Bài soạn lớp 3 - Tuần 32 - Trường TH Nguyễn Trường Tộ

Bài soạn lớp 3 - Tuần 32 - Trường TH Nguyễn Trường Tộ

I - Mục tiêu :

- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân . Yêu cầu biết cách thực hiện động tác tương đối đúng .

- Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động .

II - Địa điểm và phương tiện :

- Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn tập luyện .

- Phương tiện : Chuẩn bị bóng, sân cho trò chơi

 

doc 18 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 947Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 3 - Tuần 32 - Trường TH Nguyễn Trường Tộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 9 tháng 4 năm 2012
Tiết : 1 
Môn : Thể dục
Bài 61: Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân . 
Trò chơi “Ai kéo khỏe”
 I - Mục tiêu : 
- Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân . Yêu cầu biết cách thực hiện động tác tương đối đúng .
- Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động . 
II - Địa điểm và phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn tập luyện . 
- Phương tiện : Chuẩn bị bóng, sân cho trò chơi .
III - Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Phần mở đầu :
- Phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1-2 phút
- Cho HS đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát : 2 phút .
- Cho HS tập bài thể dục phát triển chung : 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp .
- Cho HS chạy chậm 1 vòng sân tập khoảng 100 - 200m . 
2 . Phần cơ bản :
+ Cho HS ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân : 12 - 14 phút .
- Cho HS ôn cách cầm bóng , tư thế chuẩn bị tung bóng, bắt bóng .
- Quan sát, sữa sai .
- Nhận xét, khen ngợi .
- Cho HS chơi trò chơi “Ai kéo khỏe ”: 6 - 8 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi .
- Cho HS khởi động lại các khớp .
- Hướng dẫn các em cách nắm tay nhau sao cho vừa chắc lại vừa an toàn .
- Cho HS chơi thử 1 -2 lần .
- Cho HS chơi 
- Quan sát , nhận xét và tuyên dương .
3 . Phần kết thúc : 
- Cho HS chạy chậm thả lỏng xung quanh sân 
1- 2 phút .
- GV và HS hệ thống bài : 1 phút 
- Nhận xét giờ học : 2-3 phút
- Giao bài tập về nhà : Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân .
- Lắng nghe 
- Đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát .
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung .
- Chạy chậm trên sân 
- Đứng tại chỗ ôn cách cầm bóng , tư thế chuẩn bị tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó tập di chuyển để đón bắt bóng .
- Lắng nghe 
- Khởi động lại các khớp 
- Chơi thử 1 - 2 lần 
- Chơi trò chơi 
- Chạy chậm thả lỏng người . 
- Lắng nghe .
- Ôn tung và bắt bóng cá nhân . 
Tiết : 2
Môn : Tự nhiên xã hội 
Bài 61: Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời 
I - Mục tiêu : 
1 . Kiến thức :
- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời : từ Mặt trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời .
2 . Kĩ năng : - Biết được vị trí của Trái Đất trong hệ mặt trời .
- Biết hệ Mặt Trời có 8 hành tinh . 
3 . Thái độ : 
- Có ý thức tham gia xây dựng bài trong giờ học .
II - Chuẩn bị :
- Các hình trong SGK .
III - Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài : Ghi bảng 
1. Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp . 
- Mục tiêu : Có biểu tựơng ban đầu về hệ mặt trời .
- Tiến hành : Bước 1 : * Hành tinh là một thiên thể chuyển động quanh mặt trời .
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1.
+ Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh ?
+ Từ mặt trời ra xa dần, trái đất là hành tinh thứ mấy ? 
 Bước 2 : Gọi HS trả lời trước lớp .
* Kết luận : Trong hệ mặt trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh mặt trời và cùng với mặt trời tạo thành hệ mặt trời 
+ Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm .
- Mục tiêu : Biết hệ mặt trời, trái đất là hành tinh có sự sống .
- Tiến hành : Bước 1 : Chia nhóm, nêu câu hỏi .
+ Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống ?
