Bài soạn lớp 2 - Trường tiểu học Luân Giói - Tuần 4

Bài soạn lớp 2 - Trường tiểu học Luân Giói - Tuần 4

I. MỤC TIÊU

- Biết nghĩ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cùm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử với các bạn gái .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

-KNS : Thể hiện sự cảm thông ; Tư duy phê phán .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HOC

A. Bài cũ

- 2 HS đọc thuộc lòng bài: “ Gọi bạn”.

+ Qua bài thơ, em thấy tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

 

doc 20 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 920Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 2 - Trường tiểu học Luân Giói - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
 Bím tóc đuôi sam
I. Mục tiêu
- Biết nghĩ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cùm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: không nên nghịch ác với bạn, cần đối xử với các bạn gái .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
-KNS : Thể hiện sự cảm thông ; Tư duy phê phán .
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
III. Hoạt động dạy hoc
A. Bài cũ 
- 2 HS đọc thuộc lòng bài: “ Gọi bạn”.
+ Qua bài thơ, em thấy tình bạn giữa Bê Vàng và Dê Trắng như thế nào?
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn 1, 2
 2.1. Giáo viên đọc mẫu: giọng Hà ngây thơ, hồn nhiên; giọng Tuấn ở cuối bài lúng túng; giọng các bạn gái hồ hởi; giọng thầy giáo vui vẻ, thân mật.
2.2. Giáo viên h ướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a. Luyện đọc câu:
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài
- Học sinh đọc các từ khó, từ mới: ở mục I ( cá nhân, cả lớp)
b. Luyện đọc đoạn
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài. Chú ý chỗ ngắt hơi, nhấn giọng:
VD: Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng lớp reo lên:// “Ai chà chà!// Bím tóc đẹp quá!//. (đọc nhanh, cao giọng ở lời khen).
 Vì vậy,/ mỗi lần cậu bé kéo bím tóc,/ cô bé lại loạng choạng /và cuối cùng ngã phịch xuống đất.// (giọng thong thả, chậm rãi)
- Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ mới: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, đầm đìa nước mắt, ngượng nghịu, phê bình.
c. Học sinh luyện đọc từng đoạn theo nhóm bàn.
- Thi đua đọc giữa các nhóm. Nhận xét, đánh giá.
d. Cả lớp đọc bài.
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn gái khen Hà như thế nào?(Aí chà chà ! Bím tóc đẹp quá !’’ Các bạn gái khen Hà có bím tóc rất đẹp .)
+ Vì sao Hà khóc? ( Tuấn kéo mạnh bím tóc của Hà , làm cho Hà bị ngã. Sau đó Tuấn vẫn còn đùa dai , nắm bím tóc của Hà mà kéo .....) 
*+ Em nghĩ như thế nào về trò đùa nghịch đó của Tuấn? ( đó là trò đùa ác, không tốt với bạn , bắt nạt bạn gái ..) 
- HS đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi:
+ Thầy giáo đã làm Hà vui lên bằng cách nào?( Thầy khen hai bím tóc của Hà rất đẹp 
+ Vì sao lời thầy khen làm Hà vui lên và nín khóc ngay?(vì nghe thầy khen Hà thấy vui mừng và tự hào về mái tóc đẹp trở nên tự tin không buồn vì sự trêu chọc của Tuấn nữa .)
+ Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?( đến trước mặt Hà để xin lỗi bạn )
4. Luyện đọc lại bài
Một số học sinh thi đọc lai bài. Gọi 2 nhóm HS đọc theo cách phân vai. Tuyên 
dương học sinh đọc bài tốt.
5. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nêu câu hỏi:
*+ Qua câu chuyện, em thấy bạn Tuấn có điểm nào đáng chê và điểm nào đáng khen?( chê vì đùa nghịch quá trớn ,làm bạn gái phát khóc . Khen vì khi thấy thầy giáo phê bình đã nhận ra lỗi làm của mình và xin lỗi bạn .)
- GV : Khi trêu đùa bạn, nhất là bạn nữ, các em không được đùa dai, nghịch ác. Khi biết mình sai, phải chân thành nhận lỗi.
