Bài soạn lớp 2 - Tuần 19 - Trường TH Thạch Châu

Bài soạn lớp 2 - Tuần 19 - Trường TH Thạch Châu

I.MỤC TIÊU:

 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trơn cả bài.Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.

- Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông.

 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng,tựu trường.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng,

đều có ích cho cuộc sống.

II.ĐỒ DÙNG: Tranh minh hoạ

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Bài cũ:

 B. Bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

 

doc 85 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 925Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Tuần 19 - Trường TH Thạch Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ Hai, ngày 11 tháng 1 năm 2010
Sáng:
Tiết 1- 2: Tập đọc
 chuyện bốn mùa
i.Mục tiêu:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn cả bài.Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông. 
 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng,tựu trường.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, 
đều có ích cho cuộc sống.
ii.Đồ dùng: Tranh minh hoạ
iii.Hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ: 
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc
2.1.GV đọc mẫu toàn bài. 
 2.2.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Chú ý các từ có vần khó: vườn bưởi, rước, tựu trường, tinh nghịch
b) Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng một số câu.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ; giải nghĩa các từ ngữ cuối bài. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi)
c) Đọc từng đoạn trong nhóm: GV chia nhóm tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
 - GV theo dõi các nhóm luyện đọc
 	d) Thi đọc giữa các nhóm.
 	3.Tìm hiểu bài:
+ Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm? (Bốn nàng tiên tượng trưng cho 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông)
- Các em hãy quan sát tranh trong SGK, tìm các nàng tiên và nói rõ đặc điểm của mỗi người.
+ Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời bà Đông? (Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc)
+ Các em có biết vì sao khi xuân về vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc không? (Vào mùa xuân thời tiết ấm áp, có mưa xuân, rất thuận lợi cho cây cối phát triển, đâm chồi nảy lộc.)
+ Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? (Xuân làm cho cây lá tươi tốt)
+ Theo em, lời bà Đất và lời nàng Đông nói về mùa xuân có khác nhau không? (Không khác nhau vì cả hai đều nói điều hay của mùa xuân)
+ Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay?
+ Em thích nhất màu nào?
+ Bài văn ca ngợi gì? (Bài văn ca ngợi bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống.)
 4. Luyện đọc lại: Một số HS phân vai thi đọc lại câu chuyện.
 5. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về nhà đọc lại câu chuyện
___________________________
Tiết 3: Toán
tổng của nhiều số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết về tổng của nhiều số và biết tính tổng của nhiều số.
- Chuẩn bị học phép nhân.
II. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập. ( Chú ý HS yếu )
Tính : 2+5 +7= 14+2+13= 
- GV theo dõi HS làm, nhận xét ghi điểm.
Bài mới:
1. Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính.
a) GV viết lên bảng 2 + 3+ 4 =  và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. Đọc là: “Tổng của 2, 3, 4” hay “Hai cộng ba cộng bốn”. Cho HS tính tổng rồi đọc, chẳng hạn: “2 cộng 3 cộng 4 bằng 9” Hay “ tổng của 2, 3, 4 bằng 9”.