+ Chúng phải làm gì để giữ cho trái đất luôn xanh, sạch và đẹp ?
Bước 2 : Gọi các nhóm lên trình bày .
* Kết luận : Trong hệ mặt trời, trái đất là hành tinh có sự sống . Để giữ cho trái đấp luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh, vứt rác, đỗ rác đúng nơi quy định, giữ vệ sinh môi trường xung quanh .
+ Hoạt động 3 : Thi kể về hành tinh trong hệ mặt trời .
- Mục tiêu : Mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ mặt trời .
- Tiến hành : Bước 1 : Chia nhóm, phân công các nhóm sưu tầm về tư liệu một hành tinh nào đó .
Bước 2 : Cho các nhóm nghiên cứu .
Bước 3 : Gọi các nhóm kể trước lớp .
- Nhận xét, đánh giá .
Củng cố , dặn dò :
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau .
- Lắng nghe 
- Quan sát và trả lời câu hỏi theo cặp . 
- Đại diện các cặp trả lời . Cả lớp nhận xét .
- Lắng nghe 
- Các nhóm thảo luận câu hỏi 
Đại diện các nhóm trình bày kết quả . Các nhóm khác bổ sung .
- Lắng nghe
- Các nhóm nghiên cứu tư liệu để hiểu biết về hành tinh 
- Đại diện các nhóm kể 
- Lắng nghe 
Tiết : 3 
Môn : Thủ công 
Làm quạt giấy tròn (T 1) 
I - Mục tiêu : 
1 . Kiến thức :
- HS biết cách làm quạt giấy tròn .
- Làm được quạt giấy tròn . Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chư đều nhau. Quạt có thể chư tròn .
2 . Kĩ năng :
- Làm được quạt giấy tròn đẹp, đúng quy .
3 . Thái độ :
- HS yêu thích với giờ học làm đồ chơi .
* Cho học sinh thực hành làm nhiều lần 
II - Giáo viên chuẩn bị :
- Mẫu quạt giấy tròn làm bằng giấy thủ công . 
- Tranh quy trình gấp quạt tròn .
- Giấy thủ công, hồ, bút màu, kéo , . . .
III - Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài, ghi bảng .
+ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét .
- Giới thiệu quạt mẫuvà các bộ phận làm quạt tròn , sau đó đặt câu hỏi định hướng để HS quan sát rút ra một số nhận xét :
+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống cách làm quạt đã học ở lớp một .
+ Điểm khác là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm .
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiều rộng .
+ Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Bước 1 : Cắt giấy .
- Cắt 2 tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để gấp quạt .
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16 ô , rộng 12 ô để làm cán quạt .
Bước 2 : Gấp, dán quạt .
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều nhau 1 ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết . Sau đó gấp đôi để lấy dấu giữa .
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất .
- Để đặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau . Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép giấy trong cùng, ép chặt .
Bước 3 : Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt .
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16 ô với nếp gấp rộng 1 ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt .
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và 
cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cánh quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt .
- Tổ chức cho HS tập làm quạt giấy tròn 
Củng cố, dặn dò:
- Dặn dò HS chuẩn bị tiết sau .
- Nhắc đầu bài 
- Quan sát và nhận xét
- Quan sát và lắng nghe 
- Quan sát và lắng nghe 
- Học sinh thực hành
Thứ 4 ngày 11 tháng 4 năm 2012
Tiết : 1
Môn : Mĩ thuật 
Vẽ tranh : Đề tài các con vật 
I - Mục tiêu : 
1 . Kiến thức :
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm và màu sắc của một số con vật quen thuộc. 
- Biết cách vẽ các con vật . 
- Vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích .
2 . Kĩ năng : 
- Vẽ được các con vật đúng, đẹp . 
3 . Thái độ : 
- HS yêu thích học vẽ .
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật .
II - Chuẩn bị :
Giáo viên :
- Sưu tầm tranh ảnh về một số con vật .
- Một số bài vẽ của HS năm trước .