- Dặn học sinh về nhà xem lại bài để chuẩn bị cho giờ kể chuyện.
_________________________________________
Toán
29 + 5
I. Mục tiêu : Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 (cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng; về nhận dạng hình vuông.
II. đồ dùng dạy học
- 3 bó que tính và 14 que tính rời, bảng cài.
III. hoạt động dạy học
A. Bài cũ 
- HS thực hiện vào bảng con:
 Đặt tính và tính: 25 + 45 6 + 9
- GV nhận xét
- Gọi HS đọc thuộc bảng 9 cộng với 1 số. (3- 4 HS)
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Giới thiệu phép cộng 29 + 5
- GV nêu bài toán: “ Có 29 que tính (gồm 2 bó que tính và 9 que tính rời), thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- GV hướng dẫn HS thao tác với que tính, tìm ra kết quả phép cộng:29 + 5 = ?
( ta lấy 1 que tính từ 5 que tính rời thêm vào 9 que tính rời để được 10 que tính hay là 1 bó que tính. Vậy, ta sẽ đựoc 3 bó que tính ( 3 chục que tính) và 4 que tính rời, tức là tất cả có 34 que tính).
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và cách tính: 29 + 5 =?
 	 29 	 9 cộng 5 bằng 14, viết 4 nhớ 1.
 	 + 	 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 	 5
 	 34
- Gọi 1 số HS nhắc lại. Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Thực hành 
Bài 1(cột 1,2,3): HS đọc yêu cầu BT
- HS thực hiện trên bảng con 1 số phép tính (3-4 phép tính). GV nhận xét. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính các phép tính.
- HS thực hiện vào vở các phép tính còn lại.
Bài 2(a,b) HS nêu yêu cầu BT
- HS làm bài vào vở. 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính của các phép tính. HS nhắc lại tên gọi các thành phần và kết quả của từng phép tính.
Bài 3: HS nêu yêu cầu BT
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn BT 3, hướng dẫn HS dùng bút nối từng cặp điểm để có từng đoạn thẳng, sau đó vẽ thành hình vuông. GV làm mẫu đoạn thẳng AB.
- HS tự làm bài vào VBT. 1 HS làm trên bảng phụ.
- Chữa bài, yêu cầu HS đọc tên các hình vuông.
4. Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại bài học, yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính phép tính 29 + 5 
- Nhận xét giờ học
_______________________________________________
 	Đạo đức
 Biết nhận lỗi và sửa lỗi (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
- Biết được vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi .
- Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.
- HS biết tự nhận và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc nhở thông cảm, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi; cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
-KNS : Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi . ( thảo 
 luận nhóm – HĐ2 )
- KN đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân ( giải quyết vấn đề –HĐ3)
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ (sgk)
III. hoạt động dạy học
A. Bài cũ 
- Khi có lỗi, chúng ta cần phải làm gì?
- Biết nhận lỗi sẽ có tác dụng gì?
- Cần xin lỗi khi có lỗi với những ai?
- Gv nhận xét.
B. Bài mới 
HĐ 1: Đóng vai theo tình huống (BT3 VBT Đ L2)
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đóng vai theo từng tình huống trong tranh 1,2,3,4 .
- Các nhóm đóng vai, trình bày cách ứng xử trong từng tình huống.
- Cả lớp nhận xét. Sau mỗi tình huống, GV kết luận.
- GV kết luận chung: Khi có lỗi , biết nhận và sửa lỗi là người dũng cảm, đáng khen.
HĐ2: Thảo luận nhóm
- HS đọc BT 4. HS thảo luận theo nhóm bàn:
+ Tình huống a (sgk): Theo em, Vân nên làm gì? Đề nghị, yêu cầu người khác giúp đỡ, hiểu và thông cảm có phải là việc nên làm không? Tại sao? 
+ Tình huống b (sgk): Các bạn trách Dương là đúng hay sai? Dương nên làm gì?
- Các nhóm trình bày ý kiến.
- GV kết luận: Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách nhầm lỗi cho bạn. Biết thông cảm, hướng dẫn, giúp đỡ bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn tốt.
