Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 9 - Trường TH Lương Thế Vinh

Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 9 - Trường TH Lương Thế Vinh

I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- HS đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.

- Có thái độ thân ái, đoàn kết với bạn.

II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh họa truyện

III. Các hoạt động dạy và học:

1.Ổn định :

2.Bài cũ: H. Mỗi người phải có trách nhiệm gì đối với tổ tiên ?

 H. Để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, em cần làm những gì?

 3. Bài mới : Giới thiệu bài.

 

doc 27 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 819Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn các môn học lớp 2 - Tuần 9 - Trường TH Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 09
 Thứ hai ngày 29 tháng 10 năm 2007.
ĐẠO ĐỨC: ( T 9 )
 Tình bạn ( tiết 1 )
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- HS đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thái độ thân ái, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị : GV: Tranh minh họa truyện 
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định : 
2.Bài cũ: H. Mỗi người phải có trách nhiệm gì đối với tổ tiên ? 
 H. Để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, em cần làm những gì? 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện – rút ghi nhớ.
 + Hoạt động cả lớp 
- Gọi HS đọc câu chuyện.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn.
+ GV nhận xét, chốt :
Kết luận: Khi đã là bạn bè, chúng ta cần biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn.
+ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 2: Hoạt động cá nhân :
- GV dán nội dung bài 2 lên bảng. 
-Y/cầu HS trao đổi nhóm hai về cách xử lí tình huống của mình. 
- Gọi HS lần lượt trình bày ý kiến của mình và giải thích lí do.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ : Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa ? Hãy kể một trường hợp cụ thể.
GV n/xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
Chúc mừng bạn.
An ủi động viên, giúp đỡ bạn.
Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
Khuyên ngăn bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điẻm và sửa chữa khuyết điểm.
Nhờ bạn bè, thầy cô giáo hoặc người lớn khuyên ngăn bạn.
+ 1 HS đọc câu chuyện trong SGK, cả lớp đọc thầm. 
– HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm bàn, trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc lại ghi nhớ .
- 1 HS đọc các tình huống.
- HS trao đổi nhóm hai.
- HS trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.
 4.Củng cố Dặn dò : Sưu tầm ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, .. về chủ đề tình bạn.
 ___________________________________________
TẬP ĐỌC: ( T17 )
Cái gì quý nhất ?
I. Mục đích yêu cầu:
 + Luyện đọc : Đọc lưu loát toàn bài, Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Đọc với giọng kể, đọc nhấn giọng ở những từ ngữ quan trọng trong ý kiến của từng nhân vật... Diễn tả sự tranh luận sôi nổi của 3 bạn: giọng giảng giải ôn tồn, chân tình và giàu sức thuyết phục của thầy giáo.
+ Hiểu các từ ngữ trong bài; phân biệt được nghĩa của hai từ: tranh luận, phân giải.
+ Nắm được vần đề tranh luận (cái gì quý nhất) và ý được khẳng định: người lao động là quý nhất.
II.Chuẩn bị:
	GV: Tranh minh hoạ đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định :
2 Bài cũ: Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài - Ghi đề.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
 Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Gôi HS khá đọc toàn bài.
GV chia đoạn: 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến sống được không?
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến phân giải.
+ Đoạn 3: Còn lại
 Cho HS đọc đoạn nối tiếp GV theo dõi kết hợp sửa sai, giảng một số từ khó trong bài.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
- Gọi HS đọc thể hiện.
- GV đọc mẫu toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
 - 1 HS đọc đoạn 1 : Từ đầu . Phân giải 
H: Theo Hùng, Quý, Nam, cái quý nhất trên đời là gì?
Hùng: Quý nhất là lúa gạo.
Quý: Vàng là quý nhất.
Nam: Thì giờ là quý nhất.
H: Lý lẽ mỗi bạn dưa ra để bảo vệ ý kiến của mình như thế nào?
Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người
Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
- Gọi HS đọc đoạn còn lại.