Học sinh : 
- Vở tập vẽ , bút chì , màu .
III - Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài, nghi bảng .
+ Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài . 
- Giới thiệu tranh ảnh Yêu cầu HS quan sát để nhận xét về các con vật theo các yêu cầu sau : 
+ Tranh vẽ con gì ? ( tên con vật ) ;
+ Con vật đó có dáng thế nào ? ( tư thế : đứng, nằm, đang đi, đang ăn  yêu cầu HS mô tả về hình dáng , đặc điểm của các bộ phận, tư thế phù hợp với hoạt động của các con vật và màu sắc của chúng ) 
- Yêu cầu HS chọn con vật định vẽ .
+ Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh .
- Vẽ hình dáng con vật ( vẽ một hoặc 2 con có các dáng khác nhau ) . 
- Vẽ cảnh phù hợp với nội dung cho tranh sinh động hơn ( cây, nhà, sông, núi ).
- Vẽ màu :
+ Vẽ màu các con vật và cảnh vật xung quanh ; 
+ Màu nền của bức tranh ;
+ Màu có đậm, có nhạt ;
+ Hoạt động 3 : Thực hành 
- Cho HS vẽ vào vở .
- Quan sát và góp ý cho HS cách vẽ hình, vẽ màu. Đối với những HS vẽ chậm , cần quan tâm hơn để các em hoàn thành bài .
+ Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá 
- Giới thiệu một số bài của HS đã hoàn thành và tổ chức để các em nhận xét : 
+ Các con vật được vẽ như thế nào ?
+ Màu sắc của các con vật và cảnh vật ở tranh ? 
- Cho HS tự liên hệ với tranh của mình và tìm ra các bài vẽ đẹp theo ý thích .
Dặn dò :
- Quan sát hình dáng của người thân và bạn bè . - Chuẩn bị đất nặn, bảng nặn và giấy màu .
- Nhắc đầu bài 
- Quan sát tranh và nhận xét con vật theo gợi ý . 
- Chọn con vật định vẽ 
- Quan sát và lắng nghe.
- Thực hành vẽ vào vở 
- Quan sát, nhận xét và xếp loại .
 - Liên hệ với tranh của mình .
- Lắng nghe 
Tiết : 2 
Môn : Thể dục
Bài 62: Ôn động tác tung và bắt bóng . 
Trò chơi “Ai kéo khỏe”
 I - Mục tiêu : 
- Ôn động tác tung và bắt bóng . Yêu cầu biết cách thực hiện động tác tương đối đúng .
- Chơi trò chơi “Ai kéo khỏe”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động . 
II - Địa điểm và phương tiện :
- Địa điểm : Trên sân trường , vệ sinh sạch sẽ , đảm bảo an toàn tập luyện . 
- Phương tiện : Chuẩn bị bóng, sân cho trò chơi .
III - Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1 . Phần mở đầu :
- Phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học : 1-2 phút
- Cho HS tập bài thể dục phát triển chung : 1 lần liên hoàn 2 x 8 nhịp .
- Cho HS đi thường theo một hàng dọc, sau đó chuyển thành đội hình vòng tròn : 1- 2 phút .
- Cho HS chơi trò chơi “Đi - chạy ngược chiều theo tín hiệu” : 2 phút .
* Cách chơi : Cho HS đi bình thường sau đó tăng dần tốc độ, Chuyển sang đi nhanh hoặc chạy , Khi nghe thấy GV thổi một hồi còi, thì quay ngược lại với chiều vừa đi và lại đi bình thường hoặc chạy .
2 . Phần cơ bản :
+ Cho HS tung và bắt bóng nhóm 2 người : 12 - 14 phút .
- Hướng dẫn HS tư thế chuẩn bị tung bóng, bắt bóng .
- Cho từng em tập trung và bắt bóng tại chỗ, sau đó di chuyển một số lần .
- Cho HS tập theo từng cặp đôi .
- Quan sát, sữa sai .
- Nhận xét, khen ngợi .