- GV giới thiệu cách viết cột dọc:
 2	* 2 cộng 3 bằng 5
 + 3	 * 5 cộng 4 bằng 9, viết 9.
 4
 9
b) Giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12 + 34 + 40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính.
12	* 2 cộng 4 bằng 6, 6 cộng 0 bằng 6, viết 6.
 + 34	* 1 cộng 3 bằng 4, 4 cộng 4 bằng 8, viết 8.
40
 ___
	86
c) Giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính.
 	 	15	* 5 cộng 6 bằng 11, 11 cộng 9 bằng 20, 
	 +	46	20 cộng 8 bằng 28, viết 8 nhớ 2.
	29	* 1 cộng 4 bằng 5, 5 cộng 2 bằng 7,
	 8	 7 thêm 2 bằng 9, viết 9.
 ____
	98
2. Hướng dẫn HS thực hành tính tổng của nhiều số
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.
- Gọi các em nêu yêu cầu của các bài tập:
+ Yêu cầu của bài 1 là gì? (Ghi kết quả tính)
+ Bài 2 yêu gì? (Tính)
+ Em hãy nêu yêu cầu của bài 3 ? (Điền số)
+ Yêu cầu của bài 4 là gì? (Viết mỗi số thành tổng của nhiều số hạng bằng nhau theo mẫu)
Mẫu: 10 = 2 + 2 + 2+ 2 + 2; 10 = 5 + 5
- HS làm bài GV theo dõi HS làm và chấm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- GV nhận xét ghi điểm cho từng em.
2.Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò 
	 ________________________ Chiều :
Luyện toán:
Ôn tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Cộng trừ nhẩm và viết (có nhớ một lần) các số trong phạm vi 100.
- Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn.
II. đồ dùng: 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập.	
*Tìm x:
 18 + x = 53	x – 4 2 = 4 2	100 – x = 67
- GV theo dõi HS làm, nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1. GV hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.
Bài 1: Tính
14 – 8 + 5 =	13 – 8 + 7 =	11 – 7 + 8 =
18 + 7 + 5 =	37 – 15 - 9 =	 56 – 19 + 28 =
Bài 2: Đặt tính rồi tính
39 + 3	97 – 45	64 + 36	100 - 64
Bài 3: Tìm x:
 37 + x = 81	 x – 18 = 54 -7
 26 – x = 9	 63 – x = 25 + 15
Bài 4: Một cửa hàng buổi sáng bán được 28 kg đường, buổi chiều bán được 22kg đường. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu ki lô gam đường ?
- HS làm bài GV theo dõi HS làm và chấm bài.
- Gọi HS chữa bài.
4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò. : 
 ------------------------------------------------------------
 Luyện đọc
 chuyện bốn mùa
i.Mục tiêu:
 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc trơn cả bài.Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ dài.
- Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật: bà Đất, 4 nàng Xuân, Hạ, Thu, Đông. 
 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ: đâm chồi nảy lộc, đơm, bập bùng,tựu trường.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, 
đều có ích cho cuộc sống.
ii.Hoạt động dạy học:
 a. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc
2.1.GV đọc mẫu toàn bài. 
 2.2.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Chú ý các từ có vần khó: vườn bưởi, rước, tựu trường, tinh nghịch
b) Đọc từng đoạn trước lớp: 
- GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi và nhấn giọng một số câu.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn ; giải nghĩa các từ ngữ cuối bài. Giải nghĩa thêm từ thiếu nhi (trẻ em dưới 16 tuổi)
c) Đọc từng đoạn trong nhóm: GV chia nhóm tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
 - GV theo dõi các nhóm luyện đọc
 	d) Thi đọc giữa các nhóm.
3. Luyện đọc lại: Một số HS phân vai thi đọc lại câu chuyện.
 4. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về nhà đọc lại câu chuyện
 ....................................................................
 Tập làm văn 
 Luyện viết bưu thiếp
i.Mục tiêu:
-Viết bưu thiếp chúc mừng bạn nhân dịp sinh nhật.
ii. Hoạt động dạy học:
