con chó, con mèo, con gà,...
- Có râu nép dài , tai nhỏ, đuôi dài,...
- Màu vàng, màu xám, màu nâu, màu đen,...
- Hình cầu, hình bầu dục.
- Con trâu, con khỉ,...
- Đầu hình dạng khối tròn, thân hình dạng khối trụ.
- Chạy, nhảy, bò,...
- Học sinh tìm hiểu cách nặn.
- Tìm hình dáng chung.
- Nặn từng bộ phận.
- Nặn từ thỏi đất.
- Học sinh tìm các bộ phận cân đối trong hình.
- Tìm hình cân đối.
- Nặn con vật hợp với khả năng.
- Học sinh yếu tìm hình.
- Học sinh nhận xét bài.
- Gần giống con vật.
- Hình đẹp nổi rõ hình khối.
- Học sinh chọn bài vẽ đẹp.
- Học sinh nghe.
* Dặn dò.
- Quan sát và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình. 
- Sưu tầm tranh dân gian. Xem bài học sau
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KỂ CHUYỆN: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
 I. MỤC TIÊU
Quan sát tranh và tự kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Con chó nhà hàng xóm.
Biết nghe và nhận xét lời bạn kể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
1.1. Giới thiệu bài
1.2. Hướng dẫn kể lại từng đoạn truyện
Bước 1: Kể trong nhóm.
Chia nhóm và yêu cầu HS kể trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp.
Tổ chức thi kể giữa các nhóm.
Theo dõi và giúp đỡ HS kể bằng cách đặt câu hỏi gợi ý khi thấy các em lúng túng.
2.3. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể đọc thoại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Tổng kết chung về giờ học.
- Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
5 HS tạo thành 1 nhóm. Lần lượt từng em kể 1 đoạn trước nhóm. Các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa cho nhau.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi em chỉ kể lại một đoạn truyện.
Cả lớp theo dõi và nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
Thực hành kể chuyện.
HƯỚNG DẪN HỌC
 MỤC TIÊU :
Giúp HS : 
Hoàn thành nốt bài tập buổi sáng
Củng cố kỹ năng xem lịch tháng . 
Củng cố biểu tượng về thời điểm, khoảng thời gian .
ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tờ lịch tháng 1, tháng 4 như SGK .
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
* Hoàn thành bài viết chữ hoa O.
1.Giới thiệu bài : 
GV giới thiệu ngắn gọn rồi ghi tên bài lên bảng .
2.Thực hành xem lịch :
2.1 Trò chơi : Điền ngày còn thiếu
- GV chuẩn bị 4 tờ lịch tháng 1 như SGK .
- Chia lớp thành 4 đội thi đua với nhau .
- Yêu cầu các đội dùng bút màu ghi tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch .
- Sau 7 phút các đội mang lịch của đội mình lên trình bày .
- Đội nào điền đúng, đủ nhất là đội thắng cuộc .
- GV hỏi thêm :
 + Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy ? ( thứ năm ) .
 + Ngày cuối cùng của tháng là thứ mấy, ngày mấy ? ( Thứ Bảy, ngày 31) .
 + Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? ( 31 ) .
2.2 Bài 2 :
 - GV treo tờ lịch tháng 4 như SGK và yêu cầu HS trả lời từng câu hỏi :
 + Các ngày thứ sáu trong tháng 4 là : 2, 9, 16, 23, 30 .
 + Thứ ba tuần này là ngày 20 tháng 4. Thứ ba tuần trước là ngày 13 tháng 4. Thứ ba tuần sau là ngày 27 tháng 4 .
 + Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ sáu .
 + Tháng 4 có 30 ngày . 
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009
BỒI DƯỠNG ÂM NHẠC
ÔN TẬP 3 BÀI HÁT :
 CHÚC MỪNG SINH NHẬT, CỘC CÁCH TÙNG CHENG, CHIẾN SĨ TÍ HON
I.Mục tiêu:
- Hát thuộc lời ca, diễn cảm
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ 
- GD học sinh nghe hát để bồi dưỡng khả năng cảm thụ âm nhạc 
 II.Chuẩn bị của GV:
Nhạc cu ïđệm, gõ.
Băng nhạc 
 III.Các hoạt động chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Oân tập 3 bài hát 
Oân tập Chúc mừng sinh nhật
GV đệm đàn cho HS nghe giai điệu, sau đó hỏi HS nhận biết tên bài hát?Nhạc của nước nào?Bài hát viết ở nhịp 2/4 hay nhịp ¾ ?
Hướng dẫn HS ôn theo nhiều hình thức 
Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ hoạ 
GV nhận xét 
Oân tập bài Cộc cách tùng cheng
Hướng dẫn HS ôn bài hát kết hợp trò chơi gõ nhạc cụ 
Mời vài nhóm lên biểu diễn trước lớp 
GV nhận xét 
Oân bài Chiến sĩ tí hon
GV bắt giọng cho HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, đệm theo nhịp 2.