- Cho HS chơi trò chơi “Ai kéo khỏe ”: 6 - 8 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi .
- Cho HS khởi động lại cá ... huyển đồ vật ”: 6 - 8 phút .
- Nêu tên trò chơi , phổ biến cách chơi .
- Cho HS khởi động lại các khớp .
- Hướng dẫn các em cách chuyển sao cho vừa nhanh lại vừa an toàn .
- Cho HS chơi thử 1 -2 lần .
- Cho HS chơi 
- Quan sát , nhận xét và tuyên dương .
3 . Phần kết thúc : 
- Cho HS chạy chậm thả lỏng xung quanh sân 
1- 2 phút .
- GV và HS hệ thống bài : 1 phút 
- Nhận xét giờ học : 2-3 phút
- Giao bài tập về nhà : Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân .
- Lắng nghe 
- Đi đều theo nhịp, vừa đi vừa hát .
- Thực hiện bài thể dục phát triển chung .
- Chạy chậm trên sân 
- Đứng tại chỗ ôn cách cầm bóng , tư thế chuẩn bị tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó tập tung bóng cho nhau để đón bắt bóng .
- Lắng nghe 
- Khởi động lại các khớp 
- Chơi thử 1 - 2 lần 
- Chơi trò chơi 
- Chạy chậm thả lỏng người . 
- Lắng nghe .
- Ôn tung và bắt bóng cá nhân . 
Tiết 2: Tự nhiên - Xã hội
Tiết 63: NGÀY VÀ ĐÊM TRÊN TRÁI ĐẤT
 I. Mục tiêu:
 - Biết sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất. 
 - Biết một ngày có 24 giờ. 
 - HS khá, giỏi biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 Gv: -Tranh ảnh trong sách trang 120, 121. 
 - Đèn điện để bàn.
 Hs: sgk, vở
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các kiến thức qua bài : “Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất”.
- Gọi 2 em trả lời nội dung .
- Nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh. 
3. Bài mới:
- Giới thiệu “Ngày và đêm trên Trái Đất”.
Hoạt động 1: Yêu cầu quan sát tranh theo cặp .
- Yêu cầu quan sát hình 1 và 2 trang 120 và 121 sách giáo khoa .
-Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu ?
- Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
- Khoảng thời gian phần Trái Đất không được mặt Trời chiếu sáng gọi là gì ?
- Yêu cầu một số em trả lời trước lớp 
- Lắng nghe, nhận xét, đánh giá ý kiến của học sinh .
- Rút kết luận 
Hoạt động 2: 
- Yêu cầu các nhóm thực hành làm như hướng dẫn trong sách giáo khoa.
- Mời lần lượt các đại diện từng nhóm lên làm thực hành trước lớp.
- Lắng nghe và nhận xét đánh giá rút ra kết luận như sách giáo viên.
Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp .
- Đánh dấu một điểm trên quả cầu.
- Quay quả địa cầu đúng một vòng theo ngược chiều kim đồng hồ và đến khi điểm đánh dấu trở về chỗ cũ .
- Qui ước thời gian cho Trái Đất quay được một vòng trở về chỗ cũ là 1 ngày .
- Vậy một ngày có bao nhiêu giờ ?
- Nếu Trái Đất ngừng quay thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào ? 
4. Củng cố- dặn dò: 
- 2hs nhắc lại nội dung bài
- Cho hs liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới .
- Nhận xét tiết học
- Trả lời về nội dung bài học trong bài: “Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất” đã học tiết trước. 
- Lớp theo dõi vài học sinh nhắc lại mục bài.
- Lớp mở sách giáo khoa quan sát hình 1và 2 trang 120 , 121 và nêu .
- Vì phần bên kia quả địa cầu đã bị che khuất .
- Khoảng thời gian được chiếu sáng gọi là ban ngày .
- Khoảng thời gian không được chiếu sáng gọi là ban đêm .
- Lần lượt một số em nêu kết quả quan sát.
- Hai em nhắc lại nội dung hoạt động 1 .