HĐ 3: Tự liên hệ
- HS kể lại những trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi của mình. 
- GV và HS khác cùng phân tích, đánh giá. Tuyên dương HS có việc làm đúng.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống lại bài học.
- HS đọc ghi nhớ: Biết nhận và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
Thứ ba, ngày 20 tháng 9 năm 2011
Thể dục
Bài 7
I. Mục tiêu
- Ôn hai động tác vươn thở và tay. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Học động tác chân. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối đúng.
- Ôn trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi.
II. Địa điểm, phương tiện.
Trên sân trường. Chuẩn bị một còi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu 
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- HS chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên theo một hàng dọc (50-60m)
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại.
 2. Phần cơ bản 
* Ôn hai động tác vươn thở và tay: 1-2 lần, mỗi động tác 2ì 8 nhịp.
- GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp để HS làm theo.
* Học động tác chân: 
- GV nêu tên động tác, vừa giải thích vừa làm mẫu chậm, HS tập bắt chước lần 1 và 2. Lần 3- 4 , GV chỉ hô nhịp không làm mẫu, xen kẽ có nhận xét. 
- 1 số HS lên tập, cả lớp và GV nhận xét 
* Ôn 3 động tác: vươn thở, tay, chân: 2 lần, mỗi động tác 2 ì 8 nhịp .
Lần 1: GV điều khiển 
Lần 2: Cán sự lớp điều khiển.
Chia tổ tập luyện, thi đua giữa các tổ. 
* Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
GV tổ chức cho HS chơi 
3. Phần kết thúc
- HS làm động tác thả lỏng người. GV và HS hệ thống bài. Nhận xét giờ học.
_________________________________________
Toán
49 + 25
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 49 + 25 
- Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng.
II. đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng học toán 
III. hoạt động dạy học
A. Bài cũ 
- HS thực hiện vào bảng con: Đặt tính và tính:
 59 + 5 19 + 7 9 + 63
- Nhận xét, đánh giá
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép cộng 49 + 25
- GV nêu bài toán: Có 49 que tính (4 bó que tính và 9 que tính rời), thêm 25 que tính (2 bó que tính và 5 que tính rời). Hỏi có tất cả mấy que tính?
- HS thao tác bằng que tính để tìm ra kết quả.
- HS nêu phép tính: 49 + 25 =?
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và cách tính phép tính: 49 + 25
- Gọi 1 số HS nhắc lại, cả lớp đọc đồng thanh.
3. Thực hành
Bài 1(cột 1,2,3) HS đọc yêu cầu BT
- HS thực hiện trên bảng con 1 số phép tính (3- 4 phép tính). GV nhận xét. Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính các phép tính.
- HS thực hiện vào vở các phép tính còn lại.
Bài 3: HS đọc bài toán
- HS tự tóm tắt và giải bài toán:
Tóm tắt
Lớp 2A: 29 học sinh
Lớp 2B: 25 học sinh
Cả hai lớp: .học sinh?
Bài giải
Cả hai lớp có số học sinh là:
29 + 25 = 54 (học sinh)
Đáp số: 54 học sinh
Bài 2(HS khá, G làm)
- HS nêu yêu cầu BT
- GV trao bảng phụ có kẻ sẵn BT 2.Gọi HS làm miệng: HS tính kết quả và gọi tên các thành phần và kết quả của các phép tính
VD: Cột thứ nhất: 9 là số hạng, 6 là số hạng, tổng là 15
4. Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống lại bài học
__________________________________________
Kể chuyện
Bím tóc đuôi sam
I. mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ, kể lại được đoạn 1, 2 của câu chuyện (BT1)
- Bước đầu biết kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT2)
- Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
Lưu ý: HS khá, Giỏi biết phân vai, dựng lại câu ... rời được 13 que tính. Viết 3 thẳng cột với 9 và 5, viết 1 vào cột chục. 