 Bài mới: Tập làm văn:
	 1. Hãy viết từ 1 đến 3 câu trên tấm bưu thiếp chúc mừng bạn em nhân 	 dịp sinh nhật bạn.
	 -HS làm bài ,GV theo dõi .
	 - Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình.
	 - Cả lớp và GV nhận xét khen những HS làm bài tốt.
	 2. Củng cố – dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, yêu cầu HS về nhà đọc lại các bài tập đọc và 
học thuộc lòng.
 ........................................................................
Thứ Ba, ngày 12 tháng 1 năm 2010
Sáng:
Tiết 1:	 Thể dục
 trò chơi “bịt mắt bắt dê- nhanh lên bạn ơi”
I. Mục tiêu:
- Ôn hai trò chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê và nhanh lên bạn ơi”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi chủ động.
II. Chuẩn bị: Còi; khăn.
III. Hoạt động dạy học:
	1.phần mở đầu
- Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đứng vỗ tay và hát, sau đó giản cách hàng để tập bài thể dục phát triển chung.
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối, cánh tay, khớp vai.
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần do cán sự điều khiển.
	2. Phần cơ bản
- Ôn trò chơi “Bịt mắt bắt dê”8 – 10 phút. Tiến hành theo đội hình vòng tròn.
- Ôn trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”6 – 8 phút.
- GV hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho HS, HS tham gia chơi tương đối chủ động.
	3. Phần kết thúc:
- Vỗ tay và hát.
- Cúi người thả lỏng.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh.
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét.
___________________________
Tiết 2 Toán
phép nhân
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau.
- Biết đọc, viết và cách tính kết quả của phép nhân.
II. đồ dùng: Mô hình, vật thực của các nhóm đồ vật có cùng số lượng.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập.	
*Tính:
3 + 6 + 5 =	8 + 7 + 5 =
7 + 3 + 8 =	6 + 6 + 6 + 6 =
- GV theo dõi HS làm, nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1. GV hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân.
a) GV cho HS lấy tấm bìa có hai chấm tròn, hỏi HS: “Tấm bìa có mấy chấm tròn?” (Có hai chấm tròn) cho HS lấy tiếp 5 tấm bìa như thế và hỏi: “Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa đều có hai chấm tròn, có tất cả bao nhiêu chấm tròn?”
- GV gợi ý để HS trả lời, chẳng hạn: “Muốn biết có bao nhiêu chấm tròn phải tính tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 (chấm tròn)
Nhận xét: “Tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 có 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2”
b) GV giới thiệu: 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2, ta chuyển thành phép nhân, viết như sau: 2 x 5 = 10
- Cách đọc phép nhân này là: “Hai nhân năm bằng mười” và dấu x gọi là dấu nhân
- HS thực hành đọc và viết phép nhân.
2. Thực hành:
- HS nêu yêu cầu của các bài tập.
Yêu cầu bài 1 là gì? (Chuyển tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân )
Mẫu: 4 + 4 = 8
 4 x 2 = 8
Bài 2 yêu cầu gì? (Viết phép nhân theo mẫu)
Mẫu : 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 20 4 x 5 =20
Bài 3 : Viết phép nhân
-HS quan sát tranh nêu bài toán rồi viết phép nhân. - HS làm bài GV theo dõi HS làm và chấm bài. - Gọi HS chữa bài. 4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò.
 ..................................................................
 Kể chuyện
 chuyện bốn mùa
I.Mục tiêu: 
1. Rèn kỹ năng nói:
- Kể lại câu chuyện đã học; biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung.