- Các nhóm tiến hành trao đổi thảo luận và cử đại diện lên làm thực hành trước lớp .
- Lớp quan sát và nhận xét đánh giá phần thực hành của nhóm bạn .
- Lớp quan sát giáo viên làm và đưa ra nhận xét .
- Một ngày có 24 giờ .
- Nếu như Trái Đất ngừng quay thì trên TĐ sẽ không có ngày và đêm.
- (HS khá, giỏi biết được mọi nơi trên Trái Đất đều có ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng).
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn trả lời đúng nhất .
- Hai em nêu lại nội dung bài học.
- Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới . 
Tiết 3:
Thủ công
Tiết 32: LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 - Biết cách làm quạt giấy tròn.
 - Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
 - Yêu thích gấp, dán
 II. Đồ dùng dạy - học:
 Gv: - Mẫu quạt tròn, tranh quy trình làm quạt tròn .
 - Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán .
 Hs: vở, giấy màu và các dụng cụ khác
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ học tập của hs. 
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
- Hôm nay chúng ta sẽ học về cách làm “Quạt tròn”.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét.
- Đưa mẫu “Cái quạt tròn bằng bìa” hướng dẫn học sinh quan sát .
- Cái quạt tròn có mấy phần ? Đó là những bộ phận nào ?
- Nếp gấp của cái quạt tròn như thế nào ?
- Cho học sinh liên hệ với cái quạt giấy trong thực tế nêu tác dụng của quạt . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn như SGK 
*Bước 1: Cắt giấy.
- Hướng dẫn cách cắt các tờ giấy hoặc bìa như hướng dẫn trong sách giáo viên .
*Bước 2: Gấp dán quạt .
- Hướng dẫn gấp Cách gấp các tờ giấy như hình 2 hình 3 và hình 4 sách giáo khoa để có phần quạt bằng giấy .
 Làm cán và hoàn chỉnh quạt : 
- Hướng dẫn cách gấp, kẻ và cắt theo các bước như hình 5 và hình 6 sách giáo viên .
4. Củng cố- dặn dò: 
- Yêu cầu nhắc lại các bước gấp.
- Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới.
- Nhận xét, đánh giá tiết học 
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài 
- Hai em nhắc lại tựa bài học.
- Lớp quan sát hình mẫu để nắm về yêu cầu kiến thức kĩ năng của sản phẩm “Quạt tròn”.
- Có phần giấy gấp thành các nan và có cán cầm .
- Có nếp gấp và buộc chỉ giống như gấp quạt giấy đã học.
- Quạt dùng để quạt mát khi thời tiết nóng nực.
- Tập cắt giấy rồi gấp thành cái quạt tròn bằng giấy học sinh theo các bước để tạo ra các bộ phận của chiếc quạt tròn theo sự hướng dẫn của giáo viên .
- Hai em nêu nội dung các bước gấp cái quạt tròn . 
- 2hs nhắc lại
- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp quạt tròn.
Thứ 4 ngày . tháng 4 năm 2012
Tiết : 1
Môn : Mĩ thuật 
TiếtTự nhiên - Xã hội
Tiết 64: NĂM, THÁNG VÀ MÙA
 I. Mục tiêu: 
 - Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
 - Biết các mùa nơi mình sống.
 - Biết bảo vệ môi trường để thời tiết ổn định.
GDBVMT: Bước đầu biết các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.
 II. Đồ dùng dạy - học: 
 Gv: - Tranh ảnh trong sách trang 122, 123. 
 - Một số quyển lịch. 
 Hs: sgk ,vbt
 III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra các kiến thức bài : “Ngày và đêm trên Trái Đất”.
- Gọi 2 em trả lời nội dung .
- Nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị bài. 
3. Bài mới: 
- Hôm nay các em tìm hiểu bài “Năm, tháng và mùa”.
Hoạt động 1: Quan sát lịch theo nhóm .
*Bước 1:
- Hướng dẫn quan sát các quyển lịch và dựa vào vốn hiểu biết của miønh để thảo luận .