H: Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- Vì nếu không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị.
H: Theo em khi tranh luận, muốn thuyết phục người khác thì ý kiến đưa ra phải như thế nào? Thái độ tranh luận ra sao?
- Ý kiến mình đưa ra phải có khả năng thuyết phục đối tượng nghe, người nói phải có thái độ bình tĩnh, khiêm tốn...
H. Qua bài đọc giúp ta hiểu rõ thêm điều gì ?
GV hướng dẫn thêm:
Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
+ Lời dẫn chuyện cần đọc chậm, giọng kể.
+ Lời các nhân vật: đọc to, rõ ràng thể hiện sự khẳng định.
 - GV đọc mẫu đoạn.
- Cho HS luyện đọc trong nhóm. 
 Cho HS thi đọc (cho HS thi đọc phân vai)
- 1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm. 
- HS đọc nối tiếp (2 lần)
 - HS luyện đọc trong nhóm, sửa sai cho bạn, báo cáo, đọc thể hiện.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi, nhận xét bổ sung thêm.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi, trả lời câu hỏi
- HS nêu nội dung .
- HS luyện đọc trong nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm.
4. Củng cố Dặn dò: Về nhà luyện đọc bài nhiều lần, đọc trước bài mới.
________________________________________________
KỂ CHUYỆN: ( T9 )
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết kể kể lại một cảnh đẹp em đã tận mắt nhìn thấy cảnh đẹp ở địa phương em hoặc ở nơi khác.
- Rèn : Kĩ năng nói : 
 + Nhớ lại một chuyến đi thăm cảnh đẹp ở địa phương mình hoặc ở nơi khác. Biết sắp xếp các sự kiện thành một câu chuyện.
 + Lời kể rõ ràng tự nhiên ; biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động.
 Kĩ năng nghe : Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Bồi dưỡng lòng yêu thích đọc sách báo để trau dồi ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị:
	GV:Tranh ảnh một số cảnh đẹp ở địa phương, bảng phụ viết sẵn gợi ý 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ: - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện các em đã được nghe, được đọc nói về quan hệ giữa người với thiên nhiên - GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : H/dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV ghi đề bài lên bảng, gạch dưới những từ ngữ quan trọng.
Đề: Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương em hoặc nơi khác.
+ Cho HS đọc đề bài và gợi ý.
+ HS giới thiệu về câu chuyện sẽ kể.
Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện
a) Kể chuyện theo cặp.
- Yêu cầu HS kể theo cặp.
- GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn góp ý.
- Cho HS kể chuyện.
- GV nhận xét và khen những HS kể hay.
b) Thi kể chuyện trước lớp.
- Gọi HS xung phong kể chuyện trước lớp.
- GV n/xét cụ thể từng em về cách kể, dùng từ,ø đặt câu
- 2 HS lần lượt đọc đề bài
- HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mà mình sẽ kể.
- HS kể theo cặp, nhận xét góp ý cho nhau. Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của các bạn về chuyến đi.
- HS khác nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS lắng nghe.
- HS xung phong kể, lớp nhận xét.
3. Củng cố: - GV nhận xét tiết học, tuyên dương cá nhân học tốt.
4.Dặn dò:
 Dặn HS xem trước yêu cầu kể chuyện và trnh minh họa của tiết kể chuyện “Người đi săn và con nai” ở tuần sau.
TOÁN:( T41 )
 Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm vững cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân trong trường hợp đơn giản.
- Luyện kỹ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- HS có ý thức trình bày bài sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị : GV: Nội dung bài dạy.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định: 
2. Bài cũ: gọi 2 em lên bảng làm bài tâp 
3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập.
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu bài 1.
H. Đểà thực hiện bài tập em làm như thế nào?
- Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển, sau đó viết dưới dạng số thập phân.
- GV nhận xét, chốt : 
Bài 2: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
- HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV hướng dẫn những H S còn yếu từng bước:
Bước 1: 315cm = 300cm + 15cm
 = 3m 15cm
Bước 2 : 3m 15 cm = 3m Bước 3: 3m = 3,15m
 Vậy 315cm = 3,15cm
- Cho HS tự làm các phần còn lại.
- Lần lượt một số em lên sửa bài.
- GV nhận xét, sửa bài.
234cm = 2,34 m ; 506 cm = 5,06 m ; 34dm = 3,4 m
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài tập.