Có thể chia 2 lớp để hát đối đáp
Hoạt động 2: Nghe nhạc 
GV ổn định tư thế , thái độ cho HS khi nghe nhạc 
Cho HS nghe qua tác phẩm, sau đó nhận xét qua tác phẩm
Củng cố dặn dò : 
HS nghe trả lời
HS hát theo hướng dẫn của GV:
HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách 
( sử dụng các nhạc cụ gõ)
HS ôn bài hát theo hướng dẫn 
Chia nhóm, mỗi nhom thể hiện một nhạc cụ 
HS lên biểu diễn trước lớp 
HS hát và vỗ , gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Chia 2 dãy thi hát đối đáp 
HS nghe và nhận xét 
HS lắng nghe và ghi nhớ.
HƯỚNG DẪN HỌC
 I. MỤC TIÊU
Hoàn thành nốt bài tập buổi sáng
Biết nói lời khen ngợi.
Biết kể về một vật nuôi trong nhà.
Biết lập thời gian biểu một buổi trong ngày (buổi tôi).
 II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh minh họa các vật nuôi trong nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
* Hoàn thành bài tập 3 toán 2 trang 81.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
KIỂM TRA BÀI CŨ
Gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu từng em đọc bài viết củamình về anh chị em ruột hoặc anh chị em họ.
Nhận xét và cho điểm HS.
DẠY – HỌC BÀI MỚI
Giới thiệu bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
Yêu cầu HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu.
Hỏi: Ngoài câu mẫu Đàn gà mới đẹp làm sao! Bạn nào còn có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà?
Yêu cầu HS suy nghĩ và nói với bạn bên cạnh về các câu khen ngợi từ mỗi câu của bài.
Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Khi HS nói, GV ghi nhanh lên bảng.
Yêu cầu cả lớp đọc lại các câu đúng đã ghi bảng.
Bài 2
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Yêu cầu một số em nêu tên con vật mình sẽ kể có thể có hoặc không có trong bức tranh minh họa.
Gọi 1 HS kể mẫu: có thể đặt câu hỏi gợi ý cho em đó kể: Tên con vật em định kể là gì? Nhà em nuôi nó lâu chưa? Nó có ngon không? Có hay ăn chóng lớn không? Em có hay chơi với nó không? Em có quí mến nó không? Em đã làm gì để chăm sóc nó? Nó đối xử với em như thế nào?
Yêu cầu HS kể trong nhóm.
Gọi một số đại diện trình bày và cho điểm.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc của bài.
Gọi 1 HS khác đọc lại Thời gian biểu của bạn Phương Thảo.
Yêu cầu HS tự viết sau đó đọc cho cả lớp nghe. Theo dõi và nhận xét bài HS.
Đọc Bài.
Nói: Đàn gà đẹp quá! Đàn gà thật là đẹp!
Hoạt động theo cặp.
Chú Cường khỏe quá!/ Chú Cường mới khỏe làm sao!/ Chú Cường thật là khỏe.
Lớp mình hôm nay sạch quá!/ Lớp mình hôm nay thật là sạch!/Lớp mình hôm nay sạch làm sao!/
Bạn Nam học giỏi thật!/ Bạn Nam học giỏi quá!/ Bạn Nam học mới giỏ làm sao!/
Đọc đề bài.
5 đến 7 em nêu tên con vật.
1 HS khá kể. Ví dụ:
Nhà em nuôi một chú mèo tên là Ngheo Ngheo. Chú ở nhà em được 3 tháng rồi. Ngheo Ngheo rất ngoan và bắt chuột rất giỏi. Em rất quí Ngheo Ngheo và thường chơi với chú những lúc rảnh rỏi. Ngheo Ngheo cũng rất quí em. Lúc em ngồi học chú thường ngồi bên và dụi dụi cái mũi nhỏ vào chân em,
3 HS lập thành một nhóm kể cho nhau nghe và chỉnh sửa cho nhau.
5 đến 7 HS trìnhbày trước lớp. Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu của bài .
Đọc bài.
Một số em đọc bài trước lớp.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
Tổng kết chung về giờ học.
Dặn dò HS về nhà quan sát và kể thêm về các vật nuôi trong nhà.
SINH HOẠT
KIỂM ĐIỂM TRONG TUẦN
I.MỤC TIÊU
Học sinh tự đánh giá, nhận xét trong tuần.
Rèn ý thức tự quản.
Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể
II. LÊN LỚP
- Các tổ trưởng sơ kết mọi hoạt động trong tuần.
- Đánh giá, xếp loại các thành viên trong tổ.
- Giáo viên đánh giá tình hình chung của lớp.
+ Nề nếp ra vào lớp.
+ Nếp đọc báo.
+ Vệ sinh lớp học.
+ Vệ sinh cá nhân.
+ Ý thức mặc đồng phục đến trường.
 - Công tác tuần tới:
+ Tổ chức tốt trò chơi dân gian.
+ Tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp.
+ Đẩy mạnh việc rèn chữ, giữ vở.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2(116).doc