Vậy 8 + 5 = 13
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và cách tính phép tính: 8 + 5 = 13
- GV giúp HS nhận ra 8 + 5 = 13, 5 + 8 = 13 ( Khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì tổng không thay đổi)
2. Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 8 cộng với một số.(5p)
- GV viết các phép tính lên bảng, gọi HS nối tiếp nêu kết quả.(sgk)
- GV giúp HS học thuộc bảng cộng trên.
3. Thực hành 
Bài 1: HS nêu yêu cầu BT
- HS tính nhẩm, nối tiếp nhau đọc các phép tính.
- HS nhắc lại ghi nhớ: khi đổi chỗ các số hạng trong phép cộng thì kết quả không thay đổi. VD: 3 + 8 cũng bằng 8 + 3 vì đều bằng 11.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu và tự làm vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài. Nhận xét
Bài 4: 
HS đọc bài toán, tự tóm tắt và giải bài toán
Tóm tắt
 Hà : 8 con tem
 Mai: 7 con tem
 Cả hai bạn: .con tem?
Bài giải
Cả hai bạn có tất cả là:
8 + 7 = 15 (con tem)
Đáp số: 15 con tem
Bài 3(HS khá, Giỏi làm)
- HS tự làm bài vào vở, khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính.
VD: 8 + 2 + 3 = 13 ( vì 8 + 2 = 10, 10 + 3 = 13)
4. Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống lại bài
- GV dặn HS hoàn thành vào vở BT
Thủ công
 Gấp máy bay phản lực (Tiết2)
I . Mục tiêu: 
- HS hoàn thành sản phẩm và trang trí sản phẩm.
- HS yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy học:
Giấy màu, mẫu gấp, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy học:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Thực hành gấp máy bay phản lực.
- HS nhắc lại qui trình gấp.
+ Gấp tạo mũi, thân, cánh, máy bay phản lực.
+ Tạo máy bay phản lực và sử dụng.
- HS thực hành gấp máy bay phản lực.
- Trang trí máy bay: Vẽ hình ngôi sao 5 cánh hoặc viết chữ Việt Nam lên 2 cánh máy bay.
- GV chọn một số mẫu đẹp HS quan sát.
4. Đánh giá kết quả.
5. Tổ chức thi phóng máy bay.
6. Cũng cố dặn dò.
Chuẩn bị gấy, kéo tiết sau.
Thứ sáu, ngày 16 tháng 9 năm 2011
Chính tả
Nghe - viết: Trên chiếc bè
I. mục tiêu
- Nghe – viết chính xác , trình bày đúng bài chính tả.
- Làm được BT 2; BT(3)a/b
II. đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn
III. hoạt động dạy học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ (5p)
- GV yêu cầu học sinh viết vào bảng con những từ sau: viên phấn, bình yên, giúp đỡ, bờ rào. ( 2 HS lên bảng viết). 
- Nhận xét, đỏnh giỏ
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS nghe- viết
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV treo bảng phụ chép sẵn nội dung bài chính tả
- Gọi HS đọc bài (2-3 HS)
- GV giúp HS nắm nội dung bài chính tả:
+ Dế Mèn và Dế Trũi rủ nhau đi dâu?( Đi ngao du thiên hạ - dạo chơi khắp đó đây) 
+ Đôi bạn rủ nhau đi chơi xa bằng cách nào? ( Ghép ba bốn lá bèo sen lại, làm thành một chiếc bè thả trôi trên sông )
- Hướng dẫn HS nhận xét: 
+ Bài chính tả có mấy câu? (9 câu)
+ Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao?
+ Sau dấu chấm xuống dòng, chữ đầu câu viết thế nào?
- Hs viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: Dế Trũi, rủ nhau, say ngắm, bèo sen, trong vắt.
2.2. HS nghe GV đọc, chép bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn
2.3. Chấm, chữa bài
- HS nhìn bảng phụ, tự soát lỗi và chữa lỗi.
- GV chấm 1 số bài và nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tìm và viết vào bảng 3 chữ có iê, 3 chữ có yê
- GV kiểm tra trên bảng con. GV ghi lên bảng lớp 1 số chữ. Gọi HS đọc lại kết quả.
- Cả lớp làm bài vào VBT.