+ GV cho HS tự làm cá nhân. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
 Gọi HS lên sửa bài, nhận xét, chốt :
3km 245m = 3,245 km ; 5 km 34m = 5,034 km 
307m = 0,307 km
Bài 4: Cho HS thảo luận cách làm bài 4. 
HS làm bài còn lại trên bảng nhóm.
+ GV theo dõi, giúp đỡ. Thu bài chấm - nhận xét.
1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
- 1-2 HS nêu cách làm.
-HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài.
1 - 2 HS đọc nêu yêu cầu.
 - 1-2 HS nêu cách làm.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài. 
- Lớp nhận xét, sửa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân vào vở.
- Lần lượt lên sửa bài 
- Lớp nhận xét, sửa bài
- HS thảo luận nhóm bàn nêu cách làm bài 4. 
- Làm bài vào bảng nhóm.
- Đại diện một số nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
3.Củng cố Dặn dò: Xem lại bài, làm bài vở bài tập. 
__________________________________________
 ... ùi phía Bắc : Mèo, Dao, Thái, Mường, Tày, 
- Dân tộc Tây Nguyên : Mạ, Gia-rai, Ê-đê,
->Việt Nam là nước có nhiều dân tộc.
 HĐ2 : Tìm hiểu về mật độ dân số :
- Yêu cầu HS đọc bảng số liệu trong sách giáo khoa.
- Thảo luận theo bàn, nội dung :
H: Mật độ dân số là gì ? So sánh mật độ dân số nước ta với mật độ dân số trung bình trên thế giới và mật độ dân sốá Trung Quốc.
H: Địa phương em đang sống có mật độ dân số như thế nào ?
+ Yêu cầu HS trình bày, tổng hợp các ý kiến , chốt :
- Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1 kilômét vuông.(Lấy số người / diện tích)
- Mật độ dân số nước ta cao. (220 người / kilômét vuông)
- Mật độ dân số nước ta cao hơn 5 lần mật độ dân số trung bình trên thế giới, gần gấp 2 lần mật độ dân số Trung Quốc.Điều đó cho thấy.
- > Việt Nam là nước đất chật, người đông.
	Di Linh là nơi có mật độ dân không cao.
HĐ3 : Tìm hiểu về sự phân bố dân cư ở nước ta :
+ Yêu cầu HS quan sát lược đồ :”Mật độ dân cư.
H: Dân số nước ta tập trung đông đúc ở vùng nào ? Vùng nào dân cư thưa thớt ?
H: Kết luận về sự phân bố dân cư ở nước ta?
- Tổ chức cho học sinh trình bày, tổng hợp các ý kiến:
- Dân số nước ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, thành phố => Ở đồng bằng đất chật, người đông, thừa sức lao động.
- Miền núi đất rộng, nhiều tài nguyên => thiếu sức lao động.
- Nước ta cần có kế hoạch điều chỉnh dân cư giữa các vùng.
 -> Dân cư nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn.
Đọc thầm nội dung sách giáo khoa. Làm bài tập vào giấy.
Đọc kết quả bài làm, nhận xét, bổ sung.
2 – 3 em nhắc lại.
1 – 2 em đọc bảng số liệu sách giáo khoa. Thực hiện thảo luận nhóm bàn, cử ghi kết quả.
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
2 – 3 em nhắc lại
Quan sát lược đồ.
2 - 3 em trình bày.
2 em nhắc lại.
4. Củng cố: Yêu cầu học sinh nêu ghi nhớ sách giáo khoa.
5. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
__________________________________________________
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : ( T18 )
Đại từ
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được những khái niệm cơ bản về đại từ.
- Nhận biết được đại từ trong các đoạn thơ, đoạn văn; bước đầu biết sử dụng từ thích hợp thay thế danh từ bị lặp nhiều lần trong một văn bản ngắn.
- Giáo dục HS luôn dùng từ đúng ngữ pháp khi nói, viết để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn để hướng dẫn HS nhận xét.
	 Giấy khổ to viết sẵn câu chuyện “Con chuột tham lam”.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định : 
2. Bài cũ : 3 HS đọc đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê emhoặc nơi em sinh sống.
- HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu : Phần nhận xét.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV yêu cầu : Em hãy chỉ rõ từ tớ, cậu trong câu a, từ nó trong câu b được dùng làm gì ?
- Tổ chức làm bài, trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, GV chốt ý đúng.
Trong đoạn a: Các từ tớ, cậu dùng để xưng hô tớ – chỉ ngôi thức nhất, tự xưng mình; cậu – chỉ ngôi thứ hai, người đang nói chuyện với mình.
Trong đoạn b: Từ nó dùng thay thế cho từ chích bông (nó chỉ ngôi thứ ba, là người hoặc vật mình nói đến không ngay trước mặt)
GV: Những từ trên thay thế cho danh từ cho khỏi lặp lại. Những từ đó gọi là đại từ.
- HS đọc bài tập 2.(tiến hành tương tự như bài tập 1)
a/ Đoạn a: Cách dùng từ vậy giống cách dùng nêu ở bài tập 1 là từ vậy thay thế cho từ thích (tính từ) để khỏi lặp lại từ đó.