- Dựng lại câu chuyện theo vai: người dẫn chuyện, Xuân, Hạ, Thu, Đông, bà Đất.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể cuả bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng:Tranh minh hoạ chuyện.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
- Gọi 4 HS nói tên câu chuyện đã học trong học kỳ I mà em thích nhất.
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng d ... chữ cái nào cao 2,5 li? (S, h)
+ Những chữ cái nào cao 1,5 li? (t)
3.3. Hướng dẫn HS viết chữ “Sáo” vào bảng con: HS viết vào bảng con hai, ba lượt.
4. Hướng dẫn viết vào vở:
- GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết bài vào vở, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
5. Chấm chữa bài:
GV chấm bài và nhận xét bài viết của HS.
 ________________________________
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
 Cuộc sống xung quanh (t2)
I.Mục tiêu:
- HS kể tên một số nghề nghiệp và nói về những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
- HS có ý thức gắn bó, yêu quê hương.
II. Đồ dùng: Tranh ảnh về nghề nghiệp và hoạt động của người dân..
III.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ
+ Hôm trước ta học bài gì?
B. Bài mới:
*HĐ1: Nói về cuộc sống ở địa phương.
- Các nhóm hãy báo cáo về các tranh ảnh đã suy tầm được và giới thiệu cho các bạn nghe về cuộc sống hay nghề nghiệp.
- Tổ chức cho HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch để nói về cuộc sống của địa phương mình.
Bước 1: Vẽ tranh.
Bước 1: Gợi ý HS vẽ nghề nghiệp, chợ quê em, nhà văn hoá, UBND.
Bước 2: Dán tranh ảnh lên bảng gọi một số em mô tả tranh vẽ.
*HĐ2- Các em hãy quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trong SGK trang 36, 37 theo gợi ý 
 Củng cố , dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò.
_____________________________
 Luyện toán:
	 Ôn luyện
I.Mục tiêu:
	-Hướng dẫn ôn luyện ,nâng cao một số dạng toán,giải toán có lời văn.
II.Hoạt động dạy và học
 	Bài 1:Tính
	4 x8 +58 =......................... 0 : 3 x 3=.......................
	 ........................	 .......................
	5 x 7 :5 =.......................... 45+ 28 -35 =...................
	 .......................... ....................
	Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
	a) 55 ;50 ;......;40 ;........;......... b) 82 ;......;62 ;.......;52 ;.........
	c) 27 ;28 ;30 ;.......;37 ;......... d) 99 ;96 ;........;........;.87;......
	Bài 3 :Độ dài mỗi cạnh của hình tứ giác đều bằng 5cm .Tính chu vi hình tứ giác 	(theo 2 cách)
	Bài 4: Tùng có số tem bằng số liền sau số 99.Toàn có số tem bằng số nhỏ nhất có 2 	chữ số .Hỏi Tùng và Toàn ai có nhiều tem hơn và nhiều hơn bao nhiêu?
	Bài 5 :Hình bên có mấy hình tứ giác và mấy hình tứ giác?
	-...........................................................................
	-............................................................................
	*Hướng dẫn HS làm bài :
	+Bài 2: Tìm qui luật dãy số rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm
	+Bài 4: - Tìm số liền sau số 99.
	 -Tìm số nhỏ nhất có 2 chữ số.
	 - So sánh số bi của 2 bạn.
	-HS làm bài và chữa bài lên bảng 
	-Nhận xét sữa chữa bổ sung thêm.
	3.Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học
	Dặn HS tự ôn luyện thêm các dạng bài tập đã học.
 Luyện đọc
 Chim rừng tây nguyên 
i.Mục tiêu:
	1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn cả bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Biết đọc nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả ,gợi cảm : rung động ,mênh mông,ríu rít ,chao lượn.... 2.Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu từ ngữ: chao lượn ,hoà âm ,thanh mảnh ..... 