Bài 3: HS đọc yêu cầu BT
- Hướng dẫn HS làm BT 3a: Cho biết khi nàop viết dỗ, khi nào viết giỗ.
- HS viết vào giấy nháp những từ viết dỗ, giỗ. 2 HS lên bảng làm.
- Gọi HS đọc bài làm. GV và cả lớp nhận xét, bổ sung
 dỗ: dỗ dành, anh dỗ em..
 giỗ: giỗ tổ, ngày giỗ, ăn giỗ..
- HS đọc các từ đó.
4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS hoàn thành VBT
___________________________________________
Toán
28 + 5
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 , dạng 28 + 5 .
- Biết vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước .
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
II. đồ dùng dạy học
- Bộ đồ dùng học toán.,bảng phụ
III. hoạt động dạy học
A. Bài cũ 
- HS đọc bảng 8 cộng với một số (3- 4 HS đọc)
- GV nhận xét
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu phép cộng 28 + 5
- GV nêu bài toán: “ Có 28 que tính (gồm 2 bó que tính và 8 que tính rời), thêm 5 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- GV hướng dẫn HS thao tác với que tính, tìm ra kết quả phép cộng:28 + 5 = ?
(ta lấy 2 que tính từ 5 que tính rời thêm vào 8 que tính rời để được 10 que tính hay là 1 bó que tính. Vậy, ta sẽ đựoc 3 bó que tính (3 chục que tính) và 3 que tính rời, tức là tất cả có 33 que tính).
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính và cách tính: 28 + 5 =?
 	 28 . 8 cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1.
 	+ . 2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
 	 5
 	 34
- Gọi 1 số HS nhắc lại. Cả lớp đọc đồng thanh.
3. Thực hành
Bài 1(cột 1.2.3)
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thực hiện trên bảng con 1 số phép tính (3-4 phép tính). GV nhận xét. 
( Khi chữa bài, yêu cầu HS nêu cách tính các phép tính.)
- HS thực hiện vào vở các phép tính còn lại.
Bài 3: HS đọc bài toán, tự tóm tắt và giải bài toán.
 - 1 HS làm bảng lớp. Chữa bài.
Bài 4: HS đọc yêu cầu, dùng thước vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm.
- HS nêu các bước vẽ: Đặt thước, đánh dấu điểm ở vạch 0cm và điểm ở vạch 5 cm. Dựa vào thước, dùng bút nối 2 điểm đó, ta được đoạn thẳng dài 5 cm.
- HS vẽ vào vở.
4 . Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống lại bài học, yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và cách tính phép 
tính 28 + 5 
- Nhận xét giờ học.
______________________________________________
Tập làm văn
Cảm ơn, xin lỗi
I. Mục tiêu
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản(BT1,BT2)
- Biết nói 1,2 câu ngắn về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp(BT3)
2. Rèn kĩ năng viết: Viết được những điều vừa nói thành đoạn văn.
-KNS : -Giao tiếp cởi mở tự tin trong giao tiếp , biets lắng nghe ý kiến người khác .(HĐN)
- 
II. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ BT 3.
III. Hoạt dộng dạy học.
A. Bài cũ 
- HS sắp xếp lại thứ tự các tranh BT1 (tiết trước), 4 HS dựa vào tranh kể lại nội dung câu chuyện Gọi bạn
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS trao đổi theo nhóm, nói từng lời cảm ơn của em phù hợp với từng tình huống.
- HS nối tiếp nhau nói lời cảm ơn theo từng tình huống, cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Tương tự bài 1.
- HS nói lời xin lỗi phù hợp với từng tình huống.
Bài 3: 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài tập: HS quan sát kĩ từng tranh, đoán xem việc gì xảy ra. Sau đó kể lại sự việc trong mỗi tranh bằng 3, 4 câu, nhớ dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp.
- HS lần lượt kể nội dung của từng tranh. 
 - Tranh1 : Mẹ mua cho Hà một con gấu bông. Hà giơ hai tay nhận gấu bông và nói : Con cảm ơn mẹ ạ ! 