b/ Đoạn b: Từ thế giống cách dùng ở bài tập 1 là từ thế thay thế cho từ quý (động từ) để khỏi lặp lại từ đó.
GV: Những từ in đậm ở hai đoạn vẫn được dùng thay thế cho động từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy; chúng cũng được gọi là đại từ.
H: Những từ in đậm trong câu được dùng làm gì ?
H: Những từ dùng thay thế ấy gọi tên là gì ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT1.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1. 
- GV yêu cầu : + Đọc các đoạn thơ của Tố Hữu.
+ Chỉ rõ những từ in đậm trong đoạn thơ chỉ ai ?
+ Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ điều gì ?
- HS làm việc cá nhân.
- Tổ chức trình bày kết quả.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng :
* Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh
* Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ quý trọng, kính mến Bác
HĐ3: Hướng dẫn HS làm BT2 ( Tương tự bài tập 1)
- GV chốt lời giải đúng : Đại từ trong khổ thơ này là: mày, ông, tôi, nó.
HĐ4: Hướng dẫn HS làm BT3 
- HS đọc yêu cầu bài tập .
- GV yêu cầu : + Đọc lại câu chuyện vui.
+ Tìm đại từ thích hợp thay cho danh từ chỉ chuột.
+ Chỉ thay đại từ ở câu 4, 5 không nên thay ở tất cả các câu vì nếu thay ở tất cả các câu thì đại từ em dùng để thay sẽ bị lặp lại nhiều lần.
- HS làm việc (GV dán lên bảng lớp tờ giấy khổ to đã viết sẵn câu chuyện)
- GV nhận xét, chốt: thay đại từ nó vào câu 4, 5; câu chuyện sẽ hay hơn.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS làm bài cá nhân.
- 1 - 2 HS phát biểu
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài 2.
- HS thực hành làm bài, trình bày, n/xét.
- Dùng để thay thế cho danh từ, đại từ, tính từ trong câu cho khỏi lặp lại các từ ấy.
 - Gọi là đại từ.
 - 4 - 5 HS đọc ghi nhớ.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS lắng nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài
- Lớp theo dõi nhận xét.
4. Củng cố: - HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ về đại từ. 
5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập vào vở, chuẩn bị bài sau : Ôn tập.
_________________________________________
Củng cố toán
I/ Mục tiêu:
Củng cố cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân
Nắm được cách đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé và ngược lại
II/ Các hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: HS làm bài vào vở
HS đổi từ 2 tên đơn vị thành 1 tên đơn vị
* Bài 2: HS lên bảng làm bài
* Bài 3: HS quan sát tranh và nêu tên các loài động vật có trong tranh
GV hướng dẫn HS điền số liệu vào bảng
GV chữa bài và nhận xét 
Cả lớp làm bài vào vở
HS đọc kết quả
4 em lên bảng làm bài
HS quan sát tranh và thảo luận
Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
Củng cố tiếng việt
I/ Mục đích yêu cầu
Giúp HS củng cố về đại từ.
HS biết phân biệt và tìm đại từ, vận dụng vào đặt câu
II/ Các hoạt động dạy học 
Ổn định lớp
Hướng dẫn HS làm bài tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: 
Gọi HS đọc đoạn thơ trang 60,61 và trả lời câu hỏi
Các từ in đậm được chỉ ai?
Những từ đó viết hoa nhằm biểu lộ điều gì?
* Bài 2: 
Gọi HS đọc bài ca dao
Tìm đại từ trong bài
* Bài 3: 
Gọi HS đọc mẫu chuyện
HS thảo luận nhóm 4 tìm từ bị lặp nhiều lần
2 HS đọc, lớp đọc thầm
HS thảo luận nhóm đôi và trình bày kết quả
 - HS đọc, lớp đọc thầm.
HS tìm ra từ 
Lớp nhận xét, bổ sung
2 HS đọc
lớp thảo luận nhóm
cử đại diện lên trình bày kết quả
3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học
Sinh hoạt lớp tuần 9
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 9:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ.
- GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Linh, Thảo Nhi, Trân , . . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm 10”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: Hải, Khánh, Hổ
- Tham gia kiểm tra chất lượng hiệu quả tương đối cao.
d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
2 .Kế hoạch tuần 10:
 - Học chương trình tuần 10.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
- Luyện tập đội , kỹ năng đội viên, thực hiện nghi lễ chào cờ trực tuần đạt hiệu quả cao.
Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ, vệ sinh trường, lớp sạch sẽ
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia an toàn giao thông nghiêm túc.
****************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctron bo lop 5 moi(4).doc