- Một năm có bao nhiêu ngày ? Bao nhiêu tháng?
- Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
- Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày ?
* Bước 2 : 
- Yêu cầu các nhóm lên trả lời trước lớp .
- Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh.
* Rút kết luận : như sách giáo khoa.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp 
*Bước 1: 
- Yêu cầu từng cặp làm việc với nhau quan sát tranh và theo gợi ý .
-Tại các vị trí A,B,C,D của Trái Đất trong hình 2 vị trí nào của Trái Đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, hạ, thu, đông ?
-Hãy cho biết các mùa ở Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6 , 9 , 12 ?
*Bước 2: 
- Yêu cầu một số em lên trả lời trước lớp.
- Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi : Xuân, Hạ, Thu, Đông ..
- Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm.
- Mời một số em ra sân chơi thử.
- Yêu cầu đóng vai các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông .
- Khi nghe giáo viên nói tới tên mùa thì trả lời theo đặc trung mùa đó.
- Nhận xét, bổ sung về cách thể hiện của học sinh. 
4. Củng cố- dặn dò:
- Cho hs nêu lại nội dung bài
- Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
GDBVMT:
- Về học bài và xem trước bài mới .
- Nhận xét tiết học.
- Trả lời về nội dung bài học trong bài: “Ngày và đêm trên Trái Đất ” đã học tiết trước. 
- Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài.
- Chia ra từng nhóm quan sát các quyển lịch thảo luận và trả lời theo các câu hỏi gợi ý .
- Một năm thường có 365 ngày. Mỗi năm được chia ra thành 12 tháng. Số ngày trong các tháng không bằng nhau ...
- Các nhóm cử đại diện lần lượt lên trình bày kết quả trước lớp .
- Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại .
- Từng cặp ngồi quay mặt với nhau quan sát tranh sách giáo khoa trao đổi theo sự gợi ý của giáo viên .
- Lớp quan sát hình 2 sách giáo khoa 
- Thực hành chỉ hình 2 trang 123 sách giáo khoa và nêu: Có một số nơi (Việt Nam) có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau .
- Các em khác nhận xét ý kiến của bạn .
- Làm việc theo nhóm.
- Một số em đóng vai Xuân, Hạ, Thu, Đông .
- Khi nghe nói: 
 + Mùa xuân (hoa nở)
 + Mùa hạ : (Ve kêu)
 + Mùa thu : (Rụng lá)
 + Mùa đông : (Lạnh quá)
- Quan sát nhận xét cách thực hiện của bạn.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới . 
Học bài hát: Sen hồng
 Nhạc và lời: Lê Bách
I. Mục tiêu:
 - Hát đúng giai điệu, đúng lời ca, thể hiện được tình cảm của bài.
 - Biết thêm một bài hát của nhạc sĩ Lê Bách .
II. Giáo viên chuẩn bị:
 - Nhạc cụ đệm, gõ của GV và HS.
 - Hát tốt bài hát “Sen hồng”
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động 1: Dạy bài hát
 - Giáo viên giới thiệu tên bài hát và tác giả cho HS biết.
 - Cho các em nghe hát mẫu và nghe giai điệu của bài.
 - Đọc đồng thanh lời ca.
 - Tiến hành dạy từng câu cho đến hết bài.
 - Luyện tập theo nhóm và cá nhân.
 Hoạt động 2: Kết hợp.
 - Hướng dẫn các em vổ tay theo phách, nhịp.
 - Thi đua giữa các nhóm.
 - GV nhận xét, sửa sai cho các em .
 Hoạt động 3: Trò chơi
 - GV tổ chức cho các em hát những bài hát có tên các con vật.
 - Cuối tiết học cho cả lớp đứng dậy vừa hát vừa vận động theo nhịp 2 của bài.
Củng cố- dặn dò:
- Học sinh hát lại bài hát vài lần kết hợp vỗ tay
- Dặn dò về nhà ôn tâp tốt bài học kết thúc

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 3 tuan 32 cuc chuan.doc