 - Tranh 2 : - Cậu con trai làm vỡ lọ hoa trên bàn . Cậu khoanh tay xin lỗi mẹ . Cậu nói : ‘’ Con xin lỗi mẹ ạ!’’
 -Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài vào VBT
- Nhiều HS đọc bài làm. Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS thực hiện nói lời xin lỗi, cảm ơn với thái độ lịch sự, chân thành khi cần thiết. 
Tự nhiên xã hội
Làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
I. Mục tiêu
Sau bài học, HS có thể:
- Biết được tập thể dục hằng ngày, lao động vừa sức, ngồi học đúng cách và ăn uống đầy đủ sẽ giúp cho hệ cơ và xương phát triển tốt.
- Biết đi, đứng, ngồi đúng tư thế và mang vác vừa sức để phòng tránh cong vẹo cột sống.
- HS khá, G: biết giải thích tại sao không mang vác vật quá nặng.
+ KNS : KN ra quyết định : Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt .
 - Kỉ năng làm chủ bản thân : Đảm nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động để xương và cơ phát triển tốt .
II. Đồ dùng dạy học
Tranh SGK. Chuẩn bị 1 số hộp làm “vật nặng”.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ 
- Gọi 1 số HS lên chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể.
+ Nhờ đâu mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được? Cần làm gì để cơ đựoc săn chắc?
- Nhận xét, đánh giá.
B. Bài mới 
HĐ1: Giới thiệu bài
* Khởi động: Trò chơi “Xem ai khéo”
Tổ chức cho HS xếp thành 2 hàng dọc giữa lớp, mỗi em đội một quyển vở hoặc sách trên đầu. HS đi xung quanh lớp học, ai giữ được quyển sách hoặc vở trên đầu lâu nhất là thắng cuộc.
HĐ2 :Quan sát tranh – Thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS quan sát tranh sgk (từ tranh 1- 5), thảo luận theo nhóm bàn, cho biết: Tranh vẽ các bạn nhỏ đang làm gì? Những việc làm nào nên và không nên để xương và cơ phát triển tốt? 
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- Cả lớp thảo luận câu hỏi:
 * Nên và không nên làm gì để xương và cơ phát triển tốt?
- HS liên hệ các việc làm hằng ngày. GV lưu ý HS nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức và tập luyện thể dục thể thao thưòng xuyên để cơ và xương phát triển tốt.
HĐ3: Trò chơi: “Nhấc một vật” 
- GV tổ chức cho HS tham gia chơi ngoài sân. GV làm mẫu cách nhấc một vật nặng, cả lớp quan sát. 
- GV chia lớp thành 2 hàng dọc, phổ biến luật chơi. HS tham gia chơi, lần lượt từng HS lên nhấc vật nặng đến chỗ quy định. Đội nào có nhiều HS làm đúng tư thế, nhanh hơn là thắng cuộc.
- GV nhận xét trò chơi, lưu ý HS các trường hợp làm động tác sai.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV và HS hệ thống lại bài học
- GV nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- Nhận xét tình hình tuần qua, phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Giáo dục HS chấp hành tốt Nội qui, qui định của Trường, lớp
II. Hoạt động chủ yếu
1. Nhận xét tình hình tuần qua
- Các tổ trưởng báo cáo; lớp phó, lớp trưởng báo cáo.
- GV nhận xét tình hình của lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương những em có thành tích xuất sắc.
- Phê bình, nhắc nhở những em chưa chú ý học tập, thường xuyên quên sách vở.
2. Phố biến kế hoạch tuần tới
- Dạy và học tuần 5 
- GV nhận xét kết quả thi khảo sát đầu năm toán, tiếng việt, tự nhiên và xh 
- GV nhắc nhở HS thực hiện tốt vệ sinh, nề nếp lớp học.
- Phân công tổ trực nhật tuần sau
- Tăng cường kiểm tra việc làm bài tập, luyện viết, luyện đọc ở nhà của HS. 
- GV lưu ý HS giữ vở sạch chữ đẹp, chuẩn bị chấm VSCĐ.
- Nhắc nhở các em đóng góp đầy đủ các khoản. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4.doc