- Hiểu nội dungbài:Chim rừng tây nguyên có rất nhiều loài ,với những bộ lông nhiều màu sắc,tiếng hót hay. ii.Đồ dùng: Bảng phụ viết một vài câu hướng dẫn HS đọc; Tranh minh hoạ
iii.Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Cò và Cuốc ” và trả lời câu hỏi gắn với nội dung bài.
 - GV theo dõi nhận xét và ghi điểm cho HS.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 2. Luyện đọc
 2.1.GV đọc mẫu
 2.2.Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu: HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. 
-Chú ý đọc đúng các từ: Y-rơ -pao ,rung động ,ríu rít, kơ púc, rướn..... 	b) Đọc từng đoạn trước lớp:
- Các em hãy nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. 
- Giúp HS nắm được những từ chú giải cuối bài.
c) Đọc trong nhóm: GV chia nhóm tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
 - GV theo dõi các nhóm luyện đọc
 d) Thi đọc giữa các nhóm.
 3. Tìm hiểu bài:
+Quanh hồ Y-rơ-pao có những loài chim gì ?( có đại bàng,thiên nga ,kơ púcvà nhiều loài chim khác nữa .)
+ Tìm từ ngữ tả hình dáng ,màu sắc ,hoạt động của từng loài chim ?( đại bàng chân vàng mỏ đỏ,khi chao lượn bóng che rợp mặt đất..........;kơ púc tiếng hót lanh lảnh như tiếng sáo.) 
 4. Luyện đọc lại: GV hướng dẫn thi đọc hay ,đọc giỏi.
 -Nhận xét ghi điểm .
 5. Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn HS đọc lại bài.
__________________________
Hoat động tập th ể
Sinh hoạt sao
-----------------------------------------------
Thứ Sáu, ngày5 tháng 2 năm2010 
Sáng:
Tiết 1:	 Chínhtả 	 Cò và cuốc
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Cò và Cuốc”. 
 - Làm đúng bài tập phân biệt r/ gi/ d; thanh hỏi/ thanh ngã.
II .Hoạt động dạy học: 
A. Bài cũ: GV đọc cho cả lớp viết vào bảng con một số tiếng: reo hò, giữ gìn, bánh dẻo
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
2. Hướng dẫn nghe viết: 
2.1.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc một lần bài chính tả trong SGK, hai HS đọc lại, GV hỏi:
+ Đoạn viết nói chuyện gì? (Cuốc thấy Cò lội ruộng hỏi Cò có ngại bẩn không?)
+ Bài chính tả có một câu của Cuốc, một câu trả lời của Cò. Các câu nói của Cuốc và Cò được đặt trong những dấu câu nào?
+ Cuối các câu trả lời có dấu gì?
+ Những chữ nào cần viết hoa? ( Những chữ đầu câu)
- Hướng dẫn HS nhận xét:
2.2. Hướng dẫn viết từ khó:
- HS viết vào bảng con các từ dễ sai.
2.3. HS viết bài vào vở:
- GVđọc cho HS viết bài vào vở.
2.4.Chấm chữa bài: GV thu vở chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nêu yêu cầu của các bài tập.
- Cả lớp làm bài vào vở GV theo dõi chấm bài.
4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò.
_________________________________
Tiết 2: Toán 	 Luyện tập 
I. Mục tiêu:
Giúp HS đọc thuộc bảng chia hai và rèn kỹ năng vận dụng bảng chia hai.
II. Đồ dùng: 
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Gọi HS lên bảng đọc thuộc bảng chia 2.
- GV theo dõi HS làm, nhận xét ghi điểm.
B.Thực hành
- Hướng dẫn HS làm bài tập vào vở.
Bài 1 yêu cầu gì? (Tính nhẩm)
Yêu cầu bài 2 là gì? (Tính nhẩm)
Nội dung bài 3 là gì? (Có 10 cái bánh xếp đều vào 2 hộp. Hỏi mỗi hộp có mấy cái bánh?)
Bài 4: Yêu cầu một HS nêu nội dung (Có 10 cái bánh xếp vào các hộp. Mỗi hộp có 2 bánh. Hỏi có tất cả mấy hộp bánh?)
Yêu cầu bài 5 là gì?
- HS làm bài GV theo dõi HS làm và chấm bài.
- Gọi HS chữa bài tập.
4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò.
_____________________________________
Tiết 3: 	 	 Tập làm văn
 đáp lời xin lỗi – tả ngắn về loài chim
I. Mục tiêu:
 1. Rèn kĩ năng nghe nói: Biết đáp lời xin lỗi trong giao tiếp đơn giản
 2. Rèn kỹ năng viết: Biết sắp xếp các câu thành đoạn văn hợp lý.
II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ BT1.
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ:Gọi HS lên bảng thực hành nói lời cảm ơn và đáp lời cảm ơn.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài.
- Các em hãy quan sát tranh và đọc lời hai nhân vật.
+ Trong trường hợp nào cần nói lời xin lỗi? (Khi làm điều sai trái không phải với người khác; khi làm phiền người khác)
+ Nên đáp lại lời xin lỗi của người khác với thái độ như thế nào?
Bài tập 2: HS tiếp nhau nêu yêu cầu , GV ghi nhanh lên bảng. 
- Một cặp HS làm mẫu.
- Nhiều HS thực hành nói lời xin lỗi và lời đáp lần lượt theo các tình huống a, b, c, d. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS suy nghĩ làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi HS làm.
Bài tập 3: Một em nêu yêu cầu
- Em hãy đọc kỹ từng câu, sắp xếp lại cho đúng thứ tự, câu nào đặt trước câu nào đặt sau để tạo thành một đoạn văn hợp lý.
- HS làm bài, GV theo dõi chấm.
- Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét, GV chấm điểm.
3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học.
_______________________________
Tiết 4: 	 
 Sinh hoạt lớp.
I.Mục tiêu:
Gíup HS thấy được:
+ Những ưu khuyết điểm của lớp trong tuần.
+Những điểm cần sửa chữa trong tuần tới.
II.Hoạt động dạy học:
GV nhận xét những ưu điểm mà các em đã làm được trong tuần.
-Tuyên dương những HS đã thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp.
2. GV nêu những tồn tại mà các em cần khắc phục trong tuần: 
- Một số em chưa tự giác vệ sinh trực nhật .
- Một số em chưa chú ý trong giờ học .
Bình bầu tuyên dương: 
- Cả lớp tự bình bầu tuyên dương những cá nhân đạt thành tích cao trong tuần.
4. Triển khai kế hoạch tuần tới.
-Duy trì tốt các nề nếp thể dục vệ sinh.
-Đầu tư VSCĐ bồi dưỡng chữ viết 
-Tích cực tự giác học tập nâng cao chất lượng đại trà ,mũi nhọn. _____________________________
Chiều: Luyện viết 	 Cò và cuốc
I. Mục tiêu: 
 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài: “Cò và Cuốc”. 
 - Luyện chữ viết đẹp cho học sinh
II .Hoạt động dạy học: 
2. Hướng dẫn nghe viết: 
2.1.Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc một lần bài, hai HS đọc lại, GV hỏi:
+ Những chữ nào cần viết hoa? ( Những chữ đầu câu)
- Hướng dẫn HS nhận xét:
2.2. Hướng dẫn viết từ khó:
- HS viết vào bảng con các từ dễ sai.
2.3. HS viết bài vào vở:
- GVđọc cho HS viết bài vào vở.
2.4.Chấm chữa bài: GV thu vở chấm bài
3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò.
 -------------------------------------------------------
 Âm nhạc
 (Có giáo viên chuyên trách)
 .....................................................................
Luyện tập làm văn
	 ôn luyện
I.Mục tiêu:
	-HS biết sắp xếp các câu văn thành đoạn văn tả về loài chim.
	-Viết đoạn văn từ 6 đến 7 câu nói về một loài chim.
II.Hoạt động dạy và học:
	1.Giới thiệu bài:
	2.Luyện tập:
	- HS thi đua kể tên các loài chim em biết
	*Bài tập:
	1.Đánh dấu thứ rự các câu văn sau và sắp xếp lại để tạo thành một đoạn văn:
	Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp.
	Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt.
	Thỉnh thoảng,chú cất tiếng gáy "cúc cù ...cu ",làm cho cánh đồng quê 	thêm yên ả.
	Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ.
	-Gọi HS đọc lại đoạn văn sau khi đã sắp xếp.
	-Hướng dẫn HS vận dụng cách tả về hình dáng ,hoạt động . 
	2.Viết đoạn văn từ 6 đến 7 câu nói về một loài chim mà em thích.
	-HS viết bài ,GV theo dõi giúp đỡ thêm.
	-Gọi HS đọc bài làm trước lớp
	-Cả lớp nhận xét,bổ sung.
	3.Củng cố ,dặn dò: Nhận xét giờ học 
	-Dặn HS hoàn thành bài làm đã bổ sung 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop2(